Cơ cấu nguồn nguyên liệu sử dụng

Một phần của tài liệu CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN dược lâm ĐỒNG – CHI NHÁNH hà nội (Trang 65 - 91)

Nguồn : Báo cáo nội bộ Ladophar

Với thế mạnh về đông dược, phần lớn nguyên liệu sản xuất thuốc của Công ty là dược liệu trồng trong nước (65%). Phần còn lại (35%) nguyên liệu dùng cho sản xuất thuốc tân dược được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc phân phối nguyên liệu dược phẩm có thương hiệu và uy tín trên thế giới. Bên cạnh đó Công ty cũng có nhiều nhà cung ứng ở thị trường châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

Các nhà cung ứng nguyên liệu của Công ty phần lớn là những bạn hàng lâu năm, có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Công ty.

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, công ty sử dụng nguyên tắc hợp tác lâu dài để tạo sự chủ động với các bạn hàng cung ứng nguyên vật liệu.

Do đặc thù của nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước, chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào các điều kiện khách quan như thời tiết, mùa vụ, vị trí địa lý, cũng như kỹ thuật sản xuất của người nông dân. Tuy nhiên, so với các công ty đông dược khác, Ladophar có lợi thế nổi trội về khu vực cung cấp nguồn nguyên liệu, bao gồm lợi thế về thời tiết của khu vực cao nguyên (thích hợp cho việc trồng trọt và mở rộng một số loại nguyên liệu đặc thù cho thuốc đông dược) và sự thuận tiện về việc vận chuyển và thu mua nguyên vật liệu.

Bên cạnh việc ký kết hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dài hạn với các nhà cung ứng, Ladophar còn có định hướng lâu dài cho việc ổn định và phát triển nguồn nguyên liệu thông qua các chương trình tổ chức nghiên cứu về địa chất, hướng dẫn nông dân về các kỹ thuật trồng trọt chế biến có từ các kết quả nghiên cứu khoa học. Việc quy hoạch phát triển vùng dược liệu của Công ty đáp ứng được 35% nhu cầu về nguyên liệu sản xuất, hỗ trợ Công ty trong việc tạo dựng sự ổn định về giá cả, số lượng và chất lượng của nguyên liệu đầu vào.

Bên cạnh nguồn nguyên liệu tại chỗ, Ladophar còn sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho cả nhóm sản phẩm đông dược và tân dược. Đối với sản phẩm thuốc tân dược, nguồn nguyên liệu chủ yếu được nhập từ các nước phát triển như Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Nhật, Hàn Quốc… Ngoài ra, Công ty cũng nhập khẩu một số nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc đông dược từ Trung Quốc. Với cơ sở sản xuất đặt tại miền Bắc, so với các Công ty đông dược tại miền Trung và miền Nam, việc nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc của Ladophar có được lợi thế hơn về mặt thời gian và chi phí vận chuyển.

Nhìn tổng thể, Ladophar có thể đảm bảo được sự chủ động trong cung ứng 65% nguồn nguyên liệu đầu vào đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các sản phẩm Đông dược chủ lực.

*Phát triển nguồn nhân lực:

Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nó là nguồn lực sống, có ý thức, có quan niệm giá trị. Nếu như vật lực, tài lực…tạo nên giá trị chuyển dịch thì nguồn nhân lực tại ra giá trị gia tăng. Do vậy, nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận, là nguồn lực mang tính quyết định nhất, có ý nghĩa chiến lược trong mọi doanh nghiệp. Ladophar trong thập kỷ qua bền bỉ dành nhiều công sức để phát triển nguồn nhân lực. Đây được đánh giá là lợi thế cạnh tranh và là thành tựu nổi bật nhất trong các thành tựu của Ladophar trong chặng đường 20 năm cổ phần hóa.

