2.4.1. Thân nhiệt (oC)
Nhiệt độ của cơ thể là chỉ số tương đối của hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Sự hằng định tương đối của thân nhiệt gia súc là nhờ có trung tâm điều tiết nhiệt nằm ở hành não (Cù Xuân Dần và cs., 1997).
Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 37,5 – 39oC. Trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tùy vào tính chất và mức độ bệnh. Nhiệt độ của cơ thể chó còn thay đổi bởi các yếu tố: tuổi tác (con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái có thân nhiệt cao hơn con đực) (Hồ Văn Nam và cs., 1997).
Sự vận động cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của chó, khi vận động nhiều thân nhiệt của chó thường cao hơn bình thường. Thân nhiệt của chó vào lúc sáng
sớm thường thấp hơn buổi chiều và chênh lệch từ 0,2 - 0,5oC.
Ý nghĩa chẩn đoán: thông qua việc kiểm tra nhiệt độ chó, ta có thể xác
định được con vật có bị sốt hay không. Nếu tăng 1 – 2oC con vật sốt vừa, tăng 2
– 3oC sốt rất nặng. Qua đó, sơ bộ xác định được nguyên nhân gây bệnh, tính chất,
mức độ tiên lượng của bệnh, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt - xấu (Hồ Văn Nam và cs., 1997).
2.4.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút)
Tần số hô hấp là số lần thở trong 1 phút. Để tính tần số hô hấp của chó ta thường đếm số lần hô hấp trong 2 - 3 phút sau đó lấy bình quân. Quan sát hõm hông, thành ngực, thành bụng thoi thóp, xương cánh mũi hoạt động khi con vật thở để tính tần số hô hấp. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và tình trạng bệnh lý (Trần Cừ và Cù Xuân Dần, 1975).Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20 lần/phút. Chó trưởng
thành: giống chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/phút, chó nhỏ có tần số hô hấp 20 - 30 lần/phút (Hồ Đình Chúc, 1993).
Chó thở thể ngực và tần số hô hấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ bên ngoài môi trường thời tiết quá nóng nên chó phải thở nhanh để thải nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên tới 100 - 160 lần/phút.Thời gian trong ngày thì ban đêm và sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi trưa và buổi chiều chó thở nhanh hơn.Con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm. Những con mang thai, sự sợ hãi cũng làm cho tần số hô hấp tăng lên (Hoàng Tiến và cs., 1995; Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996).Thông qua hoạt động hô hấp mà cơ thể lấy O2 trực tiếp từ môi trường, thải CO2 và các sản phẩm dị hóa ra môi trường đồng thời giữ vai trò điều tiết nhiệt. Tần số hô hấp hay nhịp thở là số lần thở ra hay hít vào trong một phút. Ở mỗi loài gia súc đều có tần số hô hấp nhất định. Tuy nhiên ở trạng thái bình thường tần số hô hấp có thể thay đổi do tác động của cường độ trao đổi chất, lứa tuổi, tầm vóc, trạng thái sinh lý, nhiệt độ môi trường, khí hậu… (Hoàng Tiến và cs., 1995).
Ở trạng thái bệnh lý, tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý. Tăng tần số hô hấp gặp trong các bệnh gây hẹp diện tích về thể tích của phổi, những bệnh gây sốt cao nhất là những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh ký sinh trùng. Tần số hô hấp giảm trong những bệnh: hẹp thanh khí quản, chảy máu não, hôn mê, bại liệt sau đẻ, các trường hợp sắp chết. Tùy từng giai đoạn sẽ có một kiểu thở khác nhau: Bios, Kussmaul... (Hồ Văn Nam và cs., 1997).
2.4.3. Tần số tim (lần/phút)
Tần số tim là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút). Khi tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng, thành mạch quản căng cứng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với mạch tim đập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim cũng khác nhau. Sự khác nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi trong một loài động vật, tính biệt, thời điểm. Nhịp độ mạch đập tương ứn g với nhịp tim. Tuy vậy, tần số tim của động vật chỉ dao động trong một phạm vi nhất định (Cù Xuân Dần và cs., 1977; Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996). Ở trạng thái sinh lý bình thường:
Chó con: 200 - 220 lần/phút.
Chó trưởng thành: 70 - 120 lần/phút.
Chó già: 70 - 80 lần/phút (Hoàng Tiếu và cs, 1995).
Ở chó vị trí tim đập động là khoảng sườn 3 – 4 phía bên trái. Tần số tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như của cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của vật nuôi, độ béo gầy, lứa tuổi, giống loài. Ở trạng thái sinh lý bình thường, có hai cơ chế điều hòa tim mạch bằng thần kinh và thể dịch. Chó con có tần số tim đập lớn hơn chó già, chó hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên. Khi cơ thể bị một số bệnh về máu (thiếu máu, mất máu, suy tim, viêm cơ tim, viêm bao tim) cũng làm tăng tần số tim (Nguyễn Tài Lương, 1982).
2.5. BỆNH DO PARVOVIRUS TRÊN CHÓ
Là bệnh truyền nhiễm do Parvovirus gây ra với đặc điểm tiêu chảy phân
lẫn máu, giảm thiểu số lượng bạch cầu, tỷ lệ tử vong cao trên chó con. Đây là bệnh cơ hội đã gây những tổn thất cho ngành chăn nuôi chó ở phần lớn các quốc gia trên toàn thế giới.
2.5.1. Lịch sử bệnh
Bệnh xuất hiện đầu tiên vào năm 1978, sau đó lan dần ra trên phạm vi toàn thế giới. Bệnh thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc nhiều ổ dịch xảy ra cùng một lúc. Bệnh xuất hiện vào mùa thu năm 1977 ở Texas và đến mùa hè năm 1978 đã xảy ra tại nhiều vùng khác nhau ở Hoa Kỳ và Canada. Đầu năm 1979 bệnh đã xuất hiện ở Úc, Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp. Bệnh đã được ghi nhận lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1990 trên chó nghiệp vụ (Trần Thanh Phong, 1996).
Giống Parvovirus chỉ gây nhiễm cho họ chó: chó nhà, chó sói, sói có lông
bờm cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ.
Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh. Thông thường hầu hết các con trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó con từ 6 - 12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự hủy bỏ kháng thể mẹ truyền. Bệnh có khả năng lây lan nhanh. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 50%, tỷ lệ tử vong trên chó con từ 50 - 100% (Tô Dung và Xuân Giao, 2006; Trần Thanh Phong, 1996).
2.5.2. Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus
a. Phân loại
Họ: Parvoviridae
Giống: Parvovirus
Loài: Canine Parvovirus type 2
b. Các đặc tính sinh học của Parvovirus
Hình thái và cấu trúc:
Là một ADN virus không có vỏ bọc, có đường kính 20nm, 32 capsomers (Taylor et al., 2002).
Sức đề kháng với môi trường bên ngoài:
Parvovirus đề kháng mạnh với môi trường bên ngoài. Trong phân thì
virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ phòng. Nó đề kháng với tác động của ether, chloroforme, acide và nhiệt độ (56oC trong 30 phút) (Taylor et al., 2002).
Đặc tính nuôi cấy của virus:
Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích tế bào (Cyto Pathogen Effect - CPE) trên tế bào tim chó con còn bú hay trên tế bào ruột, tế bào lymphocyte của chó trong thời kỳ cai sữa. Những tế bào trong thời kỳ gián phân thích hợp nhất.
Đặc tính kháng nguyên: sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất hiện
kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hòa huyết thanh. Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ 3 sau khi mắc. Phản ứng này được sử dụng trong chẩn đoán huyết thanh học. Phản ứng trung hòa huyết thanh rất khó thực hiện trong phòng thí nghiệm (Nguyễn Như Pho, 2003).
Khả năng miễn dịch:
Sau khi mắc bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3 năm, hiệu giá kháng thể trung hòa hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu trên những chó này sẽ lên rất cao. Những chó con sinh ra trong khoảng thời gian này cảm nhiễm lúc 9 - 12 tuần. Sau 2 - 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó con sinh ra có thể cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 - 6 tuần tuổi.
thể này tồn tại khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng tuần thứ 10 hay 11 sau khi sinh.
Ở chó con còn bú có một thời kỳ nhạy cảm với sự xâm nhiễm virus nhưng lượng kháng thể còn sót lại đủ để trung hòa virus vaccine đưa vào. Ở “thời kỳ khủng hoảng này”, chó con không thể được tiêm chủng hiệu quả trong khi nó thụ cảm hoàn toàn với sự xâm nhiễm tự nhiên.
Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác nhau
ở thú thịt: virus Panleucopénie féline (FPV), virus gây viêm ruột ở chồn (MEV). Sự tương đồng này có thể được phát hiện bởi phản ứng trung hòa và phản ứng HI. Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có những giới hạn riêng biệt trong tự nhiên, FPV chỉ gây nhiễm cho mèo, MEV chỉ gây nhiễm cho chồn và CPV chỉ gây nhiễm cho chó.
2.5.3. Dịch tễ học
Chất chứa căn bệnh: Phân, nước tiểu, nước bọt nhưng quan trọng nhất là phân. Sức đề kháng tự nhiên, tồn tại khoảng 6 tháng ở nhiệt độ phòng, dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, tồn tại kéo dài vào mùa đông (ôn đới). Virus truyền lây gián tiếp qua sự tiếp xúc với môi trường vấy bẩn phân thú hoặc trực tiếp từ chó bệnh sang chó khỏe.Đường xâm nhập của vius Chủ yếu bằng đường miệng. Chó ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là chó non từ 1 - 5 tháng tuổi. 100% đối với những quần thể chó chưa nhiễm. Những chó lớn có miễn dịch do sự tiêm phòng hay cảm nhiễm tự nhiên. Bệnh thường được biểu hiện trên chó con từ 1 - 6 tháng tuổi.
Miễn dịch mẹ truyền qua sữa đầu giúp thú phòng chống bệnh. Những kháng thể này sẽ được loại thải hết trong khoảng 6 - 10 tuần tuổi, lúc này chó con sẽ trở lên thụ cảm nhất. Sự giảm dần kháng thể mẹ truyền cũng liên quan trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của chó con, những chó con “đẹp nhất”, tăng trưởng tốt nhất thường nhiễm bệnh đầu tiên (Nguyễn Như Pho, 2003).
2.5.4. Cách sinh bệnh
Virus xâm nhập bằng đường miệng và mũi, thải ra ngoài qua phân. Sau khi xâm nhập, đầu tiên virus nhân lên tại các mô lympho, gây nhiễm trùng huyết vào ngày thứ hai và ngày thứ năm, từ đó tạo phản ứng miễn dịch và kháng thể có thể xuất hiện vào ngày thứ năm và thứ sáu. Trong thời gian này virus có thể được thải ra ngoài qua phân vào ngày thứ tư, tối đa là vào ngày thứ năm, sau đó giảm
dần và chấm dứt vào ngày thứ chín. Trong quá trình gây nhiễm trùng huyết, virus đồng thời nhân lên ở tế bào lympho và tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm suy giảm miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột, bào mòn nhung mao ruột, gây viêm ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết.
Ở những chó con không có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnh tích trên cơ tim và gây ra bệnh ở dạng tim mạch.
Chỉ cần đưa một lượng nhỏ Parvovirus bằng 100 liều gây nhiễm mô nuôi
cấy DICT (Dose Infectieuse en Culture de Tissus) đủ gây nhiễm cho chó. Điều này cho thấy tác hại về mặt dịch tễ học do có lượng quá lớn virus trong phân (1
tỷ DICT/g phân) chó mắc bệnh (Nguyễn Như Pho, 2003; Taylor et al., 2002).
Hình 2.1. Sinh bệnh học của bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
trên chó (Trần Thanh Phong, 1996) 2.5.5. Triệu chứng
a. Dạng điển hình (viêm dạ dày ruột xuất huyết
Dạng này rất giống với bệnh Panleucopénie féline ở mèo. Thời gian nung bệnh từ 3 - 4 ngày. Tình trạng bỏ ăn, mệt lả, nôn mửa, 24 giờ sau bắt đầu tiêu chảy có máu. Ngày thứ tư và thứ năm của tiến trình bệnh thì phân có màu xám đỏ (Nguyễn Như Pho, 2003). Về Huyết học sự mất nước trầm trọng, tăng thân nhiệt (50%), giảm thiểu lượng bạch cầu (60 - 70% tổng số các trường hợp), chủ yếu
Qua đường miệng
Virus vào máu
Tủy xương Ruột Hạch bạch huyết và lách
Hoại tử những tế bào sinh lympho Hoại tử biểu mô ruột
Giảm thiểu tế bào lympho Viêm ruột/tiêu chảy Khỏi bệnh Chết
giảm bạch cầu trung tính và tế bào lympho đôi khi chỉ còn ít hơn 400 - 500 bạch
cầu/mm3 trong những trường hợp nghiêm trọng (Tô Dung và Xuân Giao, 2006).
