5. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Tại Việt Nam, cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, các DN hoạt động trong môi trường chính sách và pháp lý thích hợp sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh vai trò và tiềm năng rất to lớn của mình trong việc sản xuất hàng hoá, máy móc, thiết bị để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sản xuất của
người lao động, tạo ra được sự phát triển cân đối giữa các vùng kinh tế… Chính vì vậy hoạt động của các doanh nghiệp này cần phải có sự quan tâm, phối hợp và giúp đỡ nhiều hơn nữa của Nhà nước, các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương.
Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên giúp đỡ các NHTM đào tạo và nâng cao nghiệp vụ thẩm định tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần rà soát lại các văn bản pháp luật hiện hành, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng nói chung cũng như quy trình cho vay nói riêng, để tránh sự chồng chéo, trái ngược nhau.
Ngân hàng Nhà nước cần:
Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn việc thi hành Luật và các văn bản khác một cách rõ ràng, chính xác và hạn chế sự thay đổi trong một thời gian ngắn.
Các đơn vị tham mưu thuộc NHNN bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, ổn định mặt bằng lãi suất, tỷ giá, tạo điều kiện phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Cần áp dụng một cách linh hoạt những công cụ như: lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở… để điều tiết cung cầu tiền tệ trên thị trường và những diễn biến bất thường của lãi suất. Tránh tình trạng để nền kinh tế bị “khát” vốn hay bị “đóng băng” về vốn, đồng thời tránh sự can thiệp quá sâu về mặt kỹ thuật nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước vào hoạt động của các NHTM.
Cần có một quy chế cho vay và quy chế miễn giảm lãi áp dụng riêng đối với các DNV&N để các NHTM có căn cứ cụ thể hơn nữa trong việc thực hiện cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động này có thể được tiến hành theo phương thức giám sát từ xa hay kiểm tra tại chỗ. Bên cạnh việc tìm ra những bất cập trong hoạt động cho vay của các NHTM, công tác thanh tra còn phải nêu lên những kiến nghị, giải pháp để tháo gỡ, sửa chữa cho các NHTM để từ đó nâng cao được chất lượngquản lý của NHTM trong việc cho vay, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ công tác làm thanh tra, tránh một tình trạng phổ biến hiện nay là một số cán bộ có trình độ chuyên môn thấp khi vào thanh tra NHTM không phát hiện được những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro của các món vay hay của khách hàng vay. Một số khác do không nắm chắc quy trình cho vay và các văn bản có liên quan hiện hành nên đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu không cần thiết, không sát với thực tế, không tập trung thanh tra vào nội dung chủ yếu của công tác cho vay, dẫn đến hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát chưa cao.
NHNN cần thiết phải đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa vai trò của trung tâm thông tin tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng là tổ chức trung gian đứng ra thu thập, cung cấp vàchia sẻ thông tin cho các tổ chức tín dụng. Việc chia sẻ thông tin sẽ ngăn chặn những khách hàng xấu tiếp cận tín dụng. Đồng thời, nó cũng giúp các khách hàng tốt có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng với mức lãi suất thấp hơn do giảm chi phí điều tra thông tin. Qua đó giúp các tổ chức tín dụng có thể tăng trưởng dư nợ, và giúp các cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng.
dụng công, CIC có 02 chức năng chủ yếu sau:
Thu thập thông tin tín dụng về người vay từ các tổ chức tín dụng và cung cấp thông tin trở lại cho các tổ chức tín dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh.
Cung cấp thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước để đưa ra các quy định về giám sát các tổ chức tín dụng nhằm góp phần đảm bảo an toàn, phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Trong những năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng hồ sơ thông tin khách hàng của Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là rất nhanh.
Tuy nhiên, hiện nay với tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng ước tính là 30%/năm cùng với tốc độ tăng trưởng chóng mặt về khách hàng của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế; thì vai trò cũng như nhiệm vụ của trung tâm thông tin tín dụng CIC trong những năm tới là hết sức nặng nề. Để xây dựng hệ thống thông tin tín dụng lớn, phục vụ đắc lực cho hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cần thiết phải có những biện pháp sau đối với các tổ chức tín dụng:
Đổi mới công nghệ, tăng cường các trang thiết bị hiện đại cho Trung tâm để tạo điều kiện tốt nhất cho việc thu thập, cung cấp và xử lý các thông tin.
Tích cực phối hợp với các tổ chức tín dụng và các cơ quan hữu quan trong việc thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin nhằm xây dựng kho dữ liệu cho hệ thống thông tin tín dụng Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng và chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Vì thế việc phát triển tín dụng Ngân hàng cho các doanh nghiệp này là chiến lược của các Ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt nói riêng.
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:
Một là, luận văn trình bày tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng cho vay đối với khách hàng DN, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nhu cầu vốn của khách hàng DN, đặc biệt đi sâu đề xuất các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với khách hàng DN của NHTM.
