Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.5. Bệnh do Parvovirus trên chó
2.5.4. Cách sinh bệnh
Virus xâm nhập bằng đường miệng và mũi, thải ra ngoài qua phân. Sau khi xâm nhập, đầu tiên virus nhân lên tại các mô lympho, gây nhiễm trùng huyết vào ngày thứ hai và ngày thứ năm, từ đó tạo phản ứng miễn dịch và kháng thể có thể xuất hiện vào ngày thứ năm và thứ sáu. Trong thời gian này virus có thể được thải ra ngoài qua phân vào ngày thứ tư, tối đa là vào ngày thứ năm, sau đó giảm
dần và chấm dứt vào ngày thứ chín. Trong quá trình gây nhiễm trùng huyết, virus đồng thời nhân lên ở tế bào lympho và tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm suy giảm miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột, bào mòn nhung mao ruột, gây viêm ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết.
Ở những chó con không có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnh tích trên cơ tim và gây ra bệnh ở dạng tim mạch.
Chỉ cần đưa một lượng nhỏ Parvovirus bằng 100 liều gây nhiễm mô nuôi
cấy DICT (Dose Infectieuse en Culture de Tissus) đủ gây nhiễm cho chó. Điều này cho thấy tác hại về mặt dịch tễ học do có lượng quá lớn virus trong phân (1
tỷ DICT/g phân) chó mắc bệnh (Nguyễn Như Pho, 2003; Taylor et al., 2002).
Hình 2.1. Sinh bệnh học của bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
trên chó (Trần Thanh Phong, 1996) 2.5.5. Triệu chứng
a. Dạng điển hình (viêm dạ dày ruột xuất huyết
Dạng này rất giống với bệnh Panleucopénie féline ở mèo. Thời gian nung bệnh từ 3 - 4 ngày. Tình trạng bỏ ăn, mệt lả, nôn mửa, 24 giờ sau bắt đầu tiêu chảy có máu. Ngày thứ tư và thứ năm của tiến trình bệnh thì phân có màu xám đỏ (Nguyễn Như Pho, 2003). Về Huyết học sự mất nước trầm trọng, tăng thân nhiệt (50%), giảm thiểu lượng bạch cầu (60 - 70% tổng số các trường hợp), chủ yếu
Qua đường miệng
Virus vào máu
Tủy xương Ruột Hạch bạch huyết và lách
Hoại tử những tế bào sinh lympho Hoại tử biểu mô ruột
Giảm thiểu tế bào lympho Viêm ruột/tiêu chảy Khỏi bệnh Chết
giảm bạch cầu trung tính và tế bào lympho đôi khi chỉ còn ít hơn 400 - 500 bạch
cầu/mm3 trong những trường hợp nghiêm trọng (Tô Dung và Xuân Giao, 2006).
Ở thể quá cấp con vật chết sau 3 ngày do trụy tim mạch trong khi đó thể cấp tính chết sau 5 - 6 ngày do hạ huyết áp và do tác động bội nhiễm của vi khuẩn. Tỷ lệ tử vong cao trên chó từ 6 - 10 tuần tuổi. Chó đã qua 5 ngày mắc bệnh thì thường có kết quả điều trị khả quan.
b. Dạng tim mạch
Dạng này rất hiếm gặp, có thể xảy ra trên những chó có kháng thể mẹ truyền hoặc không có kháng thể mẹ truyền. Dạng này thường thấy trên chó 2 tháng tuổi. Chó mắc bệnh thường chết đột ngột do suy hô hấp trong thời gian ngắn vì phổi bị phù. Do những biến đổi về bệnh tích ở van tim và cơ tim, từ đó xuất hiện những tạp âm ở tim hay những biến đổi về điện tim đồ (Nguyễn Như Pho, 2003).
c. Dạng thầm lặng
Những nghiên cứu huyết thanh học cho thấy một số chó mẫn cảm với bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng.