Dược phẩm là ngành đặc thù đòi hỏi nhân sự có trình độ và năng lực cao để nghiên cứu, sản xuất và phân phối các sản phẩm. Do đó, nhân sự là một trong những yếu tố quyết định thành bại trong các chiến lược về hoạt động sản xuất kinh doanh của Ladophar. Với phương châm hướng đến chất lượng dịch vụ hoàn hảo, sản phẩm có tính năng vượt trội, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, Ladophar luôn đẩy mạnh công tác đào tạo nhân sự để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là nguồn nhân lực cấp cao. Bên cạnh đó, Công ty cũng duy trì cơ chế thu hút và giữ chân người tài, đặc biệt là đội ngũ quản lý và cán bộ có chuyên môn. Công ty cũng hướng đến đội ngũ quản lý thương hiệu và Marketing để đẩy mạnh chiến dịch quảng bá, tăng độ nhận diện thương hiệu đến người tiêu dùng như kế hoạch 5 năm đề ra

Làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả? Đây là khó khăn thử thách lớn của các doanh nghiệp hiện nay. Sự phát triển của doanh nghiệp dựa vào sự phát triển năng lực chuyên môn của cán bộ công nhân viên. Tại Ladophar thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo phân công lao động, trao quyền, trao nhiệm vụ thực hiện các chính sách… là để cổ vũ, khích lệ cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và tự nguyện sử dụng năng lực chuyên môn đó để cống hiến trong công việc. Trong đó việc tạo động lực làm việc cho nhân viên là việc khó nhất nhưng khi thành công sẽ “siêu hiệu quả”. Từng ngày, từng giờ, Ladophar đã đang miệt mài thổi vào trái tim mỗi thành viên đại gia đình của mình một ngọn lửa hun nóng bầu nhiệt huyết, thúc đẩy sự say mê, khát vọng vì một

Ladophar bền vững và phát triển. Tại thời điểm tháng 12 năm 2019Ladophar có 323 lao động. Trong đó có 101 lao động tương đương 31,27% có trình độ đại học và trên đại học.

Như vậy có thể nói đội ngũ cán bộ công nhân viên Ladophar có trình độ chuyên môn cao. Tuổi bình quân của cán bộ công nhân viên Ladophar thời điểm tháng 12 năm 2019 là 34. Lao động có độ tuổi từ 26 đến 40 chiếm 65,5%.

Ladophar luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng là điều kiện tiên quyết để Công ty có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Với mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ của nguồn nhân lực, Ladophar đã xây dựng quy trình đào tạo khoa học, hệ thống nhằm mang lại hiệu quả cao. Tại đây, mọi CBCNV đều được đào tạo nâng cao kiến thức để đảm bảo hoàn thành tốt nhất công việc được giao.

Đội ngũ công nhân viên thường xuyên được huấn luyện về kỹ năng thực hiện theo chuẩn GMP và ISO để nhận thức và hiểu rõ từng khâu trong quá trình sản xuất; Đội ngũ nhân viên bán hàng và nhân viên tiếp thị luôn được trau dồi về khả năng giao tiếp, marketing và kỹ năng bán hàng;

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu, nâng cao như: Đào tạo chuyên khoa, Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước.

Ladophar luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng là điều kiện tiên quyết để Công ty có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Với mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ của nguồn nhân lực, Ladophar đã xây dựng quy trình đào tạo khoa học, hệ thống nhằm mang lại hiệu quả cao. Tại đây, mọi CBCNV đều được đào tạo nâng cao kiến thức để đảm bảo hoàn thành tốt nhất công việc được giao.

Đội ngũ công nhân viên thường xuyên được huấn luyện về kỹ năng thực hiện theo chuẩn GMP và ISO để nhận thức và hiểu rõ từng khâu trong quá trình sản xuất; Đội ngũ nhân viên bán hàng và nhân viên tiếp thị luôn được trau dồi về khả năng giao tiếp, marketing và kỹ năng bán hàng;

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu, nâng cao như: Đào tạo chuyên khoa, Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước.

