Một số hình thức ngoại khóa

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP, kĩ THUẬT dạy học mới để tạo HỨNG THÚ CHO học SINH KHI học PHẦN văn học dân GIAN VIỆT NAM (Trang 36 - 41)

2.2.2 .VHDG và môi trường văn hóa, xã hội xưa và nay

4. Hoạt động ngoại khóa

4.2. Một số hình thức ngoại khóa

4.2.1. Câu lạc bộ văn học dân gian

Câu lạc bộ văn học dân gian có thể được tổ chức dưới nhiều dạng như sân khấu hóa, thi sáng tác, thi vẽ tranh, thiết kế thời trang nhân vật VHDG , tổ chức đội chơi, ... Có thể chọn tổ chức đội chơi và lồng ghép trong đó sân khấu hóa dân gian, thi sáng tác. Cách thức tiến hành như sau:

* Chuẩn bị:

- Địa điểm: Hội trường hoặc sân trường.

- Đội chơi: Chọn 3 đội chơi từ các lớp khối C, D. Số lượng thành viên mỗi đội 8 em. Các đội tự đặt tên cho đội mình hoặc gọi theo đơn vị lớp

- GV: Chuẩn bị chương trình, cơ sở vật chất, hướng dẫn đội chơi. - HS chuẩn bị: Thành lập đội tuyển, tổ chức tập luyện.

Các lớp không tham gia chơi chuẩn bị các tiết mục văn nghệ: Mỗi lớp 1 tiết mục như hát dân ca ba miền, hát, nhảy... những bài hát lấy chất liệu văn hóa dân gian. Các tiết mục được duyệt trước để chọn lọc.

* Tổ chức thực hiện:

Các đội bắt thăm thứ tự chơi - PHẦN CHÀO HỎI

+ Thể lệ: Các đội ra chào khán giả dưới hình thức: Bài vè, kể chuyện cổ tích về lớp mình, hát đối, tiểu phẩm hài hước….

+ Yêu cầu : Giới thiệu về trường, lớp, các thành viên, cuộc thi…. + Thời gian: 5 phút

+ Chấm điểm: Tối đa 10, giám khảo cho điểm công khai. - PHẦN NĂNG KHIẾU

+ Thể lệ: Dàn dựng các trích đoạn trong tác phẩm văn học dân gian cả trong và ngoài chương trình như Tấm Cám, Nhưng nó phải bằng hai mày, Xã trưởng mẹ Đốp (Quan Âm Thị Kính), Đánh ghen (Nghêu, Sò, ốc, Hến); Kể chuyện cổ tích có minh họa; Hát dân ca, chèo…

+ Phạm vi: VHDG trong và ngoài nước + Thời gian: Không quá 10 phút

+ Chấm điểm: Tối đa 20 điểm, GK cho điểm với các yêu cầu hóa trang, diễn xuất, giọng hát, nội dung ý nghĩa...

- PHẦN KIẾN THỨC + Hình thức: Trả lời câu hỏi

Luật chơi: Có 3 gói câu hỏi, mỗi gói có 10 câu, các đội cử đại diện bốc thăm để chọn gói câu hỏi của đội mình. MC đọc câu hỏi, cả đội thảo luận sau đó cử 1 đại diện đưa ra câu trả lời. Thời gian suy nghĩ không quá 30 giây. Nếu hết thời gian mà đội chơi không trả lời được, đội chơi còn lại được phép giơ tay giành quyền trả lời theo hướng dẫn của người MC. Nếu có người bên ngoài nhắc câu trả lời thì câu hỏi đó bị hủy và được thay bằng câu hỏi khác. Mỗi câu đúng được 2 điểm.

+ Phạm vi: Các câu hỏi liên quan đến các vấn đề về văn học dân gian, văn hóa tín ngưỡng dân gian.

+ Thời gian: Không quá 1 phút cho mỗi gói câu hỏi. Các đội lần lượt tham gia trả lời các gói câu hỏi.

+ Chấm điểm: Mỗi câu đúng được 2 điểm. Tổng phần thi kiến thức là 20 điểm.

* PHẦN THI CHO KHÁN GIẢ: Chuẩn bị 1 số câu hỏi và 10 phần quà cho khán giả. Ngoài ra những câu hỏi thuộc phần thi kiến thức nếu các đội không trả lời được, có thể hỏi khán giả.

Lưu ý: Giữa các phần thi xen kẽ các tiết mục văn nghệ * TỔNG KẾT TRAO GIẢI

- Tập thể:

+ 1 giải nhất : Phần thưởng trị giá: ... + 1 giải nhì: Phần thưởng trị giá:... + 2 giải ba: Phần thưởng trị giá:...

