Kết quả Bảng 4.3. cũng cho thấy có sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh giữa chó ngoại và chó nội (P < 0,05). Chó ngoại có tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus cao (12,02%), chó nội có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn (5,78%). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004); Tô Dung và Xuân Giao (2006). Nhóm chó nội có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn theo chúng tôi là do nhóm chó nội là giống chó bản địa có sức đề kháng tốt thích nghi với môi trường và điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Mặt khác do giá trị kinh tế của chó nội thường thấp hơn chó ngoại, ý thức phòng bệnh và chữa bệnh đối với những gia đình nuôi nhóm này không cao nên có thể chó nội mắc bệnh nhưng không được đưa đến khám và điều trị. Nhóm chó ngoại mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn rõ rệt do số lượng chó ngoại đưa đến khám nhiều hơn bởi nhu cầu nuôi chó ở thành phố đa phần là nhóm chó cảnh. Đồng thời, chó ngoại có sức đề kháng kém với nhiệt độ môi trường và các điều kiện ngoại cảnh nên đây là điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập và gây bệnh.
Tỷ lệ tử vong không có sự sai khác giữa nhóm chó nội và nhóm chó ngoại (P > 0,05). Nhóm chó nội có tỷ lệ tử vong thấp hơn chó ngoại. Trong nhóm chó nội chó Phú Quốc có tỷ lệ tử vong cao hơn chó Vàng (chó Vàng 10%; chó Phú Quốc 14,29%). Trong nhóm chó ngoại chó Doberman có tỷ lệ tử vong cao nhất (22,73%), chó nhật có tỷ lệ tử vong thấp nhất (14,71%).
4.2.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi
Kết quả thu được thể hiện qua Bảng 4.4.
Bảng 4.4. và Hình 4.4. chúng ta thấy Chó từ 6 – 12 tuần tuổi mắc bệnh với tỷ lệ cao chiếm 16,42%, tiếp đến là chó từ 12 – 24 tuần tuổi chiếm 10,15%; chó nhỏ hơn 6 tuần tuổi chiếm 7,92%, chó lớn hơn 24 tuần tuổi có tỷ lệ mắc thấp
5,65%. Như vậy có sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus theo các lứa tuổi
(P < 0,05) vì qua thòi gian lứa tuổi càng cao hệ miễn chịch của chó càng hoàn thiện hơn nên khả năng mắc bệnh từ đó có sự thay đổi. Kết quả khảo sát tỷ lệ chó
mắc bệnh do Parvovirus theo tuổi, chúng tôi nhận thấy chó bệnh chủ yếu dưới 6
tháng tuổi. Điều này phù hợp với nhận định của nhiều nhà khoa học chó mắc bệnh cao nhất vào khoảng 6 tuần đến 6 tháng tuổi (Trần Thanh Phong, 1996; Simpson,1996; Morailon, 1993).
Bảng 4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi Tuổi (tuần) Tuổi (tuần) Số chó khảo sát (con) Số chó mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Số chó chết (con) Tỷ lệ tử vong (%) Nhỏ hơn 6 Từ 6 đến 12 Trên 12 đến 24 Trên 24 518 865 671 354 41 142 68 20 7,92 16,42 10,15 5,65 10 27 11 2 24,39 19,01 16,18 10 Tổng 2408 271 11,26 50 18,45 Hình 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của chó do Parvovirus theo lứa tuổi
Sở dĩ có tỷ lệ mắc bệnh sai khác như vậy giữa các độ tuổi ở chó, theo chúng tôi là chó dưới 6 tuần tuổi vẫn còn trong thời kỳ bú sữa mẹ, được nhận miễn dịch thụ động từ sữa đầu của chó mẹ. Chó mẹ có thể hình thành kháng thể qua nhiễm từ tự nhiên hoặc được tiêm phòng vaccine phòng bệnh. Lượng kháng thể này sẽ giảm dần dưới mức bảo hộ nếu chó không được tiêm phòng bệnh kịp thời thì chúng rất dễ bị mắc bệnh. Đồng thời chó con giai đoạn chỉ bú sữa mẹ chưa tập ăn ngoài nên ít bị rối loạn tiêu hoá, mắc bệnh giun sán.