2.5.6. Tổn thương
a. Tổn thương đại thể
Niêm mạc ruột: Sung huyết, xuất huyết, lớp nhung mao ruột bị bào mòn, nhất là ở không tràng. Lách có màu sắc và hình dạng không đồng nhất. Dạ dày ta thấy niêm mạc xuất huyết một phần hay toàn bộ.Gan có thể sưng, túi mật căng. Hạch bạch huyết xuất hiện phù thũng, xuất huyết. Thể tim cho thấy phù thũng phổi, viêm cơ tim (Nguyễn Như Pho, 2003).
b. Tổn thương vi thể
Ruột hoại tử biểu mô tuyến Lieberkuhn, toàn bộ nhung mao ruột bị bào mòn.Trên cơ quan lympho ta thấy hoại tử và tiêu hủy những tế bào lympho trong mảng payer, trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và những hạt bạch huyết ở lách (Nguyễn Như Pho, 2003). Ở dạng tim viêm cơ tim khởi phát, phân tán nặng nề.
2.5.7. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán lâm sàng
Dựa trên triệu chứng, bệnh tích và yếu tố dịch tễ. Chủ yếu dựa vào các đặc điểm nhứ mức độ gây nhiễm lớn, thường gây ra trên chó từ 6 - 12 tuần
tuổi, phần lớn chó mắc bệnh có biểu hiện viêm ruột xuất huyết. tỷ lệ tử vong cao (trên 50%), điều trị tốt khi bệnh tiến triển trên 5 ngày (Phạm Sỹ Lăng và cs., 1998), cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây viêm ruột khác trên chó như viêm ruột do Coronavirus thì bệnh lây lan rất rộng nhưng không nguy hiểm nhiều cho chó bệnh, tiêu chảy từ 6 - 14 ngày, con vật mất nước, tỷ lệ tử vong thấp. Còn viêm ruột do Rotavirus thì bệnh gây tiêu chảy nhưng cách sinh bệnh chưa được biết một cách rõ ràng. Viêm ruột trong bệnh Care chó sẽ có triệu chứng hô hấp và thần kinh đặc trưng, thường sốt cao trong nhiều ngày
(40 – 41oC), viêm phổi, viêm ruột (hiếm khi có máu tươi), có thể gặp những
nốt sài, mụn mủ ở vùng da ít lông. Ở viêm dạ dày ruột trong bệnh do Leptospirosis gây ra tiến trình bệnh xảy ra nhanh với đặc điểm gây suy thận và nhiễm trùng huyết. Ngoài ra còn gặp các trường hợp viêm ruột ỉa chảy do ký sinh trùng (cầu trùng trên chó, giun lươn, giun đũa, giun móc...) hoặc gây tiêu chảy do các tác động gây co thắt hay tắc nghẽn.
b. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Tìm virus trong phân: có thể thực hiện nuôi cấy trên môi trường tế bào nhưng thời gian lâu dài và tốn kém. Cần lưu ý rằng sự tiêm chủng vaccine virus nhược độc dẫn đến bài virus trong 4 - 10 ngày, tuy yếu nhưng sự bài thải này có thể dẫn đến kết quả dương tính giả (Nguyễn Như Pho, 2003; Phạm Sỹ Lăng và cs., 1998). Chẩn đoán mô học làm tiêu bản, quan sát lông nhung ruột. Chẩn đoán huyết thanh học ta dùng phản ứng HI (dễ thực hiện, cho kết quả tương đối chính xác). Kháng thể xuất hiện trong máu khi bắt đầu tiêu chảy nhưng với hiệu giá thấp. Trên thực tế người ta thường dùng test ELISA để chẩn đoán (Nguyễn Như
Pho, 2003). Ở chẩn đoán bằng test CPV (Canine Parvovirus One - step Test Kit):
phát hiện kháng nguyên Parvovirus trong các mẫu phân. Thời gian cho kết quả
chỉ từ 5 - 10 phút. Tóm lại, ta có thể tìm virus trong phân của chó bị bệnh, ở thú bệnh bị chết ta tiến hành chẩn đoán mô học (ruột và cơ quan lympho).
2.5.8. Điều trị
Nguyên tắc của việc điều trị là chống nôn, chống mất nước, ngăn ngừa sự bội nhiễm của vi khuẩn.
Sử dụng kết hợp các biện pháp sau:
Truyền dịch nhằm bù đắp lại lượng nước mất do nôn mửa, tiêu chảy và tùy theo biểu hiện lâm sàng (nếp gấp ở da, hốc mắt trũng sâu) và sinh học
(hematocrite, proteine...). Việc bù đắp lượng nước phải có tính hệ thống và thường truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đường dưới da. Dung dịch này gồm nước sinh lý mặn để điều chỉnh lượng nước ngoại tế bào mất đi và nước sinh lý ngọt, acid amin thiết yếu để cung cấp năng lượng và protein. Việc bù đắp nước phải đầy đủ, ít nhất là 40 - 60 ml nước/kg thể trọng dùng trong 4 ngày. Các nhà khoa học khuyến cáo dùng dung dịch Ringer hay dung dịch gồm nước sinh lý mặn (1/3) và nước sinh lý ngọt (2/3) có thêm vào 20meq KCl/lít dung dịch (Lê Thanh Hải, 1990; Tô Dung và Xuân Giao, 2006). Chống nôn bằng Primperan. Để chống vi khuẩn bội nhiễm ta sử dụng Ampicilline hoặc Gentamycine hoặc phối hợp Sulfamide và Trimethoprime. Kết hợp phương pháp trợ sức dùng vitamin B, vitamin C, vitamin K. Bảo vệ niêm mạc dạ dày - ruột: dùng Phosphalugel và Actapulgite (Nguyễn Như Pho, 2003).
2.5.9. Phòng bệnh
a. Phòng bệnh bằng vệ sinh
Sát trùng chuồng nuôi chó bằng nước Javen pha loãng 1/30. Cách ly để theo dõi những chó mới nhập, nhưng việc cách ly này chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận vì virus có thể tồn tại trong bộ lông chó trong nhiều tháng. Chó phải thường xuyên tắm rửa sạch sẽ. Những người tiếp xúc với chó bệnh có thể trở thành vật mang trùng thụ động và thầm lặng.
b. Phòng bệnh bằng vaccine
Khó khăn lớn nhất trong việc phòng bằng vaccine là sự tồn tại của hàm lượng kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang, ngay tại thời điểm mất kháng thể này thì việc tiêm phòng sẽ trở lên rất có ý nghĩa. Những chó con có đủ lượng kháng thể từ mẹ sẽ không đáp ứng đối với vaccine.Sử dụng vaccine bằng đường tiêm vào cơ thể lúc 8 tuần tuổi và trên 12 tuần tuổi, lặp lại sau 1 năm và tiêm nhắc lại sau mỗi hai năm (Nguyễn Như Pho, 2003; Trần Thanh Phong, 1996). Để phòng bệnh cho cả đàn, nên tiêm phòng cho tất cả vào tuần tuổi thứ bảy, thứ chín và sau tuần thứ mười hai.
2.6. CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA MÁU CỦA CHÓ 2.6.1. Một số chỉ tiêu sinh lý máu ở chó 2.6.1. Một số chỉ tiêu sinh lý máu ở chó
Chỉ tiêu sinh lý của máu ở cơ thể chó khoẻ mạnh tương đối ổn định. Khi những chỉ tiêu này thay đổi vì bất kỳ lý do nào cơ thể đều rơi vào trạng thái bệnh
lý. Dựa vào những thay đổi này ta có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh lý của gia súc. Do đó, việc xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu trở thành khâu quan trọng không thể thiếu được trong công tác chẩn đoán.
Khi nghiên cứu sâu về đặc điểm bệnh lý ở chó mắc bệnh do Parvovirus
chúng tôi tiến hành kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý của máu cả về số lượng và chất lượng.
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm máu của 20 chó được mang đến điều trị tại phòng khám có triệu chứng lâm sàng đặc
trưng của bệnh do Parvovirus và có kết quả dương tính với test thử CPV và 20
chó khỏe (không có biểu hiện bệnh và âm tính với tets CPV) cùng lứa tuổi.
Hàm lượng huyết sắc tố (g/dL)
Huyết sắc tố là thành phần chủ yếu của hồng cầu. Hàm lượng huyết sắc tố là số gam hemoglobin chứa trong dL máu (g/dL). Hemoglobin có chức năng vận chuyển khí 02 và C02, vận chuyển các chất dinh dưỡng, điều hoà độ pH của máu, chức năng đệm (Bạch Quốc Tuyên, 1992).
Hàm lượng huyết sắc tố tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu. Số lượng hồng cầu
trong một mm3 máu giảm hoặc tăng hàm lượng huyết sắc tố cũng giảm hoặc tăng
theo. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong chẩn đoán
Tỷ khối hồng cầu (%)
Tỷ khối hồng cầu có thể tăng hay giảm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo Phạm Ngọc Thạch (2003) thì tỷ khối hồng cầu của chó khỏe từ 27,6 – 42,0%.
Thể tích trung bình của hồng cầu
Thể tích trung bình của hồng cầu là một chỉ tiêu đánh giá tình trạng sinh lý bình thường cũng như đánh giá tình trạng mất nước, thiếu máu của động vật. Áp suất thẩm thấu của máu hay của huyết tương gồm áp suất thể keo do protein huyết tương tạo nên và áp suất thẩm thấu tinh thể do nồng độ các muối hoà tan trong huyết tương quyết định. Cơ thể bình thường áp suất thẩm thấu của máu luôn ổn định do nước từ mô bào vào máu hay ngược lại một cách phản xạ do kích thước của hồng cầu thay đổi. Tuy nhiên khi chó mắc bệnh do Parvovirus gây mất nước và chất điện giải làm máu bị cô đặc, do đó thể tích trung bình hồng cầu giảm xuống.
Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (ρg)
chứa trong mỗi hồng cầu.
Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (g/dL)
Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu biểu thị độ bão hoà huyết sắc tố của hồng cầu theo tỷ lệ huyết sắc tố với thể tích khối hồng cầu tính bằng gam trong một dL.
Sức kháng hồng cầu (%)
Sức kháng hồng cầu là sức kháng của màng hồng cầu ở nồng độ muối NaCl loãng. Ở nồng độ muối NaCl loãng hồng cầu bắt đầu vỡ gọi là sức kháng tối thiểu và ở nồng độ NaCl loãng toàn bộ hồng cầu vỡ gọi là sức kháng tối đa của hồng cầu.
Khi cho hồng cầu vào dung dịch nhược trương thì hồng cầu sẽ phồng lên là nhờ màng hồng cầu có tính thẩm thấu. Nhưng sức đề kháng đó chỉ có giới hạn nếu dung dịch quá nhược trương thì hồng cầu sẽ bị vỡ gọi là dung huyết. Ngược lại cho hồng cầu vào dung dịch ưu trương thì nó sẽ bị teo nhở lại. Hồng cầu trong dung dịch đẳng trương sẽ giữ nguyên hình thái và thực hiện tốt chức năng của nó. Vì vậy việc thử sức kháng hồng cầu có ý nghĩa lớn trong việc bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp chó mắc bệnh do Parvovirus.
