Họa trên báo Đầu tư điện tử ngày 9/2/2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh tây bắc trên báo điện tử dưới góc nhìn truyền thông phát triển (Trang 98 - 141)

Về ngôn ngữ, văn phong của báo điện tử thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc mang đặc điểm của ngôn ngữ báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Việc sử dụng ngôn ngữ trong các tin, bài còn phụ thuộc vào thể loại tin, bài mà tác giả lựa chọn để truyền đạt nội dung thông tin. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, các báo điện tử sử dụng ngôn ngữ khá phù hợp với các thể loại dùng để truyền tải nội dung thông tin. Trong đó, với thể loại tin, các báo điện tử đều sử dụng ngôn ngữ chân phƣơng với cách diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn. Với các thể loại bài phản ánh, phóng sự, các báo điện tử sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, văn phong linh hoạt, phác họa đƣợc nhiều góc độ tinh tế của đời sống ngƣời dân vùng Tây Bắc. Cụ thể, là tờ báo chuyên phát đi tin tức thời sự nóng hổi trên cả nƣớc và thế giới, VnExpress có khác biệt căn bản về văn phong, ngôn từ so với tờ báo Dân tộc hay tờ báo Đầu tƣ.

+ Tít báo thƣờng là cụm từ hoặc câu đơn, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. Tít thƣờng tóm tắt nội dung chính của bài, chỉ cần đọc lƣớt qua cũng nắm đƣợc cơ bản vấn đề: ví dụ: Học sinh bám sào tre vƣợt suối đến trƣờng, Fansipan 00c xuất hiện băng giá, dự án 6 nghìn tỷ phải sửa hợp đồng liên doanh với Trung Quốc…

+ Độ dài trung bình của một bài báo trên VnEpress là 512 chữ, thấp hơn rất nhiều so với Báo Dân tộc (khoảng 1200 chữ) hay Báo Đầu tƣ (680 chữ).

Từ cách đặt tít, sử dụng sapo, sử dụng hộp thông tin và độ dài trung bình của một bài báo ngắn, VnExpress hƣớng tới tiêu chí ngắn gọn, nhanh chóng. Độc giả chỉ cần đọc lƣớt cũng nắm bắt đƣợc vấn đề.

Còn trên báo Đầu tƣ:

+ Title báo thƣờng chứa các con số, mang đúng đặc trƣng của báo viết về lĩnh vực kinh tế: “Đầu tƣ 100 tỷ cho 4 dự án xây dựng công trình thể thao”, “Vincom phá kỷ lục khai trƣơng đồng loạt 5 trung tâm thƣơng mại tại Tây Bắc”, “Đề xuất đƣa vào quy hoạch cao tốc Hòa Bình – Sơn La trị giá 50000 tỷ đồng”, “Đề xuất làm cao tốc Hòa Bình – Sơn La trị giá 20869 tỷ đồng theo hình thức ppp”, “Phê duyệt quy hoạch khu du lịch bản Gioc rộng 1000ha”…

+ Độ dài văn bản khoảng 680 chữ, các bài phân tích sâu về cơ hội hợp tác đầu tƣ kinh tế có thể dài hơn. Mặc dù báo viết về lĩnh vực kinh tế, tài chính, tuy nhiên văn

phong khá dễ hiểu. Trình bày bài báo khoa học. - Đối với báo Dân tộc

+, Tittle thƣờng dài, và hầu hết cấu trúc của tittle theo motif nêu địa danh rồi đến dấu hai chấm và nêu vấn đề hoặc ngƣợc lại. VD Vùng lũ Văn Chấn (Yên Bái): Đẩy nhanh tiến độ khắc phục các công trình thủy lợi, Bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc: Ghi nhận từ Điện Biên, Ngƣời có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lai Châu: Tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, Thủy điện Sơn La: Phê duyệt Đề án ổn định dân cƣ, phát triển kinh tế-xã hội vùng tái định cƣ…

+, Độ dài trung bình của các bài báo khoảng 1200 từ hơn hẳn báo Đầu tƣ điện tử và VnExpress.

