Pháttriển các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN dược lâm ĐỒNG – CHI NHÁNH hà nội (Trang 28 - 30)

1.3. Phân định nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.6. Pháttriển các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp

Năng lực lõi là khái niệm do Michael Porter đưa ra đầu tiên khi bàn về quản trị chiến lược. Theo ông, một doanh nghiệp muốn thành công khi hoạch định chiến

lược kinh doanh phải dựa trên những năng lực lõi của mình để tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức của môi trường kinh doanh.

Năng lực cốt lõi là gì? Năng lực cốt lõi của một doanh nghiệp thường được hiểu là những khả năng mà doanh nghiệp có thể làm tốt, nhưng phải đồng thời thỏa mãn ba điều kiện:

- Khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng; - Khả năng đó đối thủ cạnh tranh rất khó bắt chước;

- Có thể vận dụng khả năng đó để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường khác. Năng lực cốt lõi có thể là công nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ thân thiết với khách hàng, hệ thống phân phối, thương hiệu mạnh. Năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên năng lực cốt lõi Khi phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, doanh nghiệp thường dựa vào năng lực cốt lõi, tức những thế mạnh sẵn có của mình. Đây được xem là ưu tiên hàng đầu đối với nhiều doanh nghiệp khi xem xét các quyết định phát triển sản phẩm, dịch vụ mới bổ sung cho sản phẩm, dịch vụ hiện có. Năng lực cốt lõi sẽ tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, giúp giảm thiểu rủi ro trong việc xây dựng mục tiêu và hoạch định chiến lược, góp phần quyết định vào sự thành bại của các dự án.

Để một năng lực tiềm tàng trở thành một năng lực cốt lõi, nó phải đạt các tiêu chí sau (VRIN):

- Có giá trị (valuable): Nó có thể giúp một công ty khai thác tốt các cơ hội để tạo ra giá trị cho khách hàng hoặc làm vô hiệu hóa các đe dọa của môi trường.

- Hiếm (Rare): được chiếm giữ bởi rất ít các công ty hoặc các nhà cạnh tranh tiềm tàng.

- Chi phí đắt cho việc bắt chước (Inimtable): được tạo ra trong những điều kiện lịch sử độc đáo, duy nhất, khó nhận biết, đòi hỏi sự phối hợp phức tạp của nhiều yếu tố vì vậy các nhà cạnh tranh khó phát hiện và bắt chước.

- Không có khả năng thay thế (Nonsubstitutable): nó không có khả năng thay thế, chẳng hạn như những kiến thức đặc biệt của một công ty hoặc những quan hệ dựa trên nền tảng tin cậy.

Một phần của tài liệu CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN dược lâm ĐỒNG – CHI NHÁNH hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w