Ở thể quá cấp con vật chết sau 3 ngày do trụy tim mạch trong khi đó thể cấp tính chết sau 5 - 6 ngày do hạ huyết áp và do tác động bội nhiễm của vi khuẩn. Tỷ lệ tử vong cao trên chó từ 6 - 10 tuần tuổi. Chó đã qua 5 ngày mắc bệnh thì thường có kết quả điều trị khả quan.
b. Dạng tim mạch
Dạng này rất hiếm gặp, có thể xảy ra trên những chó có kháng thể mẹ truyền hoặc không có kháng thể mẹ truyền. Dạng này thường thấy trên chó 2 tháng tuổi. Chó mắc bệnh thường chết đột ngột do suy hô hấp trong thời gian ngắn vì phổi bị phù. Do những biến đổi về bệnh tích ở van tim và cơ tim, từ đó xuất hiện những tạp âm ở tim hay những biến đổi về điện tim đồ (Nguyễn Như Pho, 2003).
c. Dạng thầm lặng
Những nghiên cứu huyết thanh học cho thấy một số chó mẫn cảm với bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng.
2.5.6. Tổn thương
a. Tổn thương đại thể
Niêm mạc ruột: Sung huyết, xuất huyết, lớp nhung mao ruột bị bào mòn, nhất là ở không tràng. Lách có màu sắc và hình dạng không đồng nhất. Dạ dày ta thấy niêm mạc xuất huyết một phần hay toàn bộ.Gan có thể sưng, túi mật căng. Hạch bạch huyết xuất hiện phù thũng, xuất huyết. Thể tim cho thấy phù thũng phổi, viêm cơ tim (Nguyễn Như Pho, 2003).
b. Tổn thương vi thể
Ruột hoại tử biểu mô tuyến Lieberkuhn, toàn bộ nhung mao ruột bị bào mòn.Trên cơ quan lympho ta thấy hoại tử và tiêu hủy những tế bào lympho trong mảng payer, trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và những hạt bạch huyết ở lách (Nguyễn Như Pho, 2003). Ở dạng tim viêm cơ tim khởi phát, phân tán nặng nề.
2.5.7. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán lâm sàng
Dựa trên triệu chứng, bệnh tích và yếu tố dịch tễ. Chủ yếu dựa vào các đặc điểm nhứ mức độ gây nhiễm lớn, thường gây ra trên chó từ 6 - 12 tuần
tuổi, phần lớn chó mắc bệnh có biểu hiện viêm ruột xuất huyết. tỷ lệ tử vong cao (trên 50%), điều trị tốt khi bệnh tiến triển trên 5 ngày (Phạm Sỹ Lăng và cs., 1998), cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây viêm ruột khác trên chó như viêm ruột do Coronavirus thì bệnh lây lan rất rộng nhưng không nguy hiểm nhiều cho chó bệnh, tiêu chảy từ 6 - 14 ngày, con vật mất nước, tỷ lệ tử vong thấp. Còn viêm ruột do Rotavirus thì bệnh gây tiêu chảy nhưng cách sinh bệnh chưa được biết một cách rõ ràng. Viêm ruột trong bệnh Care chó sẽ có triệu chứng hô hấp và thần kinh đặc trưng, thường sốt cao trong nhiều ngày
(40 – 41oC), viêm phổi, viêm ruột (hiếm khi có máu tươi), có thể gặp những
nốt sài, mụn mủ ở vùng da ít lông. Ở viêm dạ dày ruột trong bệnh do Leptospirosis gây ra tiến trình bệnh xảy ra nhanh với đặc điểm gây suy thận và nhiễm trùng huyết. Ngoài ra còn gặp các trường hợp viêm ruột ỉa chảy do ký sinh trùng (cầu trùng trên chó, giun lươn, giun đũa, giun móc...) hoặc gây tiêu chảy do các tác động gây co thắt hay tắc nghẽn.
b. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm