- Biện pháp(1,0đ)
DỰ ÁN: ỨNG DỤNG KHOA HỌC KĨ THẬT VÀO SẢN XUẤT TƢƠNG NAM ĐÀN
NAM ĐÀN
Thành viên nhóm 2: Võ Trung Hợp, Đặng Mạnh Hùng, Nguyễn Quốc Huy, Phạm Trường Huy, Bùi Thị Thùy Hương, Hà Văn Khánh, Nguyễn Lê Trung Khánh, Đặng Văn Linh, Nguyễn Thị Thùy Linh, Hoàng Nghĩa Long.
Nội dung:
1.Gới thiệu về sản xuất Tương Nam Đàn
2.Ứng dụng KHKT vào sản xuất Tương Nam Đàn 3.Quảng bá sản phẩm sản xuất Tương Nam Đàn
Giới thiệu về sản xuất Tương Nam Đàn
Tương là một loại nước chấm lên men thịnh hành ở Việt Nam với nguyên liệu chủ yếu là từ đậu tương. Các địa phương nổi tiếng với tương là làng Bần (Hưng Yên), Nam Đàn (Nghệ An) và Cự Đà (Hà Nội). Trong đó, tương Nam Đàn có sự khác biệt hơn cả bởi nó là tương mảnh, hạt đậu chỉ xay vỡ thành mảnh chứ không nát như tương Bần. Tương Nam Đàn không có màu nâu giống tương Bần mà là màu sánh như mật ong rất bắt mắt. Không ai rõ tương Nam Đàn xuất hiện từ khi nào nhưng nó đã trở thành loại nước chấm truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn của người dân xứ Nghệ. Cũng chính vì sự thơm ngon, dân dã của nó mà có câu ca dao "nhút Thanh
Chương, tương Nam Đàn”. Bất kỳ gia đình nào ở huyện Nam Đàn cũng biết cách làm tương và có bí quyết riêng để làm món tương ngon. Nhưng công thức chung đều phải là đảm bảo nguyên liệu đạt chất lượng và thực hiện các công đoạn tỉ mỉ.
Quy trình sản xuất Tƣơng truyền thống và quá trình áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản phẩm.
Cách chế biến truyền thống.
Công đoạn đầu tiên chính là chọn nguyên liệu làm tương như đậu nành, gạo nếp hoặc ngô, muối và nước.Tiếp theo là quy trình làm mốc. Trước đây, người dân Nam Đàn chủ yếu dùng ngô nếp làm nguyên liệu chính để sản xuất mốc, sau này họ thay đổi sử dụng gạo nếp có vị ngậy hơn. Người ta phải lựa chọn những hạt gạo nếp chắc, to tròn, nếp chín mùa và có mùi thơm. Sau đó mang đi vo sạch và nấu chín thành xôi rồi tiến hành trải đều ra nong. Khi xôi nguội, người dân rưới đều lên một lớp nước chè đặc và đem ủ kín bằng lá nhãn trong 10 ngày. Sau đó, nếu mốc có màu hoa cải