Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh do Parvovirus điều trị theo 2 phác đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và sinh lý, sinh hóa máu của chó mắc bệnh do parvovirus tại mỹ hào, hưng yên (Trang 67 - 80)

Tuy nhiên ở phác đồ 2 điều trị cho kết qủa cao hơn phác đồ 1 (P < 0,05) là do phác đồ 2 dùng kháng huyết thanh của chó đã được tiêm phòng đủ 2 lần vaccine. Trong kháng huyết thanh đã có kháng thể đặc hiệu trung hòa hầu hết virus Parvo gây bệnh. Chính vì vậy khi phát hiện sớm truyền kháng huyết thanh kịp thời trong 72h đầu và điều trị tích cực cho kết quả điều trị cao. Trong phác đồ 2 hiệu quả điều trị khỏi bệnh chưa đạt tỷ lệ tối đa vì chúng ta chưa kiểm tra hiệu giá kháng thể Parvo có trong huyết thanh, từ đó liều lượng dùng chưa đúng. Mặt khác do một số cá thể chó đưa đến điều trị sau 72h từ khi phát hiện triệu chứng nên việc truyền huyết thanh không phát huy được tác dụng.

Thời gian điều trị khỏi bệnh trung bình của chó sử dụng theo phác đồ 1 là 7,76 ngày, thời gian điều trị khỏi bệnh trung bình của chó sử dụng theo phác đồ 2 là 6,14 ngày, giảm 1,62 ngày so với phác đồ 1(có sự sai khác thống kê với mức ý nghĩa α = 0,05). Sở dĩ có sai khác về thời gian điều trị khỏi bệnh trung bình giữa chó sử dụng theo phác đồ 1 và phác đồ 2 là do có bổ sung thêm kháng huyết thanh. Như vậy việc bổ sung kháng huyết thanh đã làm tăng hiệu quả điều trị bệnh do Parvovirus: tăng tỷ lệ khỏi bệnh, rút ngắn thời gian điều trị.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Trong tổng số ca bệnh được mang tới điều trị tỷ lệ ca bênh mắc viêm

ruột tiêu chảy do Parvovirus chiểm tỉ lệ cao..

2. Giống chó có vóc dáng nhỏ có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do

Parvovirus cao hơn so với các giống chó có vóc dáng lớn, giống chó nội có tỷ lệ

mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do Parvovirus thấp hơn giống chó ngoại.

Có sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus theo các lứa tuổi. Mùa hè

có tỷ lệ mắc bệnh và chết do Pavovirus cao nhất, mùa đông có tỷ lệ mắc bệnh và chết do Parvovirus thấp nhất.

Việc tiêm phòng đủ 2 mũi sẽ giảm hẳn tỷ lệ mắc bệnh và chết bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus.

3. Các chỉ tiêu sinh lý máu có sự biến đổi khi chó mắc bệnh viêm ruột

truyền nhiễm do Parvovirus: Các chỉ tiêu hồng cầu, số lượng bạch cầu, tiểu cầu

đều giảm so với chó khỏe. Công thức bạch cũng có sự thay đổi tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn và bạch cầu trung tính nhân đốt tăng lên, trong khi đó số lượng các bạch cầu khác lại giảm đi.

4. Các chỉ tiêu sinh hóa theo dõi có sự thay đổi khi chó mắc bệnh viêm ruột

truyền nhiễm do Parvovirus: GOP, GTP, Ure tăng lên trong khi đó Creatinine, hàm

lượng đường huyết và độ dự trữ kiềm giảm xuống so với chó khỏe.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Phân lập và nghiên cứu các đặc điểm sinh học của virus gây bệnh làm

cơ sở cho sản xuất vaccine và kháng huyết thanh phòng và trị bệnh có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra.

2. Nghiên cứu sự biến đổi của các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu chó mắc

bệnh do Parvovirus trong mỗi giai phát triển của bệnh tìm ra quy luật biến đổi

phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

3. Khi điều trị bệnh cần phát hiện bệnh nhanh và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu của bệnh, áp dụng đúng nguyên lý của việc điều trị bệnh này là tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm trùng kế phát.