* Hệ thống quản lý toàn diện – tiên tiến:

Đồng thời với việc đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ công nghệ, Ladophar cũng luôn quan tâm đến việc áp dụng các hệ thống quản lý khoa học, tiến bộ để hoàn thiện các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh, loại bỏ lãng phí, tăng lăng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000

Tiên phong trong ngành Dược áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004-bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Đồng thời cũng đã áp dụng công cụ quản lý 5S của Kaizen-Nhật Bản.

Áp dụng GMP-WHO, GLP,GDP,GSP ,GPP,GAP,GACP

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Ưu điểm

- Với thị trường rộng lớn trong cả nước và thị trường mục tiêu là tất cả các công ty dược, nhà thuốc và các bệnh viện từ trung ương đến địa phương, công ty đã xác định cho mình hệ thống phân phối là sử dụng các kênh phân phối gián tiếp lẫn trực tiếp là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty.

- Công ty đã tổ chức hoạt động của hệ thống cửa hàng và các chi nhánh tương đối tốt thể hiện doanh số bán qua các năm tăng ổn định. Hằng năm công ty mở rộng thêm các chi nhánh và nhà phân phối tại các tỉnh. Song song với hoạt động bán hàng của các của hàng và các chi nhánh, tổ marketing của công ty cũng thực hiện việc bán hàng đi các tỉnh và các bệnh viện.

- Hệ thống phân phối của công ty hoạt động có kết quả, hỗ trợ công ty trong việc phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

- Công ty đã chú trọng đến việc quản lý cũng như đào tạo lực lượng bán hàng một mắt xích không thể thiếu được trong hệ thống phân phối của công ty. Tăng cường thêm đội ngũ marketing, nghiên cứu thị trường, hoạch định các chiến lược marketing dài hạn.

dõi từng khâu: Hệ thống cửa hàng, hệ thống marketing thị trường, hệ thống cung cấp nguyên phụ liệu, hệ thống quản lý chung quản lý kinh doanh nội địa, có hệ thống máy tính nối mạng nội bộ giữa các cửa hàng, chi nhánh, kho và các phòng chức năng.

- Công ty có chế độ khen thưởng kịp thời với những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, có sáng kiến, ý kiến đóng góp cho công ty đồng thời cũng có hình thức kỷ luật, xử phạt nghiêm minh đối với những cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ làm thiệt hại đến uy tín của công ty.

Công ty thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, các bạn hàng trong và ngoài nước.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty vẫn còn tồn tại một hạn chế cần giải quyết:

- Với mảng thị trưởng các tỉnh là thị trường mục tiêu mà hệ thống chi nhánh, các nhà phân phối của công ty còn it, chưa chú trọng đầu tư vào các đại lý có sẵn trên địa bàn để thúc đẩy tiêu thụ.

- Với mảng thị trường là các bệnh viện, Công ty chỉ mới tiếp xúc được với khoa dược bệnh viện, còn các khoa phòng điều trị, các phòng khám còn bỏ ngỏ. Hoạt động bán hàng của công ty chỉ đáp ứng nhu cầu một cách tự phát, chiến dịch tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị cho các sản phẩm mới chưa nhiều và mạnh. Công tác marketing nghiên cứu thị trường còn hạn chế. Việc đề ra các chiến lược phân phối còn chậm, đạt hiệu quả chưa cao.

- Công ty chưa có phòng marketing độc lập do vậy nhân viên tổ marketing không phát huy tốt công việc.

CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐẾN 2025 TẦM NHÌN 2030

3.1. Định hướng, quan điểm, mục tiêu hoàn thiện chiến lược kinh doanhcủa công ty của công ty

3.1.1. Định hướng phát triển của công ty đến 2025 tầm nhìn 2030

Năm 2014, Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký phê duyệt Quyết định Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Quyết định đã chỉ rõ phương hướng phát triển ngành, đề ra những mục tiêu chung cũng như mục tiêu cụ thể đến năm 2030 cùng các biện pháp, chính sách hỗ trợ theo từng giai đoạn đi kèm trách nhiệm của các ban ngành có liên quan như Bộ Y Tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương. Có thể thấy, ngành Dược đang đứng trước những cơ hội phát triển to lớn và tiềm năng đổi mới rõ rệt khi có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ phía Nhà nước.

