A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. (4 phút)
a,Mục tiêu: giúp học sinh nhận biết được các nước ở khu vực Đông Nam Á đã
tham gia thành lập tổ chức ASEAN tạo hứng thú tìm hiểu về các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
b,Phương thức:
Bước 1. Gv tổ chức trò chơi Nhận diện lịch sử qua sử dụng giáo án PP kết hợp câu hỏi khái quát. Gv chiếu hình ảnh yêu cầu học sinh nhận diện các quốc gia Đông Nam Á qua hình ảnh trên và sau đó trả lời câu hỏi.
CH: Qua các hình ảnh trên các em hãy kể tên các quốc gia trên và nêu rõ vai trò
của các quốc gia đó đối với khu vực Đông Nam Á những năm 50-60 của thế kỉ XX ?
45
V
Inđônêxia Singapo
Thái lan Malayxia
Philippin
Bước 2. Học sinh trình bày những hiểu biết của mình về các nước trên trong tổ chức Asean , trả lời câu hỏi.
Bước 3. Gv tổng hợp khái quát và rút ra kết luận.
c,Sản phẩm: Học sinh làm rõ nội dung câu hỏi, gv hoàn chỉnh bổ sung
+ Tên các quốc gia là: Inđônêxia,Singapo, Thái Lan, Malaysia, Philippin
+ Vai trò các nước này trong năm 50-60 của thế kỉ XX ở khu vực Đông Nam Á là thành viên thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á( viết tắt ASEAN) Gv chuyển tiếp vào bài : Vậy sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) tình hình các nước Đông Nam Á như thế nào? Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN ra sao chúng ta sẽ cùng vào tìm hiểu: Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.( 16 phút)
Ở mục này giáo viên sử dụng video kết hợp với khả năng tập trung cao của học sinh trong quá trình xem video để hoàn thành Phiếu học tập kết hợp trả lời câu hỏi liên hệ, vận dụng.
46
a,Mục tiêu : Hs nắm được sự hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN đồng
thời giúp học sinh liên hệ các hoạt động hợp tác gần đây của tổ chức ASEAN.
b,Phương thức:
Bước 1. - Sau phần khởi động Gv đặt luôn câu hỏi để hỏi về hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và giao phiếu học tập cho học sinh.
CH: Nguyên nhân nào dẫn tới việc 5 nước Inđônêxia, Singapo, Thái Lan, Malaysia, Philippin quyết định thành lập tổ chức ASEAN?
- cho học sinh xem video kết hợp hoàn thành Phiếu học tập. Đường link: https://www.youtube.com/watch?v=iR0Och2hRHU
50 năm thành lập ASEAN - Và hoàn thành phiếu học tập sau
TT Lĩnh vực Nội dung cơ bản
1 Nguyên nhân
2 Thời gian thành lập 3 Thành viên sáng lập 4 Mục tiêu hoạt động 5 Các hoạt động tiêu biểu 6 Quan hệ Việt Nam -ASEAN 7 Quá trình mở rộng tổ chức
47
CH1: Em hãy cho biết hiện nay các quốc gia Đông Nam Á hợp tác trên những
lĩnh vực nào? Những lĩnh vực nào được tăng cường trong giai đọan hiện nay? Vì sao??
- Gv tiếp tục cho học sinh xem ảnh về sự hợp tác chung tay chống Covid19 của các nước ASEAN ( Phụ lục ) và yêu cầu học sinh rút ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN.
CH2: Nêu các nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN ? Việt Nam và các
nước trong khu vực Đông Nam Á đã vận dụng nguyên tắc nào để giải quyết vấn đề Biển Đông ?
Bước 2. Học sinh trình bày .
Bước 3. Gv tổng hợp khái quát và rút ra kết luận.
c,Sản phẩm: Học sinh hoàn thành Phiếu học tập (phụ lục )
CH1:
+ Các lĩnh vực hợp tác của các nước ASEAN là : Y tế, quốc phòng, du lịch, chia sẻ nhu yếu phẩm, thiết bị y tế, hỗ trợ công dân
+ Lĩnh vực được tăng cường hiện nay là quốc phòng, y tế, chia sẻ nhu yếu phẩm, thiết bị y tế, hỗ trợ công dân
+ Vì : ->do đại dịch Covid 19 nên cần hợp tác chia sẻ các vấn đề, y tế, an sinh xã hội
->Do vấn đề Đường lưỡi Bò ở biển Đông của Trung Quốc nên các quốc gia ASEAN cần chung tay hợp tác bảo vệ khu vực Đông Nam Á.
CH2:
+ Các nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội
.+ Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á đã vận dụng nguyên tắc
giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề Biển
Đông ?
Hoạt động 2. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ ( 10 phút)
a, Mục tiêu: - Học sinh tóm tắt được những nét sơ lược về cuộc đấu tranh giành
độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
b, Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh.
48 - Hoàn thành sơ đồ tư duy theo mẫu. - Hoàn thành sơ đồ tư duy theo mẫu.
c,Sản phẩm: Học sinh hoàn thành sơ đồ (phụ lục ), Gv nhận xét đánh giá, bổ
sung kiến thức.
Hoạt động 3. Công cuộc xây dựng dất nƣớc của nhân dân Ấn Độ ( 8 Phút)
a, Mục tiêu: Học sinh tóm tắt được những thành tựu cơ bản của nhân dân Ấn Độ
trong công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành độc lập.
b, Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Tìm hiểu nội dung mục II.2 trang 34 SGk Lịch sử lớp 12. - Thực hiện hoạt động nhóm.
+ Nhóm 1. Tìm hiểu các thành tựu về kinh tế.
+ Nhóm 2. Tìm hiểu các thành tựu về khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục. + Nhóm 3.Tìm hiểu về chính sách đối ngoại .
+ Nhóm 4. Nhận xét đánh giá về những thành tựu mà Ấn Độ được trong thời kì xây dựng đất nước. Rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng đất nước của Việt Nam.
c,Sản phẩm: Học sinh trình bày
+ Về kinh tế: Trong công nghiệp đến những năm 80 của thế kỉ XX Ấn Độ đứng hàng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Trong nông nghiệp thực hiện cuộc “Cách mạng Xanh” là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới.
Diễn biến
chính
Bối cảnh
49 + Về khoa học kĩ thuật,văn hóa ,giáo dục.Cường quốc về công nghệ phần mềm, + Về khoa học kĩ thuật,văn hóa ,giáo dục.Cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. Cuộc “Cách mạng chất xám” đưa Ấn Độ trở thành cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
+ Về đối ngoại.theo đuổi chính sách hòa bình , trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Ngày 1/7/1972 Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
+ Nhận xét: - Trong thời kì xây dựng đất nước Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực nhất là về khoa hoc kĩ thuật đã trở thành cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới, vai trò quốc tế cũng ngày được nâng cao. - Bài học để lại cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là chú trọng phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất.