Các sự kiện quan trọng:
2000: Năm đầu tiên hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
2005: Năm đầu tiên sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn “ Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
2008: Năm đầu tiên nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO. 2009: Niêm yết cổ phiếu lên sàn HNX.
Các danh hiệu cao quý:
2.1.2. Chứcnăng, bộmáytổchứccủacôngty
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC
DÂY TRUYỀN NƯỚC DÂY TRUYỀN VIÊN
PHÒNG KT - TC PHÒNG TC - HC
BAN KIỂM SOÁT
KHỐI CHẤT LƯỢNG KHỐI SẢN XUẤT KHỐI KINH DOANH
BỘ PHẬN NCPT BỘ PHẬN KTCL BỘ PHẬN ĐBCL CÁ C H IỆ U T H U Ố C C N B ảo L ộc C N Đ ức T rọ ng C N T p. H à N ội C N T p. H ồ C hí M in h B Ộ P H Ậ N K H O PH Ò N G Q L - K D DÂY TRUYỀN TRÀ BỘ PHẬN KT
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty
Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất thuốc đông dược. Xuất nhập khẩu thuốc, dược liệu, nguyên phụ liệu sản xuất thuốc, vật tư thiết bị y tế. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng.
- Sản xuất, kinh doanh rượu, nước uống có cồn, nước uống có gas và không có gas.
- Kinh doanh hóa chất (phục vụ xét nghiệm, thí nghiệm, sinh học, hóa học, huyết học), sinh phẩm, vaccine.
- Nuôi trồng dược liệu.
- Kinh doanh thương mại, dịch vụ.
- Mua, bán thuốc, dược liệu, mỹ phẩm, vậy tư, thiết bị y tế; - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày;
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê;
- Bán buôn thực phẩm;
2.1.4. Tình hình thị trường và đặc điểm sản phẩm kinh doanh của công ty
Năm 2020, ngành Dược bước vào xu thế đầu tư mới, theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Euromonitor International, mức chỉ tiêu thuốc bình quân theo đầu người ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức thấp chỉ bằng 1/3 mức trung bình của thế giới, và mới chỉ bằng khoảng một nửa mức trung bình của các nước có ngành Dược mới nổi. Do đó Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Dược trong và ngoài nước đầu tư.
Tuy có những rào cản gia nhập ngành, thị trường vẫn chứng kiến sự xuất hiện của những doanh nghiệp Dược phẩm mới, khiến cho sức ép cạnh tranh giữa các công ty nội địa tiếp tục tăng cao bên cạnh áp lực từ các doanh nghiệp Dược đã có uy tín trên thị trường trong nước. Các tên tuổi lớn như Thế Giới Di Động, tập đoàn FPT,… đang bắt tay với các công ty Dược đẩy mạnh hệ thống phân phối đến tay người tiêu dùng. Hơn nữa thị trường Dược phẩm Việt Nam đang từng bước mở cửa, các công ty Dược phẩm trong nước sẽ đối diện với sức ép cạnh tranh lớn hơn từ các
công ty nước ngoài với năng lực tài chính và công nghệ cao gia nhập thị trường nội địa: tập đoàn Abbott đã đầu tư để sở hữu 51,7% cổ phần Công ty Domesco và mua lại Glomed Pharmaceutical, tập đoàn Taisho tăng sở hữu tại Dược Hậu Giang lên 34,3%, Stada Service Holding B.V tăng sở hữu tại Pymepharco,…
Từ đó, môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn buộc LDP phải thường xuyên cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, siết chặt quản lí các chi phí từ khâu sản xuất đến khâu phân phối mới có thể giữ được lợi thế cạnh tranh của mình.
Sản phẩm của công ty.
Sản xuất các dạng bào chế: viên nén, viên bao phim, viên bao đường, viên nang, thuốc bột, cốm, thuốc nước, hỗn dịch uống và các sản phẩm chiết suất từ dược liệu địa phương : actiso, diệp hạ châu, nấm linh chi…
Trên 50 sản phẩm lưu hành trên toàn quốc, đặc biệt là các sản phẩm đi từ nguồn nguyên liệu địa phương : actiso đảm bảo cho ra các sản phẩm có chất lượng cao.
Việc tổ chức sản xuất tinh gọn, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận giúp tiết giảm tối đa các chi phí, tránh lãng phí thời gian nhân lực nguyên liệu.
