D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (3 phút)
PHẦN III KẾT LUẬN 1 Kết luận.
1. Kết luận.
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp sử dụng tin tức thời sự trong dạy học phần Lịch sử thế giới ( chương trình lớp 12) nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử” đã giúp giáo viên vận dụng kiến thức mới, thực tế, cập nhật tin tức thời sự vào phần Lịch sử thế giới hiện đại - phần kiến thức khó, đa dạng, sinh động của môn Lịch Sử đã giúp cho học sinh rèn luyện các khả năng tự lực, nhạy bén trong cuộc sống như: khả năng liên hệ thực tế các vấn đề học tập vào cuộc sống, khả năng tự học, khả năng tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác... đồng thời khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức của học sinh.
Sáng “Một số biện pháp sử dụng tin tức thời sự trong dạy học phần Lịch sử
thế giới ( chương trình lớp 12) nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử” có ý nghĩa vô cùng cần thiết đối với nhận thức của học sinh. Tuy
nhiên cách thức tổ chức giảng dạy và vận dụng một cách nhẹ nhàng là điều cần thiết. Tránh tình trạng liên hệ một cách miễn cưỡng sẽ làm cho nội dung bài dạy trở nên nặng nề. Áp dụng các vấn đề thực tế phải biết lựa chọn đúng nội dung bài, thời gian hợp lí trong giờ học mới cuốn hút sự chú ý, tập trung của học sinh tạo không khí thoải mái trong tiết học, mới tạo được ý thức học tập và yêu thích bộ môn.
Đặc biệt khi đánh giá kết quả của học sinh trong khâu liên hệ thực tiễn những vấn đề tự nhiên và kinh tế - xã hội tuy chưa phải là khâu tối ưu trong phương pháp giảng dạy nhưng lại là khâu rất cần thiết giúp giáo viên đánh giá chính xác hơn ưu điểm của từng học sinh, khắc phục lối học tủ, học vẹt làm giảm vai trò tích cực, chủ động và tự học của học sinh trong quá trình học tập. Từ đó giúp giáo viên nắm được mức độ phân hóa về trình độ học lực của học sinh trong lớp giúp giáo viên tự điều chỉnh và hoàn thiện phương pháp truyền giảng sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh nhằm nâng cao khả năng tái hiện và vận dụng kiến thức của các em học sinh sau mỗi bài học.
Vì thế sáng kiến kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả học tập tốt hơn cho học sinh trong quá trình học tập góp một phần vào đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm tòi sáng tạo của người giáo viên để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy trong công tác dạy học.