-Thiết bị dạy học: Tranh ảnh có liên quan đến bài học, phim tư liệu về Đông Nam Á và Ấn Độ sau CTTG2
- Phiếu học tập, máy tính có kết nối với máy chiếu
-Học liệu: SGK, SGV, giáo trình Lịch sử thế giới, tài liệu tham khảo khác. - Lược đồ khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới hai.
II.Tiến trình dạy học.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(3 phút)
a, Mục tiêu. Với việc học sinh quan sát lược đồ các nước Đông Nam Á các em
có thể biết được những nét chính về khu vực Đông Nam Á như điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa nhưng chưa biết được sau Chiến tranh thế giới thứ hai khu vực này có những biến đổi sâu sắc tác động đến từng quốc gia và cả khu vực. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
b. Phương thức.
Bước 1.Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: quan sát lược đồ khu vực Đông Nam Á kết hợp với kiến thức đã học để thảo luận các vấn đề:
Lƣợc đồ các nƣớc Đông Nam Á
1. Đông Nam Á gồm bao nhiêu quốc gia? Nêu những hiểu biết về khu
39 Bước 2.Học sinh hoạt động các nhân, giáo viên quan sát và hỗ trợ.Giáo viên Bước 2.Học sinh hoạt động các nhân, giáo viên quan sát và hỗ trợ.Giáo viên yêu cầu 2- 3 học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau
Bước 3.Giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm để làm tình huống kết nối vào bài mới.
c. Sản phẩm
Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia (HS kể tên các quốc gia) là vùng rộng lớn giàu tài nguyên thiên nhiên , sớm bị các nước thực dân đế quốc xâm lược và đa số các quốc gia ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hay phụ thuộc các đế quốc.
Gv chuyển tiếp:Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thế giới bước vào một cuộc chiến tranh mới: Chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á và Ấn Độ diễn ra như thế nào? Sau khi giành độc lập các nước này đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước đạt được kết quả như thế nào? Những vấn đề đó chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN (hoạt động cá nhân, cặp đôi, cả lớp)( 16 phút)
a, Mục tiêu: HS trình bày được hoàn cảnh, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN.
b,Phương thức
Bước 1.Gv yêu cầu hs đọc thông tin SGK 12 trang 4,5,6, để trả lời các câu hỏi sau:
+ Tổ chức ASEAN được thành lập trong hoàn cảnh lịch sử nào?
+ Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, quá trình hoạt động của tổ chức này là gì?
Bước 2. Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi và hoạt động cả lớp thực hiện theo yêu cầu, sau đó báo cáo kết quả. Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
Bước 3. GV nhận xét đánh giá, tổng hợp khái quát kết luận.
c, Gợi ý sản phẩm:
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Sau khi giành độc lập, nhiều nước trong khu vực bắt tay vào xây dựng kinh tế nhưng gặp khó khăn và thấy cần phải hợp tác với nhau để cùng phát triển.
40 + Các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới ngày càng nhiều đã cổ vũ các nước + Các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới ngày càng nhiều đã cổ vũ các nước ĐNA liên kết với nhau.
=> Do đó, 8/8/1967, Hiệp hội các nước ĐNA( ASEAN ) được thành lập tại Băng Cốc( T.Lan) gồm 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các vụ tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội
- Quá trình hoạt động:
+ Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức còn non yếu, hoạt động lỏng lẻo và chưa có ảnh hưởng lớn.
+ Từ sau Hiệp ước Bali (Inddônêxia, tháng 2/1976) đến nay: ASEAN hoạt động khởi sắc hơn, có ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên thế giới:
+ Tháng 1/1984, Brunây gia nhập ASEAN
+ Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức. + Tháng 9/1997, Lào và Mianma là thành viên thứ 8 và 9 của ASEAN
+ Tháng 4/1999, Campuchi được kết nạp, nâng tổng số thành viên của ASEAN lên 10 nước.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ (10 phút)
a, Mục tiêu: - Học sinh tóm tắt được những nét sơ lược về cuộc đấu tranh giành
độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
b, Phương thức: Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
Bước 1. - GV dùng bản đồ treo tường hoặc trong SGK-Hình 12 giới thiệu khái quát cho HS biết về quốc gia Ấn Độ: Là quốc gia đông dân thứ hai thế giới, với 1 tỉ 20 triệu người (năm 2000), diện tích gần 3,3 triệu km2
- Sau đó GV giao nhiệm vụ cho học sinh HS hoạt động cá nhân và trao đổi cặp đôi để tìm hiểu các vấn đề sau.
+ Sau Chiên tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ có gì nổi bật?
41 Bước 2. -Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.Trong quá trình Bước 2. -Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
- Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm, các học sinh khác theo dõi và góp ý dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước 3. GV nhận xét đánh giá, tổng hợp khái quát kết luận.
c, Gợi ý sản phẩm .
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ tại nhiều nơi dưới nhiều hình thức khác nhau: Bom Bay, Cancútta, Mađrát,…
- Trước sức ép từ phong trào đấu tranh của nhân dân, thực dân Anh phải nhượng bộ: Thi hành phương án Maobatton là tách thành Ấn Độ thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakixtan.
- Không thoả mãn với chế độ tự trị, Đảng quốc đại của Ấn Độ do G.Nêru đứng đầu lãnh đạo nhân dân tiếp tục đứng lên đấu tranh.
- Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập, nước Cộng hoà Ấn Độ ra đời.
+ Gv nhận xét, bổ sung các sản phẩm của hs và chốt vấn đề.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về công cuộc xây dựng dất nƣớc của nhân dân Ấn Độ (8 phút)
a, Mục tiêu: Học sinh tóm tắt được những thành tựu cơ bản của nhân dân Ấn Độ
trong công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành độc lập.
b, Phương thức: Hoạt động cá nhân.
Bước 1. - GV trình bày nêu vấn đề: Sau khi giành độc lập, Ấn Độ bước vào thực hiện những cải cách kinh tế, chính trị xã hội và văn hoá nhằm xoá bỏ nghèo nàn, thủ tiêu tàn tích xã hội cũ, xây dựng đất nước vững mạnh, phồn vinh.
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh theo hoạt động cá nhân
+ Nhân dân Ấn Độ đã giành được những thành tựu gì trong công cuộc xây dựng
đất nước?
+Thế nào là cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng chất xám”?
Bước 2. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
- Học sinh trình bày sản phẩm, các học sinh khác theo dõi và góp ý dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
42 Bước 3. GV nhận xét đánh giá, tổng hợp khái quát kết luận GV: Nhận xét, Bước 3. GV nhận xét đánh giá, tổng hợp khái quát kết luận GV: Nhận xét, trình bày phân tích và kết luận (dựa vào các ý chính, số liệu có trong SGK: về công nghiệp, nông nghiệp, khoa học-kĩ thuật, chính sách đối ngoại).
c, Gợi ý sản phẩm
Thành tựu
+ Nông nghiệp: Ấn Độ đã thực hiện cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, nhờ đó đã tự túc được lương thực. Từ 1995, xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới. + Công nghiệp: Trong thập niên 80, Ấn Độ đứng hàng thứ 10 thế giới về xuất khẩu công nghiệp, đã chế tạo được nhiều máy móc hiện đại.
+ Khoa học – kĩ thuật: Đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. Thực hiện cuộc “cách mạng chất xám” và trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. thử thành công bom nguyên tử (1974), phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo (1975)
+ Đối ngoại: Thực hiện chính sách hoà bình, trung tập tích cực.