Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu SKKN một số KINH NGHIỆM xây DỰNG kế HOẠCH và PHƯƠNG PHÁP GIẢNG dạy PHÒNG CHỐNG đuối nước CHO học SINH THPT (Trang 40 - 41)

IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm

3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 1 Chọn mẫu thực nghiệm

3.2.2.1. Đánh giá định tính

Qua việc áp dụng dạy học phòng chống đuối nước gắn liền môn giáo dục thể chất, đặc biệt là với môn tự chọn bơi và bằng việc sử dụng cách thức phân bổ thời điểm, tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi, khám phá tri thức, HS đã được phát triển nhiều năng lực, kỹ năng, cụ thể:

- Phát triển năng lực tự chủ: Chủ động tìm tòi qua tài liệu, qua cuộc sống và áp dụng vào cuộc sống các em đã có cách nhìn biện chúng về vấn đề tai nạn cuộc sống ... HS đã có lập luận, nhìn nhận, nhận định và phản biện rõ ràng. Bài báo cáo của các em có bố cục đầy đủ, minh hoạ rõ ràng, hoặc thuyết trình nội dung chất lượng, diễn đạt mạch lạc,...

- Phát triển năng lực báo cáo: Lúc đầu học sinh còn e ngại, chưa thực sự mạnh dạn trong quá trình báo cáo. Nhưng càng về sau các em mạnh dạn hơn, phối hợp tốt giữa lời nói cùng nội dung và hình ảnh minh hoạ, lôi cuốn, hấp dẫn thuyết phục người nghe.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trong làm việc nhóm: đã phân công nhiệm vụ phù hợp với từng cá nhân trong nhóm. Có sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp với nhau hiệu quả để nhiệm vụ khảo sát, tìm tòi, học tập tiến hành đúng kế hoạch. Có sự thi đua giữa các nhóm tạo không khí học tập sôi nổi và hứng thú.

- Phát triển năng lực đánh giá: Qua quá trình theo dõi sản phẩm và báo cáo sản phẩm của các nhóm, học sinh đã hình thành năng lực tự đánh giá nhiệm vụ học tập của nhóm mình, đánh giá nhiệm vụ học tập của nhóm khác một cách khách quan và chính xác.

- Phát triển năng lực tái hiện: Qua quá trình theo dõi báo cáo sản phẩm của các nhóm, HS đã lĩnh hội kiến thức để tự trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức yêu cầu đặt ra của bài học.

- Năng lực tự chủ,tự học: HS đã chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, tự lên kế hoạch, tự thu thập tìm kiếm xử lí thông tin, biết chọn lọc thông tin trọng điểm, chất lượng, liên quan đến nội dung cốt lõi của bài học.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Việc HS tìm kiếm khai thác mạng internet, sử dụng máy tính, máy ảnh, … của HS khá thành thạo và hoàn thành báo cáo bằng, ảnh, video trình chiếu, làm minh chứng khá ấn tượng.

Về ý thức và hiệu quả giờ học:

- Học sinh lớp TN đều tham gia vào các hoạt động học tập, các em rất hứng thú khi tham gia hoạt động trải nghiệm, giờ báo cáo và học tập trên lớp cũng rất tích cực, sôi nổi. Không khí lớp học sôi động hơn, học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc.

Đối với lớp đối chứng có trình độ gần như tương đương với lớp thực nghiệm, đa số các em không tỏ ra hứng thú trong quá trình học, rụt rè, mất tự tin, thấy thiếu

kiến thức, kỹ năng khi tham gia trả lời câu hỏi. Học sinh rất hạn chế khi giải quyết các các vấn đề, đuối nước và học bơi và các ứng dụng của bài học trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu SKKN một số KINH NGHIỆM xây DỰNG kế HOẠCH và PHƯƠNG PHÁP GIẢNG dạy PHÒNG CHỐNG đuối nước CHO học SINH THPT (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)