Tiểu kết chƣơng 2

Chƣơng II đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng thể hiện của 3 báo điện tử là VnExpress, Báo Đầu tƣ, Báo Dân tộc về vùng Tây Bắc liên tục trong thời gian một năm. Nghiên cứu đã làm rõ thực trạng này ở cả góc độ nội dung và cách thức tổ chức tin bài trên 3 tờ báo điện tử. Khảo sát cho thấy các tờ báo điện tử đã có lƣợng tin, bài nhất định về các nội dung truyền thông về hình ảnh vùng Tây Bắc. Trong khoảng thời gian từ 1/1/2017 đến 31/12/2017, báo điện tử VnExpress đã đăng tải 426 tin bài, báo Dân tộc có 122 tin bài, báo Đầu tƣ điện tử có 67 tin bài có nội dung liên quan trực tiếp đến vùng Tây Bắc. Trong đó có 339 tin bài (55,1%) phản ánh những khó khăn, tham nhũng, bê bối, ma túy, hủ tục. 276 tin, bài chiếm 44,9 phản ánh thế mạnh kinh tế, tiềm năng, cơ hội hợp tác, đầu tƣ và chính sách phát triển vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, số lƣợng và chất lƣợng tin bài ở mỗi báo không giống nhau. Hình ảnh Tây Bắc hiện lên trên báo điện tử rất mờ nhạt. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, bù trừ giữa các báo sẽ có đƣợc một bức tranh Tây Bắc khá toàn diện.

Đây là những thông tin vô cùng ý nghĩa, là căn cứ, là nguồn tƣ liệu quý giá cho các cơ quan, ban ngành chức năng, các nhà đầu tƣ và nhân dân Tây Bắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng.

Hình thức vốn là yếu tố để chuyên trở nội dung, do đó, hình thức có vai trò quan trọng trong việc đƣa thông tin đến công chúng. Nằm trong xu hƣớng phát triển

chung về hình thức tác phẩm báo chí, các báo điện tử cũng đã sử dụng tƣơng đối phong phú, đa dạng các hình thức khác nhau để truyền tải thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Cũng do đặc điểm từng trang báo khác nhau với những tôn chỉ hoạt động khác nhau mà các báo lựa chọn truyền tải các thông tin khác nhau từ đó dẫn tới việc sử dụng các thể loại khác nhau. Tuy vậy, với sự linh hoạt trong cách truyền tải thông tin, các báo điện tử đã khá thành công trong việc thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Điều đó giúp cho hiệu quả truyền thông cao hơn, công chúng dễ dàng đón nhận nội dung thông tin hơn.

Kết quả nghiên cứu, điều tra khảo sát trên là căn cứ khoa học để tham khảo, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khắc phục những tồn tại hạn chế đối với cả hai phía là các cơ quan báo điện tử và địa phƣơng cũng nhƣ những ngƣời hoạch định chính sách. Từ đó làm cho các bài viết về Tây Bắc ngày càng khách quan, hấp dẫn hơn với công chúng và hình ảnh của các địa phƣơng, vùng miền trên báo điện tử nói riêng và báo chí truyền thông nói chung trong vai trò truyền thông phát triển ngày càng hiệu quả.

CHƢƠNG 3: THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THÔNG ĐIỆP CỦA BÁO ĐIỆN TỬ VỀ HÌNH ẢNH

TÂY BẮC 3.1. Thành công, hạn chế

Với việc khảo sát, phân tích hình ảnh Tây Bắc trên báo điện tử trên 3 tờ báo VnEpress, Đầu tƣ điện tử, Dân tộc, dựa trên các yếu tố của tác phẩm báo chí: nội dung, hình thức. Tác giả đã phân tích thông điệp mỗi tờ báo đƣa tin. Cùng với đó, tác giả tham chiếu với các tiêu chí truyền thông phát triển để rút ra các đánh giá, nhận xét về ƣu, khuyết điểm của việc phản ánh hình ảnh Tây Bắc trên báo điện tử.

