2.2.2 .VHDG và môi trường văn hóa, xã hội xưa và nay
5. Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra để đánh giá đúng được năng lực học tập của từng đối tượng HS là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học môn Ngữ Văn trong đó có VHDG nói riêng. Trước yêu cầu của việc đổi mới chương trình sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn hiện nay thì vấn đề đặt ra là phải đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết nhằm loại bỏ kiểu học tủ, học vẹt, học theo văn mẫu của HS vẫn thường diễn ra từ trước. Kiểm tra đánh giá phải làm sao để HS hào hứng với việc học và muốn thể hiện mình chứ không phải khiến các em mệt mỏi chán nản, đối phó.
Từ trước đến nay GV thường đánh giá HS sau khi học xong phần VHDG bằng bài kiểm tra 15 phút, hình thức tự luận. Theo chúng tôi, GV nên mở rộng hình thức kiểm tra đánh giá. Trước khi bắt đầu phần VHDG, GV nói cho cho HS biết kết quả học tập của các em sẽ được đánh giá bằng nhiều cách khác nhau chứ không nhất thiết là bài viết. Đó là đánh giá trên các phương diện:
- Thái độ học tập: Chiếm 50% điểm số. Trong quá trình học, các em tham gia đầy đủ, chăm chú, tinh thần xây dựng bài, tinh thần hợp tác tốt sẽ được điểm tối đa. - Sản phẩm quá trình học tập: Trong quá trình học toàn bộ phần VHDG, các em có 1 trong các sản phẩm sau sẽ được đánh giá 50% số điểm còn lại:
+ Tham gia 1 hoạt động GV tổ chức trên lớp như tham gia diễn xướng VHDG, tham gia vào 1 khâu trong quá trình sáng tác tập thể, tham gia đóng vai nhân vật VHDG, tham gia các trò chơi...
+ Thơ, truyện, tranh vẽ, thiết kế thời trang ... liên quan VHDG
+ Tham gia đội chơi VHDG trong hoạt động ngoại khóa, tham gia nhóm dự án sưu tầm VHDG địa phương.
Tùy mức độ, hiệu quả của hoạt động để GV cho điểm. Trong quá trình dạy, GV cũng cần có sự ghi chép để làm căn cứ đánh giá công bằng, tạo động lực cho HS trong quá trình học tập lâu dài.