Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN dược lâm ĐỒNG – CHI NHÁNH hà nội (Trang 30 - 35)

1.4.1. Môi trường vĩ mô

Theo Fred R. David (2006), các yếu tố môi môi trường sau đây ảnh hưởng đến doanh nghiệp: môi trường kinh tế, môi trường chính trị, pháp luật, môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội, dân cưvà môi trường công nghệ.

Môi trường kinh tế: Sự tác động của môi trường này mang tính trực tiếp và ảnh hưởng hơn so với một số yếu tố khác đối với môi trường tổng quát. Ảnh hưởng đến các chiến lược của doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản được quan tâm nhất trong môi trường kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế đang ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại khi nên kinh tế đang đi xuống sẽ dẫn tới việc giảm sức mua trong thị trường, làm tăng cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực kinh doanh; đặc biệt dẫn tới cạnh tranh về giá cao.

Lãi xuất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế: Lãi suất trong nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng tiết kiệm và đầu tư. Ví dụ như lãi suất giảm giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn đi vay dễ dàng hơn, giúp mở rộng kinh doanh. Ở chiều ngược lại lãi suất tăng khiến dòng tiền ở thị trường có xu hướng tiết kiệm chảy vào ngân hàng, àm giảm sức mua trên thị trường.

Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái: Các chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái ảnh hương trực tiếp đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Lạm phát: Lạm phát là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế, ảnh hưởng tới nhiều mặt trong kinh tế xã hội. Đặc biệt với doanh nghiệp khi lạm phát tăng cao làm giảm tiết kiệm tăng đầu tư, tuy nhiên tạo ra rủi ro trong đầu tư kinh doanh. Ngược lại giảm phát sẽ làm nền kinh tế trì trệ. Nền kinh tế ổn định luôn duy trì trạng thái lạm phát vừa phải để thúc đẩy nền kinh tế.

Hệ thống thuế và mức thuế: Hệ thống thuế ánh hưởng tới các nhóm ngành được nhà nước chú trọng phát triển. Mức thuế thay đổi có thể là cơ hội hoặc khó khăn cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.

Môi trường chính trị - pháp luật: Bao gồm hệ thống các đường lối – quan điểm - chính sách hệ thống pháp luật hiện hành của giai cấp cầm quyền. Đó là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành - phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động kinh doanh ở các quốc gia đều được quản lý thông qua các qui định của pháp luật, thương mại quốc tế, tập quán kinh doanh quốc tế, hiệp định qui ước quốc tế. Ở một quốc gia có nền chính trị - luật pháp ổn định sẽ thu hút đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển ổn định trong dài hạn.

Môi trường tự nhiên: Các doanh nghiệp từ lâu đã nhận ra những tác động do hoàn cảnh tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Những ảnh hưởng tự nhiên chính bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, ô nhiễm, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên... Điều kiện tự nhiên luôn là yếu tố quan trọng trong cuộc sống, mặt khác cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế. Trong nhiều trường hợp các điều kiện tự nhiên trở thành yếu tố quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.

Môi trường xã hội – văn hóa: Môi trường xã hội - văn hóa ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường vĩ mô. Những thay đổi trong môi trường này tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội dẫn đến ảnh hưởng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Những thông tin về dân số cung cấp những dữ liệu quan trọng cho các nhà quản trị trong việc hoạch định chiến lược, thị trường, tiếp thị, phân phối và marketing.

Môi trường công nghệ - kỹ thuật – khoa học: Ảnh hưởng công nghệ - kỹ thuật - khoa học tạo ra cơ hội cũng như nguy cơ trong quá trình quản lý chiến lược cho doanh nghiệp. Tiến bộ kỹ thuật – khoa học – công nghệ có thể tạo ra những thị trường mới, sản phẩm mới làm tăng cạnh tranh cho những sản phẩm và dịch vụ cũ đang tồn tại trên thị trường trở nên lỗi thời lạc hậu. Trong môi trường này ảnh hưởng mạnh mẽ và liên quan đến lĩnh vực sản xuất, năng lượng, thông tin…

1.4.2. Môi trường ngành

Theo mô hình của Michael E. Porter (1985), 5 yếu tố cơ bản tạo thành bối cảnh cạnh tranh là: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thaythế.