4. Khi điều trị bệnh cần phát hiện bệnh nhanh, dùng kháng thể điều trị trong 72 h đầu kể từ khi con vật có dấu hiệu bệnh sẽ mang lại hiệu quả cao.

5. Khi nhập những giống chó ngoại cần kiểm soát chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tránh hiện tượng lây lan ra diện rộng.

6. Nên sử dụng phác đồ 2 trong điều trị bệnh do Parvovirus để có kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Bạch Quốc Tuyên (1992). Huyết học, tập I. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Bùi Trần Anh Đào, Bùi Thị Tố Nga, Vũ Thị Lẽ, Nguyễn Trọng Tâm và Đào Hữu

Trường (2010). Một số đặc điểm huyết học ở chó mắc bệnh Parvovirus. Tạp chí Khoa học kĩ thuật Thú y. 17. (4). tr. 13 – 17.

3. Cù Xuân Dần và cộng sự (1977). Sinh lý gia súc. Nhà xuất bản Nông thôn, Hà

Nội. tr 263-268.

4. Đỗ Đình Hồ (2005). Hóa sinh lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Đỗ Hiệp (1994). Chó cảnh nuôi dạy và chữa bệnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp,

Hà Nội.

6. Hồ Đình Chúc (1993). Bệnh Care trên đàn chó ở Việt Nam kinh nghiệm điều trị,

Công trình nghiên cứu, Hội thú ý Việt Nam.

7. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên và Phạm Ngọc Thạch (1997). Giáo trình

bệnh nội khoa gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Hoàng Văn Tiến và cộng tác viên (1995). Sinh lý học gia súc. Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội.

9. Huỳnh Tấn Phát (2001). Khảo sát tình hình nhiễm và một số biến đổi bệnh lý do

Parvovirus trong hội chứng ói mửa, tiêu chảy ra máu trên chó tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông lâm Tp HCM.

10. Lê Thanh Hải (1990). Kết quả điều trị bệnh do Parvovirrus ở đàn chó nghiệp vụ.

Tủ sách trường Đại học Nông lâm.

11. Lê Văn Thọ (1997). Khảo sát một số đặc điểm về ngoại hình tầm vóc và kiểu dáng

của các giống chó hiện nuôi tại TP Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp. 12. Lê Văn Thọ (2006). Những điều người nuôi chó cần biết. Nhà xuất bản Nông

nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Ngọc Đỉnh và Nguyễn Thị Vân Anh (2012). Chỉ tiêu huyết học chó mắc

bệnh do Parvovirus. Tạp chí Khoa học kĩ thuật Thú y. 19. (8). tr. 66 - 69.

14. Nguyễn Như Pho (2003). Bệnh Parvovirus và Care trên chó. Nhà xuất bản Nông

15. Nguyễn Tài Lương (1982). Sinh lý và bệnh lý hấp thu. Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội. tr. 25-205.

16. Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương (2003). Xét nghiệm sử dụng trong lâm

sàng. Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán và Nguyễn Hoài Nam (2012). Giáo trình bệnh

của chó mèo. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi và Lê Mộng Loan (1996).

Sinh lý học gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Phạm Ngọc Thạch (2003). Một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng ở chó bị viêm

ruột ỉa chảy. Tạp chí Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp. 1. (2). tr. 127 – 132

20. Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1992). Kỹ thuật nuôi chó cảnh. Nhà xuất bản

Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Phạm Sỹ Lăng, Trần Anh Tuấn, Bùi Văn Đoan và Vương Lan Phương (2006). Kỹ

thuật nuôi chó và phòng bệnh cho chó. Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

22. Phạm Sỹ Lăng, Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc, Lê Thanh Hải, Đào Hữu Thanh

và Dương Công Thận (1998). Bệnh thường thấy ở chó và cách phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Sử Thanh Long, Lê Thị Hương và Trương Thị Dung (2014). Bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra ở chó và thử nghiệm điều trị. Tạp chí Khoa học kĩ thuật Thú y. 21. (4). tr. 21 – 28.

