Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của chó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và sinh lý, sinh hóa máu của chó mắc bệnh do parvovirus tại mỹ hào, hưng yên (Trang 33)

2.6.1. Một số chỉ tiêu sinh lý máu ở chó

Chỉ tiêu sinh lý của máu ở cơ thể chó khoẻ mạnh tương đối ổn định. Khi những chỉ tiêu này thay đổi vì bất kỳ lý do nào cơ thể đều rơi vào trạng thái bệnh

lý. Dựa vào những thay đổi này ta có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh lý của gia súc. Do đó, việc xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu trở thành khâu quan trọng không thể thiếu được trong công tác chẩn đoán.

Khi nghiên cứu sâu về đặc điểm bệnh lý ở chó mắc bệnh do Parvovirus

chúng tôi tiến hành kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý của máu cả về số lượng và chất lượng.

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm máu của 20 chó được mang đến điều trị tại phòng khám có triệu chứng lâm sàng đặc

trưng của bệnh do Parvovirus và có kết quả dương tính với test thử CPV và 20

chó khỏe (không có biểu hiện bệnh và âm tính với tets CPV) cùng lứa tuổi.

Hàm lượng huyết sắc tố (g/dL)

Huyết sắc tố là thành phần chủ yếu của hồng cầu. Hàm lượng huyết sắc tố là số gam hemoglobin chứa trong dL máu (g/dL). Hemoglobin có chức năng vận chuyển khí 02 và C02, vận chuyển các chất dinh dưỡng, điều hoà độ pH của máu, chức năng đệm (Bạch Quốc Tuyên, 1992).

Hàm lượng huyết sắc tố tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu. Số lượng hồng cầu

trong một mm3 máu giảm hoặc tăng hàm lượng huyết sắc tố cũng giảm hoặc tăng

theo. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong chẩn đoán

Tỷ khối hồng cầu (%)

Tỷ khối hồng cầu có thể tăng hay giảm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo Phạm Ngọc Thạch (2003) thì tỷ khối hồng cầu của chó khỏe từ 27,6 – 42,0%.

Thể tích trung bình của hồng cầu

Thể tích trung bình của hồng cầu là một chỉ tiêu đánh giá tình trạng sinh lý bình thường cũng như đánh giá tình trạng mất nước, thiếu máu của động vật. Áp suất thẩm thấu của máu hay của huyết tương gồm áp suất thể keo do protein huyết tương tạo nên và áp suất thẩm thấu tinh thể do nồng độ các muối hoà tan trong huyết tương quyết định. Cơ thể bình thường áp suất thẩm thấu của máu luôn ổn định do nước từ mô bào vào máu hay ngược lại một cách phản xạ do kích thước của hồng cầu thay đổi. Tuy nhiên khi chó mắc bệnh do Parvovirus gây mất nước và chất điện giải làm máu bị cô đặc, do đó thể tích trung bình hồng cầu giảm xuống.

Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (ρg)

chứa trong mỗi hồng cầu.

Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (g/dL)

Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu biểu thị độ bão hoà huyết sắc tố của hồng cầu theo tỷ lệ huyết sắc tố với thể tích khối hồng cầu tính bằng gam trong một dL.

Sức kháng hồng cầu (%)

Sức kháng hồng cầu là sức kháng của màng hồng cầu ở nồng độ muối NaCl loãng. Ở nồng độ muối NaCl loãng hồng cầu bắt đầu vỡ gọi là sức kháng tối thiểu và ở nồng độ NaCl loãng toàn bộ hồng cầu vỡ gọi là sức kháng tối đa của hồng cầu.

Khi cho hồng cầu vào dung dịch nhược trương thì hồng cầu sẽ phồng lên là nhờ màng hồng cầu có tính thẩm thấu. Nhưng sức đề kháng đó chỉ có giới hạn nếu dung dịch quá nhược trương thì hồng cầu sẽ bị vỡ gọi là dung huyết. Ngược lại cho hồng cầu vào dung dịch ưu trương thì nó sẽ bị teo nhở lại. Hồng cầu trong dung dịch đẳng trương sẽ giữ nguyên hình thái và thực hiện tốt chức năng của nó. Vì vậy việc thử sức kháng hồng cầu có ý nghĩa lớn trong việc bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp chó mắc bệnh do Parvovirus.

Số lượng bạch cầu (Giga/L)

Mỗi loại động vật đều có số lượng bạch cầu nhất định, chúng biến động, phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và bệnh lý của cơ thể. Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bào và tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Do vậy, cùng với việc xét nghiệm hồng cầu và các xét nghiệm về bạch cầu cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Công thức bạch cầu

Công thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm của 5 loại bạch cầu ái toan, ái kiềm, trung tính, lympho và đơn nhân lớn. Trong đó bạch cầu trung tính còn được phân chia thành bạch cầu trung tính nhân gậy và bạch cầu trung tính nhân đốt tuỳ thuộc vào sự thành thục của nhân. Công thức này ổn định trong cùng một loại nhưng khi bệnh chúng thay đổi. Khi bị nhiễm trùng bạch cầu trung tính và đơn nhân lớn tăng đột ngột, còn trong khi đang bình phục thì lâm ba cầu tăng

2.6.2. Một số chỉ tiêu sinh hóa của chó

trạng bệnh lý, đặc biệt là trường hợp rối loạn chức phận các cơ quan trong cơ thể như gan, thận dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học của máu, do đó những xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng giúp chúng ta chẩn đoán và theo dõi bệnh hiệu quả hơn

GOT, GPT (u/l)

GOT, GPT là 2 enzym trao đổi amin (transaminase), có nhiều ở các tổ chức của cơ thể. Trong các enzym trao đổi amin, GOT và GPT có hoạt độ cao hơn cả và có ứng dụng nhiều trong lâm sàng. GOT có nhiều ở tế bào cơ tim, GPT có nhiều ở tế bào nhu mô gan. GOT (glutamat Oxaloacetat Transaminase, hoặc AST (Aspartat transaminase), GPT (Glutamat pyruvat transaminase), hoặc ALT (Alanin transaminase). Chúng có vai trò xúc tác các phản ứng trao đổi amin. Chính vì vậy việc xác định hoạt độ GOT, GPT có ý nghĩa rất quan trọng, cho phép đánh giá mức độ tổn thương (hủy hoại) tế bào nhu mô gan.

Ure (mmol/l)

Chỉ số Ure huyết ở chó mắc bệnh cao hơn bình thường. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê sinh học (P < 0,05). Theo Đỗ Đình Hồ (2005), chỉ số urea huyết đánh giá thể tích huyết tương và áp suất máu. Chỉ số Urea huyết tăng do xuất huyết tiêu hóa làm giảm áp suất máu hoặc giảm thể tích huyết tương khi đó lưu lượng máu

đến thận giảm làm cho Urea huyết tăng. Do khi chó nhiễm bệnh do Parvovirus

thể suy nhược, suy tim, làm cho lưu lượng máu đến thận giảm dẫn đến Urea huyết tăng. Ngoài ra chó bị mất nước, ít tiểu cũng đều làm Urea huyết tăng.

Creatinine (µmol/l)

Creatinine là một chất có nitơ của máu ổn định nhất, sự tổng hợp nội sinh của nó không ảnh hưởng bởi chế độ ăn và bởi sự thoái hóa protid (Đỗ Đình Hồ, 2005). Sự sản xuất Creatinin hằng ngày thực tế chỉ phụ thuộc vào khối lượng của cơ bắp. Do đó thông thường khi bị các bệnh về cơ thì Creatinine giảm

Hàm lượng đường huyết (mmol/l)

Ở chó khỏe, hàm lượng đường huyết trung bình 5,29 ± 0,17 mmol/l

Độ dự trữ kiềm (mg%)

Độ dự trữ kiềm trong máu là lượng muối NaHCO3 tính bằng mg có trong 100 ml máu (mg%). Trong quá trình trao đổi chất cơ thể sinh ra các loại axit là chủ yếu, các muối kiềm trong máu có thể trung hòa các loại axit đi vào máu, nhờ đó giữ cho độ pH trong máu không đổi

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu các giống chó ở mọi lứa tuổi được chẩn đoán mắc

bệnh do Parvovirus tại Mỹ Hào, Hưng Yên.

Địa điểm nghiên cứu tại phòng khám thú y Vũ Xuân Sử ( phố Thứa – Mỹ Hào – Hưng Yên), phòng khám và vật tư thú y Thắng Chung ( Dương Quang - Mỹ Hào – Hưng Yên)

Trong khoảng thời gian thực hiện từ 10/2018 – 10/2019

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Tình hình mắc các nhóm bệnh ở chó được mang tới khám và điều trị 3.2.2. Xác định tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus ở chó theo giống, lứa tuổi và mùa 3.2.2. Xác định tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus ở chó theo giống, lứa tuổi và mùa vụ, giữa chó được tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng

3.2.3. Xác định một số chỉ tiêu sinh lý máu trên chó mắc bệnh do Parvovirus. 3.2.4. Xác định một số chỉ tiêu sinh hóa máu trên chó mắc bệnh do Parvovirus 3.2.4. Xác định một số chỉ tiêu sinh hóa máu trên chó mắc bệnh do Parvovirus

3.2.5. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh do Parvovirus trên chó 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp khám lâm sàng

Trên các ca mắc bệnh do Parvovirus chúng tôi tiến hàng các phương pháp

khám lâm sàng: sờ, nắn, gõ, nghe, quan sát:

Phương pháp nghe (Ausaltatio) trong thú y.

Phương pháp nghe dùng để khám hoạt động của các khí quan trong cơ thể như tim, phổi, dạ dày, ruột v.v...để biết được hoạt động của các tổ chức trên. Có hai cách:

Nghe trực tiếp: Nghe trực tiếp tai đặt sát vào con vật để nghe. Có thể phủ trước 1 miếng vải đen để tránh bẩn. Nghe phần trước thì mặt người khám quay về phía đầu con vật, tay để lên sống lưng làm điểm tựa; nghe phần sau thì mặt người khám quay lại sau con vật.

Nghe gián tiếp: Đây là phương pháp được dùng phổ biến trong thú y. Nghe gián tiếp dùng các loại ống nghe. Loại ống nghe gọng cứng, một loa nghe

có ưu điểm là không làm thay đổi âm hưởng, không có tạp âm. Nhưng nhược điểm là không thuận tiện, độ phóng âm bé, hiện nay ít dùng. Loại ống nghe hai loa có độ phóng âm lớn, sử dụng thuận lợi hơn, hiện được dùng rộng rãi trong thú y. Nhược điểm của loại ống nghe này là làm thay đổi tính chất âm hưởng, dễ lẫn tạp âm.

Phương pháp gõ (Percussio) trong thú y.

Các khí quan, tổ chức trong cơ thể động vật có cấu tạo về mặt giải phẫu và tổ chức khác nhau. Vì vậy khi gõ vào các cơ quan tổ chức đó âm hưởng thu đuợc cũng khác nhau. Lúc có bệnh, tính chất của tổ chức thay đổi thì âm hưởng phát ra lúc gõ cũng thay đổi. Tuỳ theo thể vóc của con vật to hay nhỏ, có thể gõ theo các cách khác nhau.

Gõ trực tiếp: Áp dụng cho con vật nhỏ như chó, mèo và động vật cảnh. Các ngón của tay phải co lại và gõ theo hướng thẳng góc với bề mặt của tổ chức hay khí quan cần khám. Cách này, lực gõ không lớn, âm phát ra yếu.

Gõ gián tiếp qua một vật trung gian. Có hai cách: Gõ qua ngón tay: ngón giữa và ngón trỏ của tay trái đặt sát bề mặt của cơ thể, ngón giữa của tay phải gõ lên theo một góc vuông. Chú ý: tập gõ từ cổ tay, không gõ cả cánh tay.

Phương pháp sờ nắn (Palpatio) trong thú y

Người khám dùng tay sờ nắn vào cá bộ phận cơ thể con vật bị bệnh để biết nhiệt độ, độ ẩm, độ cứng và độ mẫn cảm của tổ chức cơ thể con vật. Sờ nắn để bắt mạch, đo huyết áp, khám trực tràng là phương pháp thường dùng trong thú y. Sờ nắn phần nông như để biết nhiệt độ của da, lực căng của cơ. Sờ vùng tim để biết độ mẫn cảm… Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ từ phần này sang phần khác. Sờ sâu để khám các khí quan sâu. Sờ nắn tổ chức hay khí quan, tuỳ theo cảm giác ở tay có thể có những trạng thái như dạng cứng như lúc sờ vào gan, cơ. dạng rất cứng như sờ vào xương. dạng ba động: sờ có cảm giác lùng nhùng, ấn mạnh vào giữa thì lõm xuống, có cảm giác như di động. Thường do tổ chức thấm đầy nước, đàn tính của tổ chức mất, như các tổ chức bị nung mủ, phù tích nước, vỡ mạch lâm ba. dạng khí thũng: sờ vào tổ chức chứa đầy khí. Dùng tay ấn mạnh vào tổ chức kêu lép bép do khí lấn vào tổ chức bên cạnh. Dạng khí thũng có thể do tổ chức có những túi khí hoặc các khí khác tích lại trong đó. Nếu nắm chắc vị trí giải phẫu, thực hiện phương pháp khám thành thạo thì kết quả thu được qua sờ nắn giúp ích nhiều trong chẩn đoán bệnh.

Phương pháp quan sát trong khám bệnh cho con vật. Quan sát - nhìn ( Inspectio): Là phương pháp khám bệnh đầu tiên, đơn giản nhưng rất có hiệu quả cao. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong Thú y. Quan sát trạng thái con vật, cách đi lại, tình trạng niêm mạc, da, lông và các triệu chứng bệnh, để đánh giá chất lượng đàn con vật tốt hay xấu, phát hiện những con bệnh hoặc con xấu trong đàn để điều trị hoặc loại thải, để phát hiện những bộ phận nghi mắc bệnh trên cơ thể, trạng thái, phạm vi tổ chức bệnh v.v…Khi cần thiết phải dùng dụng cụ để quan sát. Tuỳ theo mục đích và vị trí cần quan sát mà đứng xa hay gần con vật. Quan sát tinh thần con vật, thể cốt, tình trạng dinh dưỡng v.v…sau đó đến lần lượt các bộ phận: đầu, cổ, lồng ngực, vùng bụng và bốn chân. Quan sát so sánh sự cân đối hai bên mông, hai thành bụng, ngực, các khớp chân hai bên, các bắp cơ hai bên thân… Lúc cần thiết cho con vật đi vài bước để quan sát. Khám các chỉ tiêu lâm sàng bao gồm: thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số mạch, độ mất nước, quan sát những thay đổi về trạng thái, phản xạ… để xác định các triệu chứng: sốt, ủ rũ, bỏ ăn ho khạc, nôn mửa, ỉa chảy…

Chó mắc bệnh do Parvovirus là những chó có triệu chứng lâm sàng: chó

sốt kéo dài từ lúc phát bệnh đến lúc chó bị ỉa chảy nặng. Con vật ủ rũ, ít ăn hoặc bỏ ăn nôn mửa. Chó đi ỉa chảy, phân thối nhưng ngay sau đó phân có màu hồng hoặc có lẫn máu tươi, có cả niêm mạc ruột và chất keo nhầy, có mùi tanh rất đặc trưng như ruột cá mè phơi nắng. Chó thường chết do ỉa chảy mất nước, mất cân bằng điện giải, sốc do nội độc tố hoặc nhiễm trùng thứ phát.

Theo dõi các biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở chó mắc bệnh do Parvovirus: Thân nhiệt (oC): dùng nhiệt thủy ngân đo nhiệt độ trực tràng vào buổi

sáng hoặc trước khi điều trị. Trước kho đo cần vẩy cột thủy ngân xuống 35O C,

sau đó nhẹ nhàng đưa vào hậu môn chó khoảng 5cm để bầu thủy ngân tựa vào thành ruột khoảng 3 – 5 phút. Sau đó lấy ra rửa hoặc lau sạch đọc kết quả.

Tần số hô hấp (lần/phút): để xác định tần số hô hấp của chó ta dùng ống nghe vùng phổi trong một phút, nghe lại hai lần và lấy kết quả trung bình của ba lần nghe. Hoặc có thể đếm số lần lay động của lồng ngực trong 1phút, làm như vậy 2 lần nữa rồi lấy kết quả trung bình của 3 lần đếm.

Tần số tim (lần/phút): dùng ống nghe nghe vùng tim bên trái ở khoảng giữa xương sườn thứ 4 và xương sườn thứ 5 từ trên xuống, áp ống nghe sát lồng

ngực trái rồi đếm số lần tim đập trong một phút, nghe lại hai lần và lấy kết quả trung bình của ba lần nghe.

Tần số mạch đập: Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa đặt lên tĩnh mạch trong đùi chó dùng đồng hồ đếm số lần co giãn của mạch trong một phút.

3.3.2. Phương pháp xác định bệnh bằng test CPV

Hình 3.1. Cấu tạo thiết bị xét nghiệm Test CPV

Sử dụng bộ kit chẩn đoán nhanh CPV Ag Test Kit của cty Bionote Hàn Quốc. Bộ kít chẩn đoán nhanh bao gồm: Test xét nghiệm, chất pha loãng (1ml), ống hút dung dịch, que bông lấy bệnh phẩm

Thành phần:Test xét nghiệm có đánh dấu vùng S ( vị trí nhỏ giọt), vạch kết quả xét nghiệm T và vạch đối chứng C.

Tác dụng :Phát hiện kháng nguyên virus Parvo trên chó từ các mẫu bệnh phẩm dùng để xét nghiệm là phân.

Thao tác xét nghiệm: Lấy mẫu bệnh phẩm là phân của những chó nghi mắc

bệnh do Parvovirus làm phản ứng nhanh bằng test thử CPV (CPV Ag Test Kit).

Lấy mẫu phân bằng một que lấy bệnh phẩm và đưa que vào lọ chứa 1 ml

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và sinh lý, sinh hóa máu của chó mắc bệnh do parvovirus tại mỹ hào, hưng yên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)