Hệ thống chất lượng: Nhà máy sản xuất dược phẩm, Phòng Kiểm nghiệm, hệ thống kho bảo quản và hệ thống phân phối đều được tiêu chuẩn hóa và được xem xét thẩm định cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt: WHO - GMP/GLP/GSP/GDP.
Công ty đã xây dựng hệ thống bán lẻ thực hành tốt, tiêu chuẩn mỗi nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP.
Đầu tư triển khai vườn dược liệu actiso theo tiêu chuẩn GACP, cung cấp nguyên liệu an toàn cho sản xuất của Nhà máy từ nông trại của mình.
Áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 do tổ chức quốc tế Bureau Veritas chứng nhận; cùng với các hệ thống quản lí chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế và dây chuyền công nghệ tiên tiến cùng đội ngũ người lao động chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm của Ladophar đem đến cho thị trường những sản phẩm tin cậy và đảm bảo chất lượng. Ở công ty luôn tìm kiếm công nghệ hiện đại tạo nên các dòng sản phẩm có chất lượng cao với chi phí thấp có ưu thế cạnh tranh trên thị trường và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Nhiều sản phẩm như: trà actiso, ống uống actiso, Bevegan, Cynaphytol, Ladolugel,… được quan tâm trên thị trường và người tiêu dùng tín nhiệm, tiêu biểu cho thành công của LDP trong thời gian qua và tạo đà cho LDP vươn lên trong tương lai.
2.2. Thực trạng các yếu tố cấu thành chiến lược kinhdoanh của công ty doanh của công ty
2.2.1. Thực trạng phân tích thị trường và xác lập mục tiêu, chiến lược củacông ty công ty
Thị trường mục tiêu:
Trong bối cảnh thị trường ngành dược phẩm tại Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh chóng và ổn đỉnh. Công ty cổ phần dược Lâm Đồng đã tiến hành nghiên cứu thị trường dựa theo các tiêu chí sau:
Quy mô và triển vọng thị trường: Theo thống kê của Cục quản lý ngành dược Việt Nam quy mô thị trường ngành dược Việt Nam đạt gần 8 tỷ USD trong năm 2021. Trung bình chi tiêu cho dược phẩm của người Việt Nam trên đầu người trên năm tăng đều từ 44USD năm 2015 lên 75USD năm 2019; và dự đoán từ nay cho đến năm 2025 đạt 165USD/người/năm. Chính vì vậy thị trường dược là một thị trường hấp dẫn thu hút nhiều đầu tư từ cả những doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mức độ cạnh tranh trong ngành tăng theo thời gian.
Xu hướng thị trường: Người Việt Nam càng ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho dược phẩm. Trình độ dân trí, tri thức tăng làm người Việt dần chú trọng đến việc bảo vệ sức khỏe hơn là chữa bệnh thay đổi hành vi tiêu dùng các sản phẩm về dược phẩm. Ngoài việc chi tiêu cho các sản phẩm thuốc chữa bệnh, biệt dược… xu hướng chi tiêu cho thực phẩm chức năng trong nhóm dược phẩm tăng cao trong những năm gần đây.
Phân khúc thị trường: Từ những thông tin về thị trường và xu hướng phát triển của thị trường. Kết hợp với lợi thế là một công ty dược lâu năm, có nhà máy sản xuất tại Lâm Đồng là vùng có khí hậu phù hợp cho các loại dược liệu như Actiso , Diệp hạ châu, nấm Linh chi… Công ty cổ phần dược Lâm Đồng lựa chọn thị trường mục tiêu theo hành vi tiêu dùng của khách hàng. Công ty sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm dược phẩm từ Actiso, Diệp hạ châu, nấm Linh chi để thỏa mãn nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dược có mục đích bảo vệ và tăng cường sức khỏe.
