Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và sinh lý, sinh hóa máu của chó mắc bệnh do parvovirus tại mỹ hào, hưng yên (Trang 28 - 29)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Bệnh do Parvovirus trên chó

2.5.2. Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus

a. Phân loại

Họ: Parvoviridae

Giống: Parvovirus

Loài: Canine Parvovirus type 2

b. Các đặc tính sinh học của Parvovirus

Hình thái và cấu trúc:

Là một ADN virus không có vỏ bọc, có đường kính 20nm, 32 capsomers (Taylor et al., 2002).

Sức đề kháng với môi trường bên ngoài:

Parvovirus đề kháng mạnh với môi trường bên ngoài. Trong phân thì

virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ phòng. Nó đề kháng với tác động của ether, chloroforme, acide và nhiệt độ (56oC trong 30 phút) (Taylor et al., 2002).

Đặc tính nuôi cấy của virus:

Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích tế bào (Cyto Pathogen Effect - CPE) trên tế bào tim chó con còn bú hay trên tế bào ruột, tế bào lymphocyte của chó trong thời kỳ cai sữa. Những tế bào trong thời kỳ gián phân thích hợp nhất.

Đặc tính kháng nguyên: sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất hiện

kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hòa huyết thanh. Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ 3 sau khi mắc. Phản ứng này được sử dụng trong chẩn đoán huyết thanh học. Phản ứng trung hòa huyết thanh rất khó thực hiện trong phòng thí nghiệm (Nguyễn Như Pho, 2003).

Khả năng miễn dịch:

Sau khi mắc bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3 năm, hiệu giá kháng thể trung hòa hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu trên những chó này sẽ lên rất cao. Những chó con sinh ra trong khoảng thời gian này cảm nhiễm lúc 9 - 12 tuần. Sau 2 - 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó con sinh ra có thể cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 - 6 tuần tuổi.

thể này tồn tại khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng tuần thứ 10 hay 11 sau khi sinh.

Ở chó con còn bú có một thời kỳ nhạy cảm với sự xâm nhiễm virus nhưng lượng kháng thể còn sót lại đủ để trung hòa virus vaccine đưa vào. Ở “thời kỳ khủng hoảng này”, chó con không thể được tiêm chủng hiệu quả trong khi nó thụ cảm hoàn toàn với sự xâm nhiễm tự nhiên.

Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác nhau

ở thú thịt: virus Panleucopénie féline (FPV), virus gây viêm ruột ở chồn (MEV). Sự tương đồng này có thể được phát hiện bởi phản ứng trung hòa và phản ứng HI. Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có những giới hạn riêng biệt trong tự nhiên, FPV chỉ gây nhiễm cho mèo, MEV chỉ gây nhiễm cho chồn và CPV chỉ gây nhiễm cho chó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và sinh lý, sinh hóa máu của chó mắc bệnh do parvovirus tại mỹ hào, hưng yên (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)