24. Tô Dung và Xuân Giao (2006). Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng bệnh thường gặp. Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

25. Trần Cừ và Cù Xuân Dần (1975). Sinh lý học gia súc. Nhà xuất bản Nông thôn,

Hà Nội.

26. Trần Thanh Phong (1996). Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó, Tủ sách trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. tr. 54 - 68.

27. Vũ Như Quán (2012). Những đặc điểm sinh học cần biết khi khám, chữa bệnh cho

chó. Tạp chí Khoa học kĩ thuật Thú y. 19 (4). tr. 64 – 74

28. Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004). Bệnh ở chó mèo và cách phòng trị, NXB

Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh:

29. Danh mục các giống chó

30. Dibartola, S. P. (1985). Disorders of fluid, acid-base and electrolyte blance. In Sherding RG Medical Emergencies. New York. Churchill Livingstone. p 137-162.

31. http://maxreading.com/index.php?chapter=14330

32. Ling, M., Norris, J.M., Kelman, M. and Ward, M.P. (2012). Risk factors for death from canine parvovial – related disease in Australia, Vet Microbiol.

33. Morailon, R. (1993). Maladies infectieurs.

34. Schoeman, J. P., Goddard, A. and Leisewitz, A. L. (2013). Biomarkers in canine

Parvovirus enteritis, N Z Vet J.

35. Simpson, J.W. (1996). Diffential diagnosis of faecal tenesmus in dogs, In practice 18. pp. 283 – 287.

36. Taylor, C.R., Shi, S.R., Barr and N.J., Wu, N. (2002). Techniques of immunohistochemistry: principles, pitfalls, and standardization. In: Diagnostic Immunohistochemistry, ed. Dabbs DJ. Churchill Livingstone. New York. NY. pp. 3 - 43.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Một số hình ảnh minh họa cách làm sét nghiệm test thử CPV

Hình 1.1 Tets thử CPV (Canine

Parvovirus One – step Test Kit )

Hinh 1.2. Bộ tets thử CPV

Hình1.4. Hòa mẫu bệnh phẩm vào lọ nước pha

Hình 1.6. Để yên cho dung dịch bệnh phẩm lan đều

Phụ lục 2. Các chỉ tiêu sinh lý máu cần xét nghiệm

Số lượng hồng cầu (Tera/L)

Hàm lượng huyết sắc tố - Hemoglobin (g/dL) Tỷ khối hồng cầu - Hematocrit (%)

Thể tích trung bình của hồng cầu (fL)

Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (Pg) Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (g/dL) Số lượng bạch cầu (Giga/L) và công thức bạch cầu (%) Số lượng tiểu cầu (Giga/L)

Thể tích khối tiểu cầu (%) Thể tích trung bình tiểu cầu (fl)

Thể tích trung bình tiểu cầu (fl) Dải phân bố kích thước tiểu cầu (%) Các chỉ tiêu sinh hóa máu cần xét nghiệm:

GOT (u/l) GPT (u/l) Ure (mmol/l) Creatinine (µmol/l)

Hàm lượng đường huyết (mmol/l) Độ dự trữ kiềm (mg%)

Phụ lục 3. Một sổ hình ảnh tổn thương đại thể trên chó mắc Parvovirus

Ảnh 3.1. Tim xuất huyết, viêm cơ tim

Ảnh 3.3. Lách bị hoại tử, teo nhỏ, màu sắc không đồng nhất

Ảnh 3.5. Hạch lâm ba sưng, xuất huyết

Ảnh 3.7. Niêm mạc dạ dày sung huyết, xuất huyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và sinh lý, sinh hóa máu của chó mắc bệnh do parvovirus tại mỹ hào, hưng yên (Trang 67 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)