Đứng trước những cơ hội phát triển cũng như thách thức. Với lợi thế là một doanh nghiệp có lịch sử hình thành lâu năm. Hiện nay công ty cổ phần dược Lâm Đồng đã đạt được một số thành tựu trong việc chinh phục thị trường dược phẩm Việt Nam như:
- Địa bàn rộng khắp từ thành phố tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ Bắc vào Nam
- Phục vụ cả hai đối tượng khách hàng là người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp. Với những người cuối cùng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi có thu nhập thấp, khả năng về tài chính để chi phí cho lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ còn nhiều hạn chế, khi mặt hàng thuốc sử dụng sản xuất với giá rẻ được ưa chuộng và tiêu dùng nhiều hơn. Do vậy công ty luôn tìm cách đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất, nâng cao năng xuất và hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh được với các công ty, xí nghiệp sản xuất trong nước khác trong mảng thị trường nông thôn. Còn với người tiêu dùng ở thành phố, thị xã, các trung tâm kinh tế xã hội lớn, nơi có thu nhập cao thì nhu cầu về chăm sóc bảo vệ sức khoẻ ngày càng gia tăng và nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng nhiều hơn. Đối với mảng thị trường này, hoạt động nhập khẩu của công ty sẽ thực hiện việc cung ứng thuốc và khả năng cạnh tranh với các công ty khác.
Những khách hàng của công ty;
Nhóm 1: Khách hàng trung gian: Bệnh viện, trung tâm y tế, Cục quân y và cục Y tế, các chương trình đáu thầu Y tế
Đặc điểm: Tiền mua thuốc do ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu và sử dụng trực tiếp cho người bệnh. Gần đây chủ yếu là thực hiện theo cơ chế đấu thầu nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý. Những số lượng trên mua số lượng lớn theo định kỳ, giá cả do các cơ quan chủ quản của các đơn vị trên quy định.
tỉnh và một số ít tuyến huyện)
Đặc điểm: Nguồn vốn chủ sở hữu nhà nước, nhưng vốn vay lớn nên được quyền tự chủ trong kinh doanh . Đối tượng này mua hàng để bán lại hoặc sản xuất chứ không tiêu dùng do đó khối lượng lớn và thường xuyên, nhu cầu của các doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng của mô hình bệnh tật và nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng.
Nhóm 3: Khách hàng trung gian: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, các nhà bán buôn và các hiệu thuốc bán lẻ.
Đặc điểm: Vốn của tư nhân và mua hàng hoá của Ladophar để kinh doanh lại hoặc sản xuất đối với các công ty TNHH và công ty cổ phần. Họ mua số lượng lớn, giá cả cạnh tranh, thanh toán ngay.
Nhóm 4: Người tiêu dùng cuối cùng: chỉ khi nào mắc bệnh nhóm người này mới có nhu cầu, khối lượng mua mỗi lần ít và đa dạng phụ thuộc và thu nhập, mức chi dùng cho sức khoẻ và trình độ hiểu biết của từng người mà họ quan tâm đến nguồn gốc của thuốc, công dụng hay tác dụng phụ của thuốc. Nhóm người tiêu dùng này có ảnh hưởng rất lớn đối với những nhóm khách hàng trên và họ chia thành người tự điều trị hoặc bệnh nhân. Nhưng bệnh nhân lại bị chi phối của bác sĩ (do bệnh nhân không thể tự mình điều trị mà không có chẩn đoán và kê đơn của bác sĩ). Mặc dù vậy, việc chi dùng cho y tế của nhân dân từ xưa đến nay đã mang những nét nổi bật sau: Tính ngẫu nhiên, tính tự nhiên, tính bản địa, tính tuỳ tiện, tính sùng ngoại cụ thể như sau
2.2.2.Thực trạng chiến lược lựa chọn và định vị giá trị sản phẩm và hình ảnh của công ty trên thị trường mục tiêu
Công ty cổ phần dược Lâm Đồng lựa chọn thị trường mục tiêu theo hành vi tiêu dùng của khách hàng. Tập trung vào phân khúc khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Từ phân khúc khách hàng trên công ty đã đưa ra các chiến lược để lựa chọn và định vị giá trị sản phẩm và hình ảnh của công ty trên thị trường mục tiêu như sau:
+ Ladophar nhất quán theo đuổi chính sách chất lượng sản phẩm; vì vậy, việc không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm là chiến lược xuyên suốt của công ty. Công ty liên tục phát triển các dòng sản phẩm mới từ nguồn nguyên liệu là thế mạnh của công ty. Một số sản phẩm mới tiêu biểu trong thời gian gần đây như ống uống cô đặc actiso, kẹo actiso …
+ Phát triển các thế mạnh hiện tại của công ty về vùng nguyên liệu đạt chuẩn, công nghệ tiến tiến thế giới và thương hiệu uy tín trên thị trường để giữ vững thị phần trong khu vực.
+ Xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm phù hợp, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển các sản phẩm mới.
+Xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng minh bạch, cân đối phù hợpcác nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh thường nhật và các nguồn đầu tư mới để có đủ tiềm lực cho quá trình phát triển dài hạn phía trước.
-Chiến lược dài hạn
+ Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh;
+ Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm;
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh của chính các sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương, hướng đến phát triển thị trường nước ngoài;
+ Phát triển và nâng cao thương hiệu Ladophar trên thị trường các tỉnh khác tại Việt Nam và nước ngoài;
+ Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận; Trong đó giảm tỷ lệ hàng hóa thương mại, tăng tỷ lệ hàng hóa công ty sản xuất;
+ Đầu tư tìm kiếm, thu hút và duy trì nguồn nhân lực cấp cao.
Chặng đường 36 năm dựng xây và phát triển, với tiêu chí "đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu", Ladophar đã tự tin vươn lên khẳng định uy tín trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng, trở thành một trong những thương hiệu mạnh và là niềm tự hào của ngành dược Việt Nam.
Cũng vào thời điểm đầu năm 2019, Ladophar chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới LADOPHAR Dalat Since 1982, với biểu tượng bông Actisô có
một nửa hình hoa tươi và một nửa là giọt tinh chất đã qua chiết xuất, với ý nghĩa: Sứ mệnh Ladophar theo đuổi từ năm 1982 tại Đà Lạt là biến thảo dược quý từ thiên nhiên qua công nghệ hiện đại kết hợp bí quyết của chuyên gia trở thành sản phẩm Tinh hoa dược liệu có tính sinh khả dụng cao, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. “Chúng tôi thấu hiểu hơn ai hết sức khỏe là một trong những giá trị, là tài sản đáng quý nhất trong mỗi con người.
2.2.3. Thực trạng chiến lược cung ứng cho thị trường mục tiêu
2.2.3.1.Chính sách sản phẩm:
+ Về số lượng sản phẩm: Mặt hàng thuốc tân dược chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các mặt hàng sản xuất và nhập khẩu. Số lượng số đăng ký được Cục quản lý dược Việt Nam cấp giấy phép hàng năm tăng, điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội khai thác tốt hơn các tiềm năng sẵn có của công ty về trang thiết bị, công nghệ và lao động. Trong những năm qua, số lượng sản phẩm của công ty có những thay đổi để ngày càng phù hợp với yêu cầu biến đổi của thị trường.
Do nắm bắt được nhu cầu thị trường, công ty đã thôi không đăng ký sản xuất, kinh doanh một số mặt hàng nhu cầu giảm, doanh số thấp và không mang lại lợi nhuận cho công ty.
+ Về chủng loại sản phẩm: Công ty đã sản xuất, kinh doanh nhiều nhóm thuốc khác nhau. Nếu tính cả sản xuất và kinh doanh, số lượng mặt hàng tân dược là 140 ( 43 mặt hàng sản xuất, 63 mặt hàng nhập khẩu, 34 mặt hàng khai thác nội địa) với 15 loại sản phẩm có thể chia thành các loại sau:
STT Nhóm hàng Số lượng Tỷ trọng so với tổng số(%) 1. Thuốc kháng sinh 75 53,57%
2. Thuốc bổ, thuốc thông
thường 45 32,14%
3. Thuốc đặc trị khác 20 14,29%
Biểu đồ 2-2: Các nhóm hàng của công ty
Khi đem so sánh với nhu cầu thị trường thì danh mục mặt hàng của công ty còn quá khiêm tốn ( chiếm 1,75%). Bởi trên thị trường Việt Nam hiện nay đang lưu hành khoảng 8000 đầu thuốc (trong đó có 5000 thuốc sản xuất trong nước, 3000 thuốc nhập khẩu).
Sản phẩm Tân dược của công ty hầu hết đều có sản phẩm cạnh tranh của cả trong và ngoài nước. Chỉ có các dòng sản phẩm đông dược chiết xuất từ cao actiso là gần như độc quyền.
Bước sang nền kinh tế thị trường để đứng vững, công ty đã đa dạng hoá chức