Để đáp ứng mục tiêu phát triển song hành cùng thực hiện nghĩa vụ do Nhà nước đề ra, Ladophar đã khẳng định quan điểm phát triển định hướng đến năm 2025: Thực hiện chủ trương, định hướng của Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo có cơ cấu hợp lý hơn; nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm thuốc có chất lượng, an toàn và hiệu quả cho xã hội, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trên cơ sở chiến lược phát triển chung của ngành Dược và các phân tích chiến lược tại chương 2, với sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia bao gồm các nhà quản lý ngành dược và lãnh đạo công ty, Luận văn xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh cho Ladophar là:

-Về tầm nhìn: Ladophar trở thành thương hiệu hàng đầu trong cung cấp dịchvụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực Dược tại Việt Nam, trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ (nghiên cứu, sản xuất các nguyên phụ liệu, bao bì, vỏ nang…) và kinh doanh dịch vụ logistics cho sản phẩm Dược tại Việt Nam.

- Về sứ mệnh:

- Đối với thị trường Việt Nam: cam kết mang đến những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất, có hàm lượng công nghệ cao nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng; trở thành đối tác tin cậy với các bên liên quan trong lĩnh vực dược phẩm.

- Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội, góp phần vào đảm bảo an sinh xã hội.

Tầm nhìn và sứ mệnh trên của Ladophar đã được cụ thể hóa bằng các mục tiêu đến năm 2030:

- Giai đoạn từ 2020 đến 2025:

Tăng trưởng khoảng trên 7%/năm.

Nâng cấp Trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ dược về thử tương đương sinh học và sinh khả dụng của thuốc đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

Hoàn thiện hệ thống kho bãi quy mô toàn quốc phục vụ công tác kinh doanh dịch vụ logistics; ứng dụng phần mềm quản trị hệ thống kho hiện đại nhằm đảm bảo hiệu suất cao nhất của công tác cung ứng thuốc tới tay người tiêu dùng.

Hoàn thiện và đưa vào sử dụng 01 nhà máy sản xuất vỏ nang, 01 nhà máy sản xuất bao bì dược với định hướng hợp tác đầu tư với các đối tác trong cùng một chuỗi giá trị để đem lại hiệu quả cao nhất.

Giai đoạn từ 2025 đến 2030:

Tăng trưởng khoảng trên 10%/năm.

Hoàn thiện và đưa vào sử dụng 01 nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh thế hệ mới.

Thương hiệu Ladophar trở thành thương hiệu hàng đầu và có uy tín trong ngành Dược Việt Nam; là đơn vị hàng đầu trong nghiên cứu tương đương sinh học và sinh khả dụng thuốc và các dịch vụ khoa học công nghệ.

3.1.2. Một số dự báo về xu thế phát triển thị trường dược nước ta trong thờigian tới gian tới

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đường lối đổi mới và “mở cửa” của nền kinh tế và chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ

quốc tế. Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển chung của quốc gia, nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, điều này thể hiện rõ qua việc gia nhập và thực hiện các cam kết với nhiều tổ chức quốc tế mà đặc trưng là ASEAN (1995), APEC (1998), WTO (2007), TPP (2015). Trong thời gian vừa qua, hội nhập kinh tế quốc tế góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mở rộng quan hệ hợp tác sâu rộng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã, đang và sẽ tạo nhiều cơ hội và thách thức cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp các ngành nói chung và các doanh nghiệp ngành dược nói riêng.

Hiện nay, theo phân loại của tổ chức IQVIA Institute, Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có ngành dược mới nổi. Dân số đang bước vào giai đoạn “già hóa”, với ước tính một nửa dân số trong độ tuổi dưới 30 và sẽ bước vào giai đoạn già hóa trong 15 năm tới, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng lên. Đồng thời, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục duy trì ở mức cao, trình độ dân trí được

Một phần của tài liệu CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN dược lâm ĐỒNG – CHI NHÁNH hà nội (Trang 65 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w