 Nhận xét chung

Thứ nhất, vấn đề truyền thông tiềm năng, thành công. Trên các báo trong thời gian chúng tôi khảo sát, cả 4 tiềm năng lớn của Tây Bắc là khoáng sản, năng lƣợng tái tạo, thủy điện; nông, lâm nghiệp; du lịch và kinh tế biên mậu đều đƣợc giới thiệu, tuy nhiên, mức độ dày đặc nhất là thông tin về các sản phẩm nông, lâm nghiệp; tiếp đến là tiềm năng du lịch và tiềm năng khai khoáng, năng lƣợng, thủy điện, cuối cùng là thông tin kinh tế biên mậu. Tuy nhiên, mức độ đậm nhạt ở các báo khác nhau. Cụ thể: Trên báo VnExpress và báo Dân tộc thông tin về tiềm năng, cơ hội hợp tác đầu tƣ không đƣợc chú trọng. Điều đó đƣợc thể hiện qua số tin, bài trong chuyên mục này của 2 báo trong năm 2017 rất thấp, chỉ 9 tin, bài trên báo VnEpress và 6 tin, bài trên báo Dân tộc. Chỉ có báo Đầu tƣ có chuyên mục “Đầu tƣ” và số lƣợng tin bài về nội dung này ở báo Đầu tƣ điện tử cũng cao nhất với 35 tin, bài. Hầu hết các bài viết về tiềm năng, cơ hội hợp tác, đầu tƣ của vùng Tây Bắc kể cả trên báo Đầu tƣ điện tử là các tin/bài phản ánh, chƣa đáp ứng các thông tin cần thiết của dạng bài tƣ vấn, chỉ dẫn đầu tƣ. Không có bài nào do các chuyên gia, tƣ vấn chỉ dẫn đầu tƣ uy tín, và các nhà đầu tƣ có tên tuổi và thành đạt viết. Trong khi, ngƣời tham gia chỉ dẫn đầu tƣ rất quan trọng, vì uy tín của họ sẽ tác động mạnh tới độc giả - ngƣời đƣợc tƣ vấn. Đối với nhiều tờ báo kinh tế lớn, ngƣời tham gia viết bài đƣợc giới thiệu chi tiết tiểu sử để tăng uy tín của chuyên gia cũng nhƣ bài tƣ vấn của họ, chẳng hạn, họ đã học ở đâu? Đã làm việc bao nhiêu năm? Có những thành công gì? Kinh nghiệm làm việc ở

những Quỹ nào… Trong số báo đƣợc khảo sát, không có bài nào giới thiệu ngƣời viết với tƣ cách là một chuyên gia. Cũng không có bài nào có biểu bảng, sơ đồ, đồ thị, đồ hình, đồ họa, ô thông tin tƣ liệu… minh họa và làm sinh động hơn cho bài viết. Các nhóm nội dung thông tin chỉ dẫn đầu tƣ gồm: Thông tin chỉ dẫn địa điểm đầu tƣ; Thông tin chỉ dẫn thủ tục đầu tƣ; Thông tin chỉ dẫn lĩnh vực, ngành nghề đầu tƣ; Thông tin chỉ dẫn đối tác đầu tƣ; Thông tin chỉ dẫn vốn đầu tƣ; Thông tin chỉ dẫn dự án đầu tƣ; Thông tin chỉ dẫn về môi trƣờng đầu tƣ (bao gồm các khía cạnh về văn hóa, đời sống, xã hội) đƣợc đề cập mờ nhạt. hình thức chuyển tải thông tin còn đơn điệu, đa phần là chữ viết, rất ít biểu bảng, sơ đồ, đồ thị minh họa,…

