Quá trình hình thành và phát triển của LienVietPostBank

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 49)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Tổng quan về LienVietPostBank

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của LienVietPostBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây chính là giai đoạn nhạy cảm nhất của nền kinh tế khi Việt Nam và thế giới đang đứng trước cơn bão khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, với uy tín sức mạnh của các cổ đông sáng lập như Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO), LienVietPostBank đã nhanh chóng trưởng thành và khẳng định vị thế của mình trên thương trường.

Trong chiến lược kinh doanh của mình, LienVietPostBank không hề giấu giếm khát vọng và hoài bão to lớn: quyết tâm trở thành ngân hàng số 01 Việt Nam về hiện đại hóa, chuyên nghiệp, năng động, đổi mới và chữ tín trong hoạt động và phấn đấu trở thành Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. “Tất cả từ con người, vì con người”, là giá trị cốt lõi, để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời, LienVietPostBank cũng thực hiện chiến lược đại dương xanh: Sẵn sàng hoạt động kinh doanh với mọi áp lực cao nhưng chỉ có đối tác, không có đối thủ, luôn tìm cho LienVietPostBank một đường đi riêng.

Cũng như nhiều đơn vị khác, LienVietPostBank luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi và là tài sản quý giá của Ngân hàng. Chính sách nhân sự của LienVietPostBank được xây dựng với mục đích biến nguồn nhân lực trở thành

một ưu thế cạnh tranh hàng đầu. Chính vì vậy, đội ngũ nhân sự của LienVietPostBank trẻ trung, năng động, nhiệt huyết với độ tuổi bình quân 30, đồng thời, họ cũng là những người có trình độ, kinh nghiệm trong ngành ngân hàng. Điều này tạo nên một sự khác biệt lớn trong phong cách quản lý và làm việc của cán bộ nhân viên. Tuy vậy, LienVietPostBank vẫn đặc biệt quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng nhận lực. Các chương trình đào tạo được thực hiện theo các phương pháp đào tạo tiên tiến nhất, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Chính sách lương thưởng của LienVietPostBank được xây dựng linh hoạt, có tính cạnh tranh cao với mục đích thu hút và khuyến khích người lao động gia nhập và gắn bó lâu dài vì sự nghiệp.

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt, Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính Phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Việc liên kết giữa Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và LienVietBank được đánh giá là sự kiện M&A lớn nhất Việt Nam năm 2011. Đây là thương vụ góp vốn đầu tiên và nhất là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng Việt Nam khi một tổng công ty nhà nước (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào một doanh nghiệp cổ phần bằng cả tiền và giá trị của một công ty (VPSC), đánh dấu sự ra đời của mô hình Ngân hàng Bưu điện đầu tiên tại Việt Nam. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tiếp nhận nguyên trạng Công ty Tiết kiệm Bưu điện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

Đây cũng là sự gắn kết hai thương hiệu: Bưu điện (có bề dày phát triển) và LienVietBank (có chỗ đứng trong lòng khách hàng). Giá trị lớn được hướng tới ba nhà: Nhà dân – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp. Trước hết là nhà dân sẽ được hưởng thêm nhiều tiện ích và sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tiếp

đến là LienVietBank vươn tới một tầm cao mới về mạng lưới và dịch vụ, sau đó là giúp cho VPSC phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu cho ngành bưu chính VietNam cũng như VNPT.

Trải qua 13 năm xây dựng và phát triển đến nay, LienVietPostBank đã phát triển với mạng lưới hoạt động được phân bổ rộng khắp trên 63 Tỉnh/Thành phố trong cả nước, bao gồm 1 Hội sở chính; 02 Sở giao dịch; 540 chi nhánh và phòng giao và quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch trên hệ thống Bưu cục/Điểm bưu điện văn hóa xã của Tổng chông ty Bưu chính Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị để triển khai cung cấp sản phẩm dịch vụ.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của LienVietPostBank

Mô hình cơ cấu tổ chức tại NHTMCP Bưu điện Liên Việt được trình bày tại hình 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức tại NHTMCP Bưu điện Liên Việt. Cơ quan trung ương của NHTMCP Bưu điện Liên Việt là Hội sở. Thông qua các Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lưới bao gồm các Ngân hàng và Phòng Giao dịch trong cả nước. Ngày 23/9/2017 chủ tích HĐQT ra Quyết định 884/2017/QĐ-HĐQT về cấu trúc tổ chức Hội sở chính. Đây là mô hình tổ chức với sự tham gia sâu rộng của các Thành viên HĐQT vào công việc thường xuyên của Ngân hàng, cụ thể hoá và ổn định mô hình khối chức năng.

Hình 2.1 - Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Ủy ban phối hợp NH - BĐ Ủy ban Công nghệ Ủy ban

Đối ngoại Ủy ban Kinh doanh Ủy ban Chiến lược Ủy ban Tín dụng Ủy ban xử lý RR và xử lý Nợ Ủy ban

Nhân sự Quản lý Ủy ban chi phí

Hội đồng ALCO, Pháp chế, QLRR&PCRT

MẢNG KINH DOANH MẢNG THAM MƯU MẢNG HỖ TRỢ MẢNG KIỂM SOÁT - Khối ngân hàng đầu tư

- Khối khách hàng chiến lược - Khối nguồn vốn

- Khối nghiên cứu chiến lược và quan hệ kinh doanh quốc tế

Khối kiểm toán nội bộ - Khối thanh toán

- Khối nhân sự - Khối tài chính - Khối CNTT - Khối văn phòng

-Văn phòng đại diện NHBĐLV các khu vực - Khối sản phẩm - Khối quản lý PGDBĐ - Khối thẩm định - Khối pháp chế và quản lý RR

- Khối quản lý và phát triển DN Tổ KSKD và xử lý nợ Trung tâm hỗ trợ kinh doanh Tổ thẩm định Các PGD lớn 58 Chi nhánh

Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank năm 2015

- “Hội đồng quản trị: Thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị ban hành.”

- Ban kiểm soát: Thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm Soát do Hội đồng quản trị ban hành.

- Ban Tổng giám đốc: Thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị ban hành.

- “Khối kiểm toán nội bộ: Kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục, quy trình đã được thiết lập.

- “Các ủy ban giúp việc của Hội đồng quản trị bao gồm: Ủy ban Ngân hàng – bưu điện; Ủy ban công nghệ; Ủy ban chiến lược; Ủy ban kinh doanh & ALCO; Ủy ban pháp chế, QLRR&PCRT; Ủy ban tín dụng; Ủy ban ngăn chặn và XLN quá hạn; Ủy ban nhân sự; Ủy ban quản lý chi phí; Văn phòng HĐQT. Các Ủy ban này là cơ quan giúp việc cho Hội đồng quản trị, có vai trò tham mưu giúp Hội đồng quản trị hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.”

Chức năng, nhiệm vụ của các khối nghiệp vụ như sau:

Mảng hỗ trợ

- Khối thanh toán: Tổ chức thực hiện các hoạt động chuyển tiền, thanh toán trong nước, quốc tế theo đúng quy định của pháp luật, tham mưu cho Ban lãnh đạo về các hoạt động, phát triển các sản phẩm thanh toán.

- “Khối tài chính: Tổ chức thực hiện, hỗ trợ, kiểm tra và giám sát các công tác kế toán, tài chính tại Hội sở và toàn Ngân hàng theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước, của ngành và của nội bộ Ngân hàng. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tại Bộ phận (kế toán nội bộ, liên NH, tổng hợp),” …

Ngân hàng. Tổ chức thực hiện, giám sát và đo lường việc triển khai các hoạt động liên quan đến quản trị nguồn nhân lực trong toàn hệ thống.”

- Khối CNTT: Tổ chức xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống công nghệ thông tin bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu và các thiết bị liên quan của toàn hệ thống Ngân hàng. Quản lý các tài sản công nghệ thông tin của toàn ngân hàng…”

- Khối văn phòng: “Tham mưu cho Tổng Giám Đốc về chính sách và hoạt động hành chính trong toàn Ngân hàng một cách hiệu quả. Tổ chức các hoạt động hành chính tại Hội sở, …”

- Văn phòng đại diện LPB các khu vực: là cầu nối giữa các ngân hàng ngân hàng và hội sở chính, giải quyết các vấn đề trong phạm vi thẩm quyền được giao.

Mảng tham mưu:

- Khối sản phẩm: “tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về việc phát triển khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và thực hiện các nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng,…”

- Khối Ngân hàng Bưu điện: thiết kế, triển khai và quản lý các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Quản lý phát triển mạng lưới chi nhánh,…

- Khối thẩm định: Thẩm định và tái thẩm định các khoản tín dụng của ngân hàng.

- Khối pháp chế và QLRR: “Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro và các vấn đề liên quan đến pháp luật trong toàn hệ thống Ngân hàng. Tổ chức, triển khai thực hiện, giám sát công tác quản trị rủi ro tập trung toàn hệ thống,…”

Mảng kinh doanh:

- Khối ngân hàng số: “Lên kế hoạch kinh doanh; trực tiếp cung cấp các sản phẩm/dịch vụ thuộc ngân hàng số,…”

- Khối nguồn vốn: Thực hiện nhiệm vụ quản lý vốn và kinh doanh vốn. - Khối nghiên cứu chiến lược và QHKD quốc tế: “tạo lập quan hệ và kinh doanh quốc tế, phân tích chiến lược và phân tích kinh tế nhằm tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về chiến lược phát triển của Ngân hàng.”

- Chi nhánh và Phòng giao dịch: trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ và hỗ trợ khách hàng.

2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của LienVietPostBankgiai đoạn 2017-2019 giai đoạn 2017-2019

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1 - Kết quả hoạt động huy động vốn tại LienVietPostBank giai đoạn 2017 – 2019

ĐVT: Tỷ đồng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ tiền trọng (%) tiền trọng (%) Tiền trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 152,13 1 100 172,43 8 100 199,65 5 100 1. Theo kỳ hạn - - - - 1.1. Ngắn hạn 49,632 32.6% 61,285 35.5 % 58,521 29.3 % 1.2. Trung và dài hạn 102,49 9 67.38 % 111,15 3 64.5 % 141,13 4 70.7 % 2. Theo tiền tệ - - - - 2.1. VNĐ 127,94 3 84.1% 145,37 0 84.3 % 163,71 8 82.0 % 2.2. Ngoại tệ 24,188 15.9% 27,068 15.7 % 35,937 18.0 %

trọng. LienVietPostBank đã áp dụng các hình thức huy động vốn đa dạng, với mức lãi suất hợp lý, nên trong giai đoạn 2017 – 2019 kết quả hoạt động huy động vốn đạt được tương đối tốt.

Trong năm 2017, LienVietPostBank đã huy động được 152,131 tỷ đồng. Sang năm 2018, trước tình hình thị trường tài chính ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn trở nên khan hiếm nên cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt thông qua chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các NHTM. Với những điều chỉnh lãi suất linh hoạt, và các chương trình khuyến mãi, đến cuối 2018 tổng vốn huy động của LienVietPostBank đạt 172,438 tỷ đồng. Nguồn huy động chính của LienVietPostBank là từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Đến năm 2019 tổng nguồn vốn huy động được của ngân hàng đã tăng lên đến 199,655 tỷ đồng. Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian, có thể nhận thấy nguồn vốn trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 65%. Nếu xét cơ cấu vốn huy động theo loại tiền thì vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng trên 82%.

Đây chính là kết quả của việc nâng cao và ứng dụng công nghệ, không ngừng phát triển sản phẩm, tiện ích, phẩm chất giao dịch văn minh của cán bộ trong toàn hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, trong những năm qua, LienVietPostBank đã tích cực áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt, mềm dẻo về chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, tăng cường đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với nhiều kỳ hạn khác nhau, đưa ra các sản phẩm khuyến mãi hấp dẫn.

2.1.3.2 Hoạt động cho vay

Tương ứng với sự tăng trưởng vốn huy động, hoạt động cho vay của LienVietPostBank trong giai đoạn 2017-2019 tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ

đồng tương đương 41,48% trong vòng 3 năm.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 99319 119193 140522 Column2

Nguồn: Báo cáo thường niên của LienVietPostBank qua các năm 2017, 2018, 2019

Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay của LienVietPostBank giai đoạn 2017-2019

2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ ngân hàng

Hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán nợ: Phát triển hiệu quả mảng nghiệp vụ về trái phiếu (bao gồm đầu tư, kinh doanh, mua bán có kỳ hạn các loại trái phiếu …) trên thị trường. Trong năm 2019, Ngân hàng ưu tiên tập trung đầu tư vào trái phiếu chính phủ để nâng cao công tác sử dụng hiệu quả vốn, tính thanh khoản và quản lý tốt chất lượng tài sản của Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc phát hành thành công 3.100 tỷ đồng trái phiếu dài hạn trong năm 2019 đã góp phần cải thiện tỷ lệ an toàn vốn cũng như tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của LienVietPostBank.

Hoạt động thanh toán Quốc tế: Năm 2019 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của LienVietPostBank trong hoạt động thanh toán Quốc tế khi tổng giá trị các giao dịch thanh toán và tài trợ thương mại chính thức vượt mốc 1,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán biên mậu cũng đạt được những con số khả quan với tỷ lệ tăng cả về giá trị và số lượng giao dịch đều tăng trên 90% so với năm 2018. Đặc biệt, trong năm 2019, NHNN đã chấp thuận cho phép LienVietPostBank áp dụng trước thời hạn đối với Hệ thống tính toán và quản lý Tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41, hoàn thành trụ cột 1 & trụ cột 3 của hiệp ước Basel II

Hoạt động thẻ và Ngân hàng số: LienVietPostBank chú trọng đầu tư xây dựng nền tảng Ngân hàng số trở thành kênh giao dịch quan trọng, trong đó tiêu biểu là ứng dụng Ví Việt cung cấp sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trực tuyến 24/7 như: thanh toán online (tiền điện, nước, viễn thông, bảo hiểm, phí dịch vụ, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay, vé tàu, mua sắm online…), dịch vụ Ngân hàng (gửi tiết kiệm, vay cầm cố sổ tiết kiệm, chuyển tiền liên ngân hàng, tra cứu tài khoản thanh toán/khoản vay/tiền tiết kiệm, giao dịch); giao dịch Thẻ ATM, thẻ tín dụng và rất nhiều các tiện ích khác. Trong thời gian tới, LienVietPostBank sẽ ra mắt dịch vụ LienViet24h là ứng dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến 24/7 bao gồm 3 chức năng chính: Ngân hàng số, Thẻ (vật lý và Phi vật lý), Ví điện tử và đồng thời tích hợp với hệ sinh thái hỗ trợ người dùng và các điểm kinh doanh trong việc tìm kiếm thông tin, giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ…

Năm 2017, LienVietPostBank đã đạt được mức lợi nhuận trước thuế cao kỷ lục, đạt 1,768 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2016. Đây là năm LienVietPostBank có sự phát triển vưở bậc về mạng lưới khi mở mới 97 điểm giao dịch trên khắp cả nước, hoàn thành sứ mệnh mang tiện ích ngân hàng đến tận vùng sâu vùng xa, phục vụ người dân trên mọi miền tổ quốc. Mặc dù phải sử dụng nguồn vốn lớn để đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nâng cấp,

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w