Số lượng tin, bài theo thể loại trên các báo thuộc diện khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh tây bắc trên báo điện tử dưới góc nhìn truyền thông phát triển (Trang 91 - 98)

số lượng tin bài 21 32 50 64 Tin Phản ánh phóng sự phỏng vấn thể loại khác 100 150 192 200 250 300 315 350

Thể loại chính đƣợc sử dụng là bài báo hay bài phản ánh, chiếm tới 51,2%, tiếp đến là tin, 31,2%, còn lại là các thể loại khác. Nhiều thể loại rất hiếm khi xuất hiện trên báo chí địa phƣơng ở các tỉnh vùng Tây Bắc là bình luận, xã luận, điều tra, ký chân dung… Đặc biệt, nhiều tin trên báo Dân tộc vẫn đƣa theo dạng tin lễ tân, sử dụng mô hình tam giác thƣờng hoặc chữ nhật, đa phần là những thông tin giới thiệu chức danh ngƣời đến dự, tham gia.

Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu thì nhóm thể loại thông tấn, tiêu biểu là tin và bài phản ánh, mang đặc trƣng nổi bật là tính thời sự của thông tin sự kiện, hiện tƣợng. Đây là những thể loại có tầm quan trọng, là “hạt nhân” của báo chí. Tuy nhiên, hạn chế nhất của nhóm thể loại thông tấn là chủ yếu đƣa thông tin sự kiện, các yếu tố phân tích, bình luận ít khi đƣợc thể hiện.

Trong số các thể loại đƣợc các báo sử dụng để thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc, bài phản ánh là thể loại đƣợc sử dụng nhiều nhất. Có tới 315 bài (chiếm 51,2%) trong tổng số các tin bài thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc là thuộc thể loại bài phản ánh. Trong đó, các nội dung sử dụng thể loại này để truyền tải thông tin cũng có mức độ khác nhau. Cụ thể có tới 70,2% các bài phản ánh đƣợc sử dụng để thông tin về những khó khăn về thiên tai, đƣờng sá, tệ nạn ma túy của Tây Bắc. Chỉ có 5,1% bài phản ánh đƣợc sử dụng để chuyển tải nội dung các chính sách phát triển Tây Bắc. Các thể loại thuộc nhóm chính luận nhƣ phân tích, bình luận, và các thể loại thuộc nhóm chính luận nghệ thuật nhƣ phóng sự, ký chân dung, ghi chép,… rất ít xuất hiện trên các báo địa phƣơng. Sự đơn điệu về hình thức chuyển tải thông tin khiến cho các tờ báo trở nên tẻ nhạt, ít sức hấp dẫn đối với công chúng.

Chƣa khai thác, tận dụng đƣợc triệt để các thế mạnh của báo điện tử. Mặc dù các báo điện tử đều đƣợc đầu tƣ về hạ tầng kỹ thuật và đã bƣớc đầu chú trọng phát huy thế mạnh của loại hình, tuy vậy do nhiều nguyên nhân mà một số tính năng ƣu việt của loại hình báo chí này vẫn chƣa đƣợc các báo điện tử khai thác triệt để, do vậy làm giảm sức hấp dẫn, khả năng thu hút bạn đọc và giảm hiệu quả của thông tin. Có thể nêu ra một số hạn chế cụ thể đó nhƣ sau:

Chƣa phát huy tối đa khả tƣơng tác cao của báo điện tử: Trong 3 báo điện tử trong diện khảo sát, khả năng tƣơng tác của báo VnExpress đƣợc phát huy hơn cả. Hệ thống tƣơng tác, chia sẻ bài qua mạng xã hội của báo VnExpress đƣợc đặt góc trên cùng bên phải màn hình. Tuy nhiên, khi độc giả kéo xuống đọc bài thì hệ thống này không tự động chuyển sang cột dọc bên trái, do vậy nhiều khi đánh mất đi sự “nhắc nhở” tƣơng tác của độc giả. Độc giả có thể chia sẻ qua các mạng xã hội nhƣ facebook, twitter, google+…. Độc giả cũng có thể bầu chọn hoặc gửi phản hồi cho bài ở cuối bài. Trong khi đó, Báo Đầu tƣ điện tử có tính tƣơng tác không cao. Bên trên bên phải bài báo có biểu tƣợng like, chia sẻ. Tuy nhiên chỉ giới hạn chia sẻ lên hai mạng xã hội là Zalo và facebook. Tỉ lệ bình luận của các bài báo chỉ đạt khoảng 23% và không đồng đều ở các chuyên mục. Hai chuyên mục có bình luận nhiều hơn cả là Thời sự và Infomoney.

Chƣa làm tốt việc sắp xếp, trình bày các tin bài liên quan. Một trong những ƣu thế của báo điện tử so với các loại hình báo khác là khả năng lƣu trữ thông tin và sắp xếp, trình bày các tin bài liên quan. Khi một tin, bài mới đƣợc cập nhật lên báo, ngƣời đọc không chỉ thỏa mãn với thông tin có đƣợc trong tin bài ấy mà có nhu cầu tìm hiểu thông tin liên quan đến nội dung đang quan tâm ở các tin bài đã đăng trƣớc đó để có thể hiểu toàn diện, tƣờng tận nội dung, vấn đề mình quan tâm. Chính vì vậy, các báo điện tử tạo thuận tiện cho ngƣời đọc bằng các liên kết (link) các tin bài đã đăng vào vị trí dễ quan sát nhất của bài (Thƣờng là đặt các link tin bài liên quan ở ngay dƣới Tiêu đề bài viết chính). Hoặc các báo điện tử cũng có thể sử dụng hệ thống các từ khóa (tag), đặt chủ đề cho các sự kiện và nhóm các tin bài liên quan vào cùng chủ đề. Tính năng ƣu việt này của báo điện tử cũng chƣa đƣợc áp dụng hiệu quả khi thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Có chăng các báo mới chỉ link các bài, các kỳ phóng sự trƣớc đó (trong các bài phóng sự dài kỳ) nhƣ trên báo Dân tộc. Tuy vậy, việc thể hiện các link bài liên quan cũng chƣa hiệu quả. Cụ thể là các tiêu đề của các bài liên quan trƣớc đó (các kỳ phóng sự trƣớc đó) đƣợc nhúng link nhƣng chƣa đƣợc trình bày nổi lên, tách biệt với nội dung của bài chính (chƣa đƣợc bôi màu,

chƣa đƣợc định dạng đậm hoặc nghiêng cho không bị lẫn với từ ngữ trong nội dung bài chính). Chƣa phát huy đƣợc hiệu quả của thông tin đồ họa. Các bài báo viết về Tây Bắc chủ yếu sử dụng ảnh, rất ít bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ đƣợc sử dụng. mặc dù đó là xu thế của truyền thông hiện đại. Chứng tỏ sự đầu tƣ cho các bài viết về Tây Bắc chƣa thật sự đƣợc các báo chú trọng. Một số ít bài viết có sử dụng hộp thông tin (Box) để tóm tắt các ý chính của bài, hoặc thông tin về vụ việc mà báo theo dõi, thông tin từ đầu, thông tin này đƣợc đặt trong ô hình chữ nhật, nền chữ đƣợc in đậm màu, và hộp đặt vị trí cuối bài. Ví dụ, trong vụ thanh tra tài sản của giám đốc sở Tài nguyên Yên Bái, hầu hết các bài đều sử dụng hộp thông tin có nội dung: “Trƣớc đó đầu tháng 6, sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của báo chí về khối tài sản lớn của hộ gia đình bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Phạm Sỹ Quý), UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo thành lập đoàn công tác liên ngành thanh tra vụ việc theo thẩm quyền. Tuy nhiên, trƣớc những băn khoăn về tính minh bạch, khách quan của cuộc thanh tra vì ông Phạm Sỹ Quý là em trai của Bí thƣ Tỉnh ủy đƣơng nhiệm, UBND tỉnh Yên Bái đã chủ động đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc. Kết luận thanh tra về khu biệt phủ của Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái đƣợc đƣa ra muộn hơn so với dự kiến hơn hai tháng. Trƣớc đó tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 3/10, Phó tổng Thanh tra Bùi Ngọc Lam thừa nhận chậm do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. "Quan điểm của chúng tôi là vụ việc phải đƣợc kết luận một cách thận trọng, chính xác, khách quan", ông nói.”

3/10/2017 Chưa phát huy được sức mạnh của truyền thông đa phương tiện (Audio và Video).