Đối thủ cạnh tranh: Mỗi doanh nghiệp điều có mặt mạnh, mặt yếu, việc nhận diện được các đối thủ cạnh tranh rất quan trọng, từ đó doanh nghiệp hoạch định chiến lược cho mình một cách chủ động. Bên cạnh đó số lượng đối thủ cạnh tranh cùng một ngành trên thị trường ảnh hưởng đến mức độ khốc liệt cạnh tranh trên thị trường, cũng như độ hấp dẫn của ngành kinh doanh.

Khách hàng: Khách hàng sẽ quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể xem là tài sản vô hình giá trị nhất của doanh nghiệp. Áp lực từ khách hàng xuất phát từ các điều kiện sau: mua, cung ứng. Chính từ những áp lực này khiến doanh nghiệp phải có chiến lược thay đổi để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Nhà cung cấp: Nhà cung cấp có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng, thôi cung cấp. Môi trường có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn

nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu về giá, năng lực, chất lượng nguyên liệu đầu vào phù hợp với doanh nghiệp.

Đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ tham gia trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận, mất khách hàng... do dựa vào lợi thế năng lực sản xuất, giá cả tốt hơn hoặc sản phẩm chất lượng... Do đó cần có chiến lược giữ thị phần, giữ khách hàng.

Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế có thể làm giảm mức lợi nhuận tiềm ẩn, thay thế nhà cung cấp. Những sản phẩm thay thế là: những sản phẩm nằm trong xu hướng có thể cạnh tranh giá, những nghành nghề đang có lợi nhuận cao.

Hình 1-2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter

Nguồn: Micheal E. Porter (1985)

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rong ngành

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Đối thủ tiềm năng

Người mua

Sản phẩm thay thế Người

mua

Nguy cơ giảm thị phần từ đối thủ cạnh tranh mới Khả năng ép giá nhà cung cấp Nguy cơ từ sản phẩm, dịch vụ thay thế Khách hàng

1.4.3. Môi trường nội tại của doanh nghiệp

Môi trường nội bộ bao gồm hệ thống các yếu tố hữu hình và vô hình, tồn tại trong các quá trình hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình quản trị chiến lược. Mỗi doanh nghiệp có môi trường nội bộ khác nhau, có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu và thay đổi theo thời gian. Một nguồn lực hay một loại hoạt động chuyên môn nào đó của doanh nghiệp được đánh giá là mạnh trong thời điểm này, nhưng nếu các thành viên trong tổ chức bằng lòng với hiện tại, bằng lòng với thành tích đã có, v.v... trong khi các đối thủ cạnh tranh phấn đấu liên tục thì điểm mạnh có thể trở thành điểm yếu tại thời điểm khác, và doanh nghiệp sẽ dễ dàng mất đi các lợi thế cạnh tranh đã có trên thị trường.

Vì vậy, phân tích môi trường nội bộ là nhu cầu cần thiết đối với mọi loại hình tổ chức trong nền kinh tế đây là cơ sở giúp doanh nghiệp biết rõ các điểm mạnh và các điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh; đồng thời, giúp nhà quản trị biết được khả năng nắm bắt các cơ hội thị trường trong từng kỳ. Nói khác, phân tích môi trường nội bộ là để “biết mình, biết người” qua đó các nhà quản trị chiến lược có cơ sở xác định nhiệm vụ, đề xuất các mục tiêu và hình thành các chiến lược thích nghi với môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức. Ngoài ra, khi phân tích và đánh giá tình hình nội bộ, những người tham gia thực hiện có điều kiện hiểu biết thực trạng về con người, các nguồn lực hữu hình và vô hình, các công việc của các đơn vị và các bộ phận chức năng trong tổ chức. Điều này còn làm cho các thành viên, từ nhà quản trị cấp cao nhất đến người thừa hành hiểu rõ vai trò và vị trí của mình trong các quá trình hoạt động, hiểu rõ mối quan hệ công tác giữa các thành viên và giữa các bộ phận; từ đó, họ sẽ nỗ lực phấn đấu để hoàn thành các công việc được phân công, tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động nhằm hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức. Một số phương pháp được sử dụng để phân tích nội bộ doanh nghiệp là:

Năng lực tài chính của doanh nghiệp:

Năng lực tổ chức triển khai, thực thi chiến lược:

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM LADOPHAR

Một phần của tài liệu CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN dược lâm ĐỒNG – CHI NHÁNH hà nội (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w