- Cá nhân:

+ Diễn xuất hay nhất: Phần thưởng trị giá...

4.2.2. Tổ chức tham quan trải nghiệm

Để hiểu đúng giá trị tác phẩm VHDG, cần phải đặt nó trong môi trường lịch sử văn hóa được hình thành, lưu truyền, biến đổi. Đo điều kiện về thời gian, kinh phí, khoảng cách địa lí nên không dễ gì cho HS tham quan trải nghiệm hết các di sản có liên quan đến VHDG.

Đối với những di sản không thể tổ chức cho HS tham quan, GV có thể hướng dẫn các em tìm hiểu qua báo chí, phim ảnh, tư liệu trên mạng internet. Ví dụ như lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên; di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội; phong tục tập quán của người Thái ở Tây Bắc, quan họ Bắc Ninh...

Còn với những di sản ở nội huyện hoặc nội tỉnh, tổ chuyên môn có thể làm tờ trình xin hỗ trợ kinh phí để tổ chức cho các em HS khối 10 trực tiếp tham quan. Trong các năm vừa qua, trường chúng tôi đã tổ chức cho các em tham quan 2 di sản gắn liền với VHDG đó là di tích đền Cuông nằm trên núi Mộ Dạ, xã Diễn An, huyện Diễn Châu và tham dự lễ hội Làng Sen tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Sau đây là những lưu ý khi thực hiện:

- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân

+ Nhóm chuyên môn trình kế hoạch tổng hợp và dự trù kinh phí hoạt động trải nghiệm lên Ban giám hiệu duyệt và Hiệu trưởng ra quyết định cho tổ, nhóm chuyên môn tổ chức hoạt động trải nghiệm.

+ Phối hợp với phụ huynh thông qua chi hội trưởng các lớp. Chi hội trưởng là những người đứng ra tổ chức kêu gọi sự đồng thuận của phụ huynh và cùng phụ huynh ký cam kết tham gia trên tinh thần tự nguyện tích cực. Với sự giúp đỡ của phụ huynh các em HS tham gia hoạt động trải nghiệm vui vẻ, thoải mái, xác định học để biết, học để hiểu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

+ Phối hợp với Đoàn thanh niên trong quản lý HS. Đây là tổ chức quan trọng trong việc chỉ đạo quản lý và hướng dẫn các em học tập một cách nghiêm túc có trách nhiệm theo tiêu chí của đoàn viên, thanh niên.

+ Phối hợp với GV chủ nhiệm trong việc hướng dẫn HS chuẩn bị tốt cho hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu của nhóm chuyên môn. GV chủ nhiệm là người gần gũi và hiểu HS của mình nhất vì thế GV chủ nhiệm vào cuộc HS sẽ thực hiện một cách nghiêm túc.

+ Phối hợp với trưởng ban quản lý di sản và hướng dẫn viên trong hoạt động trải nghiệm. Nhóm chuyên môn phải cử người liên hệ, gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người phụ trách chính hoặc người được ủy quyền về mục đích, yêu cầu, nội dung và thời gian trải nghiệm. Có thể đưa cho người phụ trách một bản sao kế hoạch tham quan để họ bố trí và chuẩn bị chu đáo cho buổi tham quan,lập bản hợp đồng tham quan. Liên hệ trước buổi tham quan khoảng 2 - 3 tuần với quản lý di sản và hướng dẫn viên để họ có thời gian chuẩn và kế hoạch chuẩn bị.

- Yêu cầu với HS

+ Chuẩn bị: Giấy bút, máy ảnh, máy ghi âm, điện thoại thông minh…

+ Tìm hiểu trước một số thông tin về di sản văn hóa địa phương trên Internet hoặc tài liệu tham khảo; tự túc về nước uống, tư trang…

+ Tập trung đúng giờ, ăn mặc đồng phục của nhà trường, tập trung tại trường và đi theo hướng dẫn của GV phụ trách đến địa điểm trải nghiệm.

+ Nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung trải nghiệm và cách thức thu thập thông tin trong buổi trải nghiệm (quan sát, phỏng vấn, người hướng dẫn, du khách ...).

+ Chú ý giữ gìn trật tự, vệ sinh và an toàn trong quá trình trải nghiệm. + Ghi chép, lưu giữ lại thông tin thu thập được trong buổi trải nghiệm. + Khi tham gia trải nghiệm không tự ý tách đoàn khi chưa được phép, không la cà hoặc có những hành vi trái với quy định của buổi học tập trải nghiệm…

Như vậy, khi có đủ các điều kiện trên thì tổ chức tham quan để tạo cơ hội cho HS tiếp cận với thực tiễn di sản văn hóa; được mắt thấy tai nghe và hiểu rõ hơn những di sản ấy mà HS mới được tìm hiểu qua sách vở hoặc các phương tiện thông tin đại chúng từ đó hiểu rõ hơn về đặc trưng của VHDG.

Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày cụ thể trong sáng kiến “Tổ chức hoạt

động trải nghiệm cho HS lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ” được sở GD & ĐT công nhận năm học 2020 – 2021. Quý thầy cô có

thể tham khảo thêm.

4.2.3. Sưu tầm VHDG địa phương

Hoạt động này là sự vận dụng phương pháp dạy học dự án. VHDG vốn có tính địa phương. Mỗi địa phương đều lưu giữ kho tàng VHDG của riêng mình. Tuy

nhiên, kho tàng đó đang nằm trong kí ức của nhân dân, của các cụ già, của các bà các mẹ. Việc tổ chức dự án sưu tầm VHDG địa phương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với HS, các em được tiếp cận bài học gắn với thực tế cuộc sống, có điều kiện để thể hiện tư tưởng, tình cảm, năng lực… trong nhiều hoạt động mới mẻ, người học chuyển từ thụ động ghi nhớ, lặp lại sang chủ động khám phá, tích hợp và trình bày, chuyển từ nghe và đáp ứng sang truyền đạt và dám chịu trách nhiệm, chuyển từ phụ thuộc vào GV sang chủ động tổ chức. Thông qua dự án, HS được rèn luyện để trở thành một người làm việc độc lập, có kĩ năng nghiên cứu khoa học và kĩ năng tự học suốt đời. HS trong lớp, trong khối có điều kiện để chia sẻ, trao đổi, tranh luận... gắn kết và chịu trách nhiệm cùng tập thể. Hoạt động này cũng giúp HS khám phá về văn hóa để càng thêm hiểu, thêm yêu quê hương mình.

Quá trình thực hiện dự án tiến hành như sau:

- Chọn đề tài và xác định mục đích: Trong các thể loại VHDG thì ca dao và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian nhiều nhất nên có thể lựa chọn 2 thể loại này để HS sưu tầm.

- Chia nhóm dựa trên sự phù hợp về nơi cư trú, phương tiện đi lại, sở trường... Ví dụ:

+ Nhóm ghi chép: Chịu trách nhiệm tìm hiểu VHDG địa phương.

+ Nhóm biên tập: Các HS có sự sắc sảo trong việc thẩm định để lựa chọn tác phẩm có giá trị và phân loại.

+ Nhóm công nghệ thông tin: Gồm các HS có thế mạnh về công nghệ thông tin để đánh máy, thiết kế bìa để in thành sách.

Trong đó nhóm ghi chép cần số lượng thành viên nhiều nhất và tiếp tục được chia nhỏ. Ví dụ các HS ở 1 hay 2 xã lân cận là 1 nhóm nhỏ để dễ dàng đi lại.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện: Xác định những việc cần làm, thời gian, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. Ví dụ nhóm ghi chép sẽ đi gặp các cụ già trong xóm, làng để trò chuyện, đến phòng văn hóa của ủy ban xã, huyện để mượn các tư liệu, đến các di tích tìm hiểu vì các di tích thường gắn liều nhiều câu chuyện truyền thuyết. Quá trình đó có chụp ảnh, ghi âm, ghi chép. Nhóm biên tập tập hợp lại, chọn lọc và phân loại sau đó gửi nhóm công nghệ thông tin đánh máy.

- Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đề ra. Các nhóm có thể linh hoạt hỗ trợ lẫn nhau. GV bám sát để hỗ trọ khi cần thiết.

- Hoàn thiện và công bố sản phẩm: Sản phẩm hoàn thiện là cuốn sách mang tên Kho tàng VHDG huyện... (Tên huyện). Cuốn sách sẽ được lưu lại tại phòng truyền thống của trường và làm tư liệu dạy học văn học địa phương.

- Đánh giá dự án: HS và GV đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được để rút ra bài học cho việc thực hiện các dự án tiếp theo.

Chương trình giáo dục mới dành 105 tiết cho dạy học chương trình địa phương. Theo chúng tôi đây sẽ là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực to lớn không chỉ đối với hiện tại mà với cả tương lai lâu dài.

(Phụ lục 12: Một số trang trong Cuốn chúng em và VHDG)

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP, kĩ THUẬT dạy học mới để tạo HỨNG THÚ CHO học SINH KHI học PHẦN văn học dân GIAN VIỆT NAM (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)