Trên các tờ báo đƣợc khảo sát, ngay cả báo Đầu tƣ, chƣa có định hƣớng xây dựng database, mặc dù có nguồn thông tin dồi dào, nhƣng chƣa chiết xuất, xử lý thông tin dƣới một cấu trúc, thiết kế riêng. Đa phần thông tin chỉ dẫn đầu tƣ chƣa đƣợc tổ chức một cách bài bản, định kỳ, mà chủ yếu thụ động dựa vào nguồn tin cung cấp hoặc khi có sự kiện xúc tiến xảy ra. Nội dung thực hiện chỉ dẫn đầu tƣ phần lớn đều thực hiện theo yêu cầu xúc tiến hoặc yêu cầu thƣơng mại của các địa phƣơng hoặc doanh nghiệp nên đôi khi nội dung nặng về thông tin dàn trải theo hƣớng địa phƣơng hoặc ngành muốn mời đầu tƣ chứ chƣa theo đúng nhu cầu tìm kiếm, chỉ dẫn cho nhà đầu tƣ đến với dự án. Về cách thức chỉ dẫn đầu tƣ: Trên các ấn phẩm việc chú trọng sử dụng các yếu tố phi văn tự để nâng cao hiệu quả chỉ dẫn - tƣ vấn chƣa đƣợc chú ý. Qua khảo sát nhận thấy đa phần là các bài viết mới đƣợc trình bày bảng theo kiểu liệt kê, không tạo đƣợc điểm nhấn về dự án hoặc lĩnh vực đầu tƣ trọng điểm để nhà đầu tƣ dễ dàng tiếp cận. Việc sử dụng biểu đồ, bố cục và chọn ảnh vẫn chƣa đƣợc tòa soạn lƣu ý dẫn đến hiệu quả truyền thông chƣa cao. Để có hiệu quả cao nhất về chỉ dẫn, đầu tƣ, thông tin chỉ dẫn đầu tƣ thƣờng đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức: bài phỏng vấn, bài phân tích, bài tổng hợp, đối thoại bàn tròn,… thậm chí ký chân dung nhân vật - thông qua các gƣơng doanh nhân, nhà đầu tƣ thành đạt chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết đầu tƣ, cách thức lựa chọn lĩnh vực, phƣơng thức đầu tƣ hiệu quả nhất,… Tuy nhiên, đa phần thông tin về tiềm năng, về cơ hội, khả năng hợp tác đầu tƣ vào Tây Bắc đƣợc đƣa trên báo chí là tin hoặc bài phản ánh. Vì vậy, tuy có đề cập mức

độ khác nhau về tiềm năng và cũng ít nhiều giới thiệu về cơ hội hợp tác đầu tƣ, nhƣng các bài viết trong thời gian chúng tôi khảo sát, chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ các yêu cầu của dạng bài chỉ dẫn đầu tƣ.

Trong các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, trong năm 2017, Lào Cai là tỉnh có nhiều tin, bài thu hút về môi trƣờng, cơ sở hạ tầng, và vốn để đầu tƣ phát triển nhất, đơn cử: Midland hợp tác phân phối quần thể nghỉ dƣỡng Sapa Jade Hill (Báo Đầu tƣ), Thủ tƣớng đồng ý nâng cấp huyện Sapa thành thị xã (Báo Đầu tƣ), Đất Sapa đắt hơn Hà Nội , có đáng để bỏ tiền đầu tƣ? (Báo Đầu tƣ), Sa Pa vào top 10 khu nghỉ dƣỡng 'xanh' nhất thế giới (VnExpress), Cuộc đổ bộ của những dự án bất động sản nghìn tỷ ở Sapa (VnExpress), Sa Pa là điểm đến mới nổi của châu Á năm 2017 (VnExpress)… Mặc dù tuyến tin, bài chiếm khá nhiều tin, bài, nhƣng nội dung thông tin vẫn xoay quanh một vài sự kiện. Tuy tạo đƣợc điểm nhấn, nhƣng, đáng tiếc là ngoài điểm nhấn này, chƣa có thêm nhiều điểm sáng thu hút đầu tƣ khác. Một trong những hạn chế của thông tin giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tƣ cho Tây Bắc chính là vì, trên thực tế, Tây Bắc chƣa thực sự là địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Xét ở các yếu tố đƣợc xem xét đến đầu tiên khi quyết định đầu tƣ, đó là vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, có thể nói, đây là các điểm kém hấp dẫn nhất của Vùng Tây Bắc.Theo đánh giá bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam năm 2014 đƣợc Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam công bố trong số 14 tỉnh thuộc Tây Bắc, chỉ có Lào Cai đƣợc đánh giá là là một trong những tỉnh thuộc top 3. Đa phần các tỉnh nhƣ Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái Sơn La, đƣợc xếp trong nhóm „tƣơng đối thấp‟ và 5 tỉnh đứng ở cuối bảng đều là các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc là Bắc Kạn, Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên.