Hai là, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng chất lượng cho vay đối với khách hàng DN ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt cùng những vấn đề đặt ra trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng. Qua đó, luận văn rút ra những thành công trong công tác nâng cao chất lượng cho vay khách hàng DN tại ngân hàng thời gian qua. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục và những nguyên nhân của những hạn chế đối với việc nâng cao chất lượng cho vay khách hàng DN ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt.
Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt, luận văn đưa
ra các nhóm giải pháp nâng cao chất lương hoạt động tín dụng DN tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt.
Bốn là, luận văn đưa ra những đề xuất kiến nghị đến Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt, để giúp cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt có thể mở rộng thị phần tín dụng đồng thời giúp cho các Doanh nghiệp dễ dàng hơn khi tiếp cận với nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.
Do hiểu biết của bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn chế nên luận văn của tôi không thể tránh khỏi một số khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như bạn đọc quan tâm đến đề tài để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
1. Mùi Minh Họa (2020) “Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Hoàn Kiếm”.
2. Nguyễn Thị Phương Lan (2015) với nghiên cứu:”Nâng cao chất lượng cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm”.
3. Nguyễn Hải Anh (2015) với nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An”.
4. Nguyễn Đình Huân (2014), “Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Phương Đông”.
5. Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
6. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb. Thống Kê, Hà Nội
75. Võ Đức Tâm (2015), “ Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh”,
8. Quốc hội, Luật số 59/2020/QH14 ký ngày 17 tháng 6 năm 2020 về Luật Doanh nghiệp
9. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng.
10. Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử
11. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về việc các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
12. Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2017; năm 2018 và năm 2019.
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
Tôi là: Đoàn Kim Oanh đang thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ “Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank”.
Để có cơ sở đánh giá chính xác, khách quan “Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank” từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank. Kính mong ông (bà) bớt chút thời gian cung cấp thông tin bằng cách khoanh tròn ý ông (bà) lựa chọn vào bảng câu hỏi dưới đây. Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin được cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Rất mong sự giúp đỡ của ông (bà)!
Thông tin về người khảo sát
Họ và tên: ... Cơ quan/DN công tác ... Địa chỉ:...
bao nhiêu lần từ trước đến nay?
A. Chưa lần nào B. 1 lần
C. Từ 1-3 lần D. Nhiều hơn 3 lần
Câu 2: Doanh nghiệp của ông (bà) có vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt không?
A. Chưa bao giờ B. Một vài lần C. Thường xuyên
Câu 3: Địa điểm giao dịch của tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt có đem lại sự thuận tiện trong giao dịch cho doanh nghiệp của ông (bà) không?
A. Có B. Không
Câu 4: Ông (bà) đánh giá lãi suất cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt so với các ngân hàng khác trên địa bàn?
A. Thấp hơnB. Bằng C.Cao hơn
Câu 5: Ông (bà) đánh giá về hồ sơ, thủ vay vốn tại Ông (bà) đánh giá Đơn giản B. Bình thường C. Phức tạp
Câu 6: Ông (bà) đánh giá thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt đang áp dụng
A. Phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
B. Không phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Câu 7: Ông (bà) đánh giá trình độ nghiệp vụ của đội ngũ tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt?
Việt?
A. Nhiệt tình, chu đáo B. Bình thường C. Chưa nhiệt tình, chu đáo
các hình thức cho vay KHDN hiện nay tại ngân hàng?
Câu 9: Ông (bà) đánh giá công tác chăm sóc khách hàng (mối quan hệ giao dịch, việc tiếp nhận xử lý, yêu cầu thắc mắc, khiếu nại của khách hàng?
A. Tốt B. Bình thường C. Không tốt
Câu 10: Ông (bà) đánh giá cơ sở vật chất (trụ sở, máy móc, thiết bị…) của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt?
A. Hiện đại, tốt B. Bình thường C. Lạc hậu
Câu 11: Ông (bà) đánh giá các dịch vụ hỗ trợ (chuyển tiền, tiết kiệm, kho quỹ …) tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt?
A. Tốt B. Bình thường C. Không tốt
Câu 12: Ông (bà) đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt đáp ứng như thế nào đối với nhu cầu của khách hàng?
A. Đáp ứng tốt B. Đáp ứng ở mức trung bình C. Chưa đáp ứng
Câu 13: Ông (bà) đánh giá như thế nào về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt trong những năm gần đây (2017 đến 2019)?
A. Đa dạng, phong phú
B. Còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng trên địa bàn.
Câu 15: Ông (bà) đánh giá như thế nào về quá trình giải ngân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt hiện nay?
A. Kịp thời, nhanh chóng, an toàn. B. Chậm trễ, nhiều thủ tục.
Câu 16: Ông (bà) đánh giá như thế nào về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt?
A. Rất tốt B. Tốt C. Bình thường