Số lượng bạch cầu (Giga/L)
Mỗi loại động vật đều có số lượng bạch cầu nhất định, chúng biến động, phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và bệnh lý của cơ thể. Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bào và tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Do vậy, cùng với việc xét nghiệm hồng cầu và các xét nghiệm về bạch cầu cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Công thức bạch cầu
Công thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm của 5 loại bạch cầu ái toan, ái kiềm, trung tính, lympho và đơn nhân lớn. Trong đó bạch cầu trung tính còn được phân chia thành bạch cầu trung tính nhân gậy và bạch cầu trung tính nhân đốt tuỳ thuộc vào sự thành thục của nhân. Công thức này ổn định trong cùng một loại nhưng khi bệnh chúng thay đổi. Khi bị nhiễm trùng bạch cầu trung tính và đơn nhân lớn tăng đột ngột, còn trong khi đang bình phục thì lâm ba cầu tăng
2.6.2. Một số chỉ tiêu sinh hóa của chó
trạng bệnh lý, đặc biệt là trường hợp rối loạn chức phận các cơ quan trong cơ thể như gan, thận dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học của máu, do đó những xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng giúp chúng ta chẩn đoán và theo dõi bệnh hiệu quả hơn
GOT, GPT (u/l)
GOT, GPT là 2 enzym trao đổi amin (transaminase), có nhiều ở các tổ chức của cơ thể. Trong các enzym trao đổi amin, GOT và GPT có hoạt độ cao hơn cả và có ứng dụng nhiều trong lâm sàng. GOT có nhiều ở tế bào cơ tim, GPT có nhiều ở tế bào nhu mô gan. GOT (glutamat Oxaloacetat Transaminase, hoặc AST (Aspartat transaminase), GPT (Glutamat pyruvat transaminase), hoặc ALT (Alanin transaminase). Chúng có vai trò xúc tác các phản ứng trao đổi amin. Chính vì vậy việc xác định hoạt độ GOT, GPT có ý nghĩa rất quan trọng, cho phép đánh giá mức độ tổn thương (hủy hoại) tế bào nhu mô gan.
Ure (mmol/l)
Chỉ số Ure huyết ở chó mắc bệnh cao hơn bình thường. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê sinh học (P < 0,05). Theo Đỗ Đình Hồ (2005), chỉ số urea huyết đánh giá thể tích huyết tương và áp suất máu. Chỉ số Urea huyết tăng do xuất huyết tiêu hóa làm giảm áp suất máu hoặc giảm thể tích huyết tương khi đó lưu lượng máu
đến thận giảm làm cho Urea huyết tăng. Do khi chó nhiễm bệnh do Parvovirus cơ
thể suy nhược, suy tim, làm cho lưu lượng máu đến thận giảm dẫn đến Urea huyết tăng. Ngoài ra chó bị mất nước, ít tiểu cũng đều làm Urea huyết tăng.
Creatinine (µmol/l)
Creatinine là một chất có nitơ của máu ổn định nhất, sự tổng hợp nội sinh của nó không ảnh hưởng bởi chế độ ăn và bởi sự thoái hóa protid (Đỗ Đình Hồ, 2005). Sự sản xuất Creatinin hằng ngày thực tế chỉ phụ thuộc vào khối lượng của cơ bắp. Do đó thông thường khi bị các bệnh về cơ thì Creatinine giảm
Hàm lượng đường huyết (mmol/l)
Ở chó khỏe, hàm lượng đường huyết trung bình 5,29 ± 0,17 mmol/l
Độ dự trữ kiềm (mg%)
Độ dự trữ kiềm trong máu là lượng muối NaHCO3 tính bằng mg có trong 100 ml máu (mg%). Trong quá trình trao đổi chất cơ thể sinh ra các loại axit là chủ yếu, các muối kiềm trong máu có thể trung hòa các loại axit đi vào máu, nhờ đó giữ cho độ pH trong máu không đổi
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu các giống chó ở mọi lứa tuổi được chẩn đoán mắc
bệnh do Parvovirus tại Mỹ Hào, Hưng Yên.