Thứ hai, vấn đề truyền thông về khó khăn, tham nhũng, tệ nạn, hủ tục của Tây Bắc trên báo điện tử. Những khó khăn về thiên tai, nghèo đói đƣợc các báo đƣa tin liên tục trong khoảng thời gian ngắn khiến cho hình ảnh Tây Bắc hiện lên trên báo điện tử khá thiên lệch giữa những thành tựu đạt đƣợc, tài nguyên, tiềm năng và những khó khăn, tiêu cực. Hay trƣờng hợp tỉnh Yên Bái, xoay quanh vụ việc biệt phủ của giám đốc sở tài nguyên môi trƣờng, các báo đƣa quá nhiều thông tin về vụ việc trong

thời gian ngắn khiến cho công chúng ấn tƣợng. Và nhắc đến Tây Bắc trong năm 2017, chắc hẳn nhiều ngƣời sẽ nghĩ đến trận mƣa lũ lịch sử, nghĩ đến biệt phủ, bệnh nhân chạy thận tử vong, cán bộ ăn chặn tiền, vật phẩm cứu lũ…đó hầu hết đều là những hình ảnh chƣa đẹp về Tây Bắc. Nhƣ vậy, thông tin trên báo điện tử đề cập nhiều về những bất cập của khu vực này, tuy nhiên, nhiều tin, bài thiên lệch về hƣớng phê phán, nêu bất cập hơn là tiềm năng, thế mạnh kinh tế.

Thứ ba, hình ảnh ngƣời dân tộc trên báo điện tử mang tính tiêu cực nhiều hơn tích cực. Qua các bài báo công chúng có thể hình dung ra đƣợc ngƣời dân tộc thiểu số là những ngƣời chủ động, sáng tạo, nghị lực, thông minh, vƣợt khó, cần cù, hay khoẻ mạnh, xinh đẹp, tốt bụng, chân thành, thật thà, đoàn kết, hiền lành…nhƣng cũng không khỏa lấp đƣợc hình ảnh xuất hiện nhiều hơn đó là nghèo đói, khó khăn, thiếu thốn, lam lũ, vất vả, vay mƣợn nợ nần, thiếu hiểu biết (học vấn thấp, thất học), lạc hậu, mê tín dị đoan…

 Cụ thể:

Những thành công của từng báo điện tử VnExpress:

- Về nội dung: Vnexpress tờ báo điện tử đƣợc cấp phép đầu tiên ở Việt Nam đang giữ vai trò tiên phong trong việc lựa chọn hƣớng đi, lựa chọn và sử dụng công nghệ mới do vậy, đây là tờ báo có lƣợng độc giả đông đảo nhất Việt Nam. Báo có thế mạnh trong thông tin đa chiều về mọi mặt của cuộc sống với việc đề cao tiêu chí giá trị tin tức, thông tin phải nhanh nhạy, cạnh tranh nhƣng vẫn đảm bảo tuyệt đối chính xác, bám sát thực tế đời sống và định hƣớng chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh tây bắc trên báo điện tử dưới góc nhìn truyền thông phát triển (Trang 98 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)