Những chó ở giai đoạn 6 tuần tuổi đến 24 tuần tuổi là giai đoạn chó chịu tác động bất lợi của nhiều sự biến đổi: hàm lượng kháng thể thụ động giảm dần
rồi mất hẳn, chó bắt đầu cai sữa mẹ tập quen dần với thức ăn mới, hệ tiêu hoá bắt đầu có những biến đổi để thích nghi. Những yếu tố trên ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng nên mầm bệnh rất dễ xâm nhập và phát triển.
Đối với chó trên 6 tháng tuổi đã trưởng thành về thể vóc, các cơ quan phát triển toàn diện có sức đề kháng cao, ít chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh nên tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn.
Tỷ lệ tử vong ở chó mắc bệnh do Parvovirus không có sự sai khác giữa
các lứa tuổi (P > 0,05).
4.2.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo mùa
Kết quả khảo sát được trình bày ở Bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo mùa
Mùa vụ Số chó khảo sát (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con chết (con) Tỷ lệ tử vong (%) Xuân (tháng 2 - 4) 569 65 11,39 12 18,46 Hè (tháng 5 - 7) 677 89 13,16 15 16,85 Thu (tháng 8 – 10) 584 55 9,41 9 16,36 Đông (tháng 11-1) 578 62 10,75 11 17,74 Tổng 2408 271 11,26 47 17,34
Hình 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của chó mắc bệnh do Parvovirus theo mùa
bệnh do Parvovirus theo mùa ( P < 0,05). Mùa hè tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus cao nhất (chiếm 13,16%) sau đó là mùa xuân (chiếm 11,39%) và mùa đông (chiếm
10,75%). Mùa thu tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus thấp nhất (chiếm 9,41%). Kết quả
nghiên cứu này cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012)
cho rằng bệnh do Parvovirus ở chó xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa hè.
Theo chúng tôi mùa hè nhiệt độ cao làm cho con vật stress nhiệt, làm giảm sức đề kháng. Nhiệt độ nóng, ẩm còn là điều kiện thuận lợi cho virus tăng về số lượng, độc lực, phát triển và dễ dàng phân tán trong môi trường. Mùa thu thời tiết khô, ấm áp phù hợp với đặc điểm sinh lý của vật nuôi. Do đó mà ở mùa này tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus thấp nhất. Ngoài ra với thời tiết lạnh cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con vật làm sức đề kháng của chúng giảm sút, khả năng đáp ứng miễn dịch thấp cũng là một điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho con vật. Như vậy người chăm sóc khuyển cảnh cần chú ý tới những thay đổi của thời tiết để có biện pháp phòng bệnh tích cực.
4.2.4. Tỷ lệ mắc bệnh giữa chó đã được tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng
Kết quả được trình bày ở Bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus ở chó chưa được tiêm phòng và chó được tiêm phòng Chó điều tra Số chó khảo sát (con) Số chó mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số chó chết (con) Tỷ lệ tử vong (%) Chưa tiêm phòng Tiêm phòng mũi 1 Tiêm phòng mũi 2 723 787 898 163 78 30 22,54 9,92 3,34 37 10 3 22,70 12,82 10 Tổng 2408 271 11,25 50 18,45
. Qua Bảng 4.6. và Hình 4.6. cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh và
tỷ lệ tử vong giữa chó đã được tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng (P < 0,05), chó chưa được tiêm phòng có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao (chiếm 22,54% và 22,70%), tiếp đó là chó mới được tiêm phòng một mũi (chiếm 9,92% và 12,82%), chó được tiêm đủ 2 mũi vaccine có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong thấp (chiếm 3,03% và 10%). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận định của Sử Thanh Long và cs. (2014). Sở dĩ có sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh giữa chó chưa được tiêm phòng với chó đã được tiêm phòng là do hầu hết chó mắc bệnh
đưa đến khám và điều trị đều chưa được tiêm phòng vaccine hoặc tiêm phòng không đầy đủ. Điều này cho thấy ý thức của người dân trong việc phòng bệnh cho chó chưa cao.
Hình 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong giữa chó tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng vaccine
Có 12,82% chó đã được tiêm phòng mũi 1 và 10% số chó đã được tiêm phòng mũi 2 nhưng vẫn mắc bệnh. Theo chúng tôi chó đã được tiêm phòng nhưng vẫn mắc bệnh có thể là do tiêm phòng chưa đúng cách hoặc do người tiêm phòng vaccine không đầy đủ cho chó, do tiêm vaccine không đúng quy trình, do quá trình bảo quản và vận chuyển vaccine không đúng cách làm vaccine mất hiệu lực, do sức đề kháng của từng cá thể chó khác nhau, do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng của chủ vật nuôi. Mặt khác một số chủ nhà tự động mua vaccine về để tiêm do vậy vaxin không được bảo quản tốt có thể làm cho vaccine không có hiệu lực ... Đối với những chó đã được
tiêm phòng đủ 2 mũi thì ít bị mắc bệnh. Trong khi đó Ling et al. (2012) cho
biết chó vẫn mắc bệnh và chết do Parvovirus là 3,3% mặc dù đã được tiêm
phòng đủ trong vòng 12 tháng.
Chó chưa được tiêm phòng có tỷ lệ tử vong cao là do cơ thể chó chưa có kháng thể (hoặc có nhưng chưa đủ lớn), khi mầm bệnh Parvovivus xâm nhập vào cơ thể virus nhân lên về số lượng, tăng lên về động lực làm con vật suy giảm sức đề kháng dẫn đến chết cao. Chó được tiêm phòng đủ 2 mũi có tỷ lệ tử vong thấp là do trong cơ thể chó đã có sẵn lượng kháng thể,
đủ để trung hòa một phần virus xâm nhập vào cơ thể, ức chế sự sinh trưởng phát triển của chúng.
Kết quả khảo sát cho thấy việc tiêm phòng vaccine là hiệu quả, đối với những chó đã được tiêm phòng vaccine nguy cơ mắc bệnh và chết thấp thấp.
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU Ở CHÓ MẮC BỆNH DO PARVOVIRUS
4.3.1. Các chỉ tiêu hồng cầu chó khỏe và chó mắc bệnh do Parvovirus
Kết quả được trình bày ở Bảng 4.7, 4.8, 4.9
Bảng 4.7. Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu ở chó mắc bệnh do Parvovirus
Chỉ tiêu theo dõi
Chó khoẻ (n = 20)
Chó mắc bệnh (n = 20)
X mx X mx
Số lượng hồng cầu (Tera/L) 6,54 0,22 4,17 0,11**
Hàm lượng huyết sắc tố (g/dL) 14,84 0,41 10,24 0,35**
Tỷ khối hồng cầu (%) 36,89 0,82 31,13 0,75**
Ghi chú:** là biểu thị cho sai khác có ý nghĩa thống kê giữa số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu giữa chó mắc bệnh do Parvovirus và chó khỏe với α < 0,01, n= 20
Hình 4.8. Hàm lượng huyết sắc tố ở chó khỏe và chó mắc bệnh (g/dL)
Hình 4.9. Tỷ khối hồng cầu ở chó mắc bệnh do Parvovirus và chó khỏe (%)
chó khoẻ mạnh là 6,54 0,22 Tera/L. Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997) số lượng hồng cầu bình quân của chó khoẻ mạnh dao động từ 5 - 8 Tera/L, còn theo Vũ Như Quán (2012) số lượng hồng cầu bình quân của chó khoẻ mạnh dao động từ 5,5 – 8,5 Tera/L. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả trên.
Khi chó mắc bệnh do Parvovirus, tùy theo từng giai đoạn phát triển của
bệnh mà số lượng hồng cầu/L có sự thay đổi. Kết quả nghiên cứu trên 20 con chó
mắc Parvovirus số lượng hồng cầu dao động từ 4,17 0,11 Tera/L, giảm 2,4
Tera/L so với chó khoẻ với P < 0,01. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Trần Anh Đào và cs. (2010) chó mắc bệnh do
Parvovirus có lượng hồng cầu giảm hơn so với chó khỏe mạnh.
Theo chúng tôi, khi chó mắc bệnh do Parvovirus số lượng hồng cầu giảm
do khi bị bệnh con vật bị mất máu, hồng cầu bị phá vỡ do virus tấn công vào các tế bào gây xuất huyết, có trường hợp nặng chó bệnh nôn ra máu, tiêu chảy ra máu dẫn đến số lượng hồng cầu giảm mạnh.
Hàm lượng huyết sắc tố (g/dL)
Kết quả Bảng 47. và Hình 4.8. cho thấy hàm lượng huyết sắc tố trung bình
của chó khoẻ là 14,84 0,41 g/dL. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Phạm Ngọc Thạch (2003) từ 11,40 – 16,90 g/dL.
Khi chó mắc bệnh do Parvovirus, hàm lượng huyết sắc tố trung bình giảm
còn 10,24 0,35 g/dL (P < 0,01). Do lượng nước mất đi nhiều, các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng nhất là gan và cơ quan tạo máu, trong khi lượng nước được hấp thu bù nhiều hơn, do tổn thương đường ruột chưa hồi phục, các chất dinh dưỡng hấp thu chưa hoàn chỉnh dẫn đến hàm lượng huyết sắc tố giảm sút.
Tỷ khối hồng cầu (%)
Tỷ khối hồng cầu có thể tăng hay giảm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bảng 4.9 và Hình 4.9 ta thấy, tỷ khối hồng cầu của chó khoẻ trung bình là 36,89 0,82%. Theo Phạm Ngọc Thạch (2003) thì tỷ khối hồng cầu của chó khỏe từ 27,6 – 42,0%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả của các tác giả trên.
Chó mắc bệnh do Parvovirus có tỷ khối hồng cầu từ 31,13 0,75 %, giảm so với chó khoẻ là 5,76 % (P < 0,01). Như vậy, chỉ tiêu này cũng tương quan thuận với số lượng hồng cầu.
Thể tích trung bình của hồng cầu
Kết quả được trình bày ở Bảng 4.8
Bảng 4.8. Thể tích trung bình của hồng cầu, lượng huyết sắc tố bình quân của hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu
ở chó mắc bệnh do Parvovirus.
Chỉ tiêu theo dõi
Chó khoẻ (n =20)
Chó mắc bệnh (n = 20)
X mx X mx
Thể tích trung bình của hồng cầu (fL) 62,34 0,73 57,58 0,55*
Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (ρg) 22,75 0,29 19,84 0,35* Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (g/dL) 33,65 0,30 30,04 0,64*
*: Sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa chó khỏe và chó mắc bệnh, với mức ý nghĩa α = 0,05, n = 20
Hình 4.10. Thể tích trung bình của hồng cầu ở chó mắc bệnh do Parvovirus
Hình 4.11. Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở chó mắc bệnh do Parvovirus (ρg)
Hình 4.12. Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở chó mắc bệnh do
Parvovirus (g/dL)
Kết quả Bảng 4.8 và Hình 4.10 cho thấy thể tích trung bình của hồng
cầu ở chó khoẻ trung bình là 62,34 0,73 fL. Ở chó mắc bệnh do Parvovirus
thì thể tích trung bình của hồng cầu là 57,58 0,55 fL, giảm 4,76 fL so với
chó khoẻ (P < 0,05). Điều này chứng tỏ rằng khi chó mắc bệnh do Parvovirus,
cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải, máu bị cô đặc dẫn đến thể tích trung bình của hồng cầu giảm.
Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (ρg)
Qua Bảng 4.8. và Hình 4.11 cho thấy, lượng huyết sắc tố trung bình của
hồng cầu ở chó khoẻ là 22,75 0,29ρg, khi chó mắc bệnh do Parvovirus thì chỉ
số này là 19,84 0,35ρg, giảm 2,91 so với chó khoẻ (P < 0,05).
Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (g/dL)
Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu biểu thị độ bão hoà huyết sắc tố của hồng cầu theo tỷ lệ huyết sắc tố với thể tích khối hồng cầu tính bằng gam trong một dL.
Qua Bảng 4.8 và Hình 4.12 cho thấy: nồng độ huyết sắc tố của hồng cầu
trung bình ở chó khoẻ là 33,65 0,30 g/dL. Ở chó mắc bệnh do Parvovirus thì
chỉ số này là 30,04 0,64 g/dL, giảm 3,61 g/dL so với chó khoẻ (P < 0,05). Nồng độ huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố bình quân trong 1 hồng cầu giảm là triệu chứng thiếu máu nhược sắc (Hồ Văn Nam và cs., 1997). Như vậy, theo chúng tôi sự biến đổi chỉ tiêu lượng huyết sắc tố và nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở chó bệnh là rất đáng chú ý. Các chỉ tiêu này nói lên sự thiếu máu ở chó bệnh là do sốt cao và xuất huyết.
Sức kháng hồng cầu (%)
Kết quả được trình bày ở Bảng 4.9
Bảng 4.9. Sức kháng hồng cầu ở chó mắc bệnh do Pavovirus
Đối tượng nghiên cứu
Chó khoẻ (n = 20) Chó mắc Parvovirus (n = 20) x m X X mx Sức kháng hồng cầu % NaCl Tối thiểu 0,59 ± 0,03 0,61 ± 0,02 Tối đa 0,43 ± 0,03 0,40 ± 0,02