Một sản phẩm báo chí đƣợc coi là sản phẩm đa phƣơng tiện khi nó tích hợp nhiều

trong số các phƣơng tiện truyền tải thông tin sau: text(văn bản), hình ảnh tĩnh ( still image), hình ảnh động (animation), đồ họa (graphic), âm thanh (audio) video và các chƣơng trình tƣơng tác interactive programs) [15, Tr. 122]. Truyền thông đa phƣơng tiện là xu hƣớng nổi bật của truyền thông hiện đại và là ƣu điểm vƣợt trội của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác. Sử dụng sức mạnh truyền thông đa phƣơng tiện, báo điện tử hoàn toàn có thể hội tụ đƣợc những ƣu việt của các loại hình trƣớc đó là ngôn ngữ của báo in, báo hình và báo phát thanh. Việc phát huy sức mạnh truyền thông đa phƣơng tiện ấy thể hiện ở việc các báo điện tử thông tin đến công chúng bằng ngôn ngữ viết kết hợp với việc sử dụng ảnh, Video, Audio. Nhƣ vậy, với việc phát huy tối đa truyền thông đa phƣơng tiện, các báo điện tử hoàn toàn có thể giúp công chúng vừa đọc đƣợc thông tin (thông qua ngôn ngữ viết), vừa có thể xem đƣợc những hình ảnh từ hiện trƣờng, các tƣ liệu (thông qua hình ảnh trong Video), lại vừa có thể nghe đƣợc âm thanh (thông qua cácVideo, các Audio). Điều này giúp cho việc thông tin đến công chúng dễ dàng hơn, công chúng hào hứng và tiếp thu thông tin thuận tiện hơn.

Mặc dù đây là ƣu điểm nổi bật của báo điện tử và là xu hƣớng truyền thông hiện đại mà các báo đang tiến hành áp dụng nhƣng thực tế cho thấy các báo điện tử thông tin chung và thông tin về việc phát triển bền vững vùng Tây Bắc nói riêng chƣa phát huy tốt đƣợc ƣu thế này. Các báo điện tử đa phần vẫn thông tin theo cách truyền thống là ngôn ngữ chữ viết và ảnh. Đối với các báo đã sử dụng Video để truyền đạt thông tin thì những Video này vẫn nằm đơn lẻ chứ chƣa đƣợc kết hợp vào bài cùng ngôn ngữ văn tự để thông tin về các sự việc, hiện tƣợng. Đặc biệt việc sử dụng Audio là vấn đề còn bỏ ngỏ. Các tin tức của các báo chƣa phát bằng âm thanh để công chúng có thể nghe trực tiếp lời nói của nhân vật. Trong 3 báo thuộc diện khảo sát, chỉ có báo VnExpress sử dụng video cho một số tin bài, và sử dụng duy nhất trong hai chuyên

mục là nông nghiệp sạch và tin tức (tin tức về thời tiết).

+ Độ dài: Từ khoảng 1 phút đến hơn 5 phút. Độ dài phổ biến là 3,5 phút.

+ Vị trí: Không cố định và chƣa thể hiện đƣợc sự ƣu tiên cho videoclip. Đôi khi video clip đặt ngay dƣới Sapo, nhƣng có khi lại đặt giữa bài hoặc cuối bài, nhƣ chuyên mục nông nghiệp sạch, video clip thƣờng xuất hiện ở cuối bài nhƣng có khi cũng thấy ở giữa bài. Có những bài viết có cả ảnh và clip nhƣng chƣa thể hiện sự ƣu tiên cho clip. Ở một số báo điện tử trên thế giới nhƣ CNN, khi độc giả cuốn xuống dƣới, clip sẽ thu nhỏ bên phải màn hình để độc giả có thể vừa đọc vừa tiếp tục nghe/xem clip, tuy nhiên ở VnExpress chƣa có tính năng này.

+ Chất lƣợng hình ảnh: Phụ thuộc vào đƣờng truyền nên đôi khi hơi mờ nhòe. + Sử dụng phụ đề: Điều này giúp những độc giả thuận tiện hơn trong việc nghe hiểu.

+ Tầm quan trọng: Trong một số tác phẩm báo chí của VnExpress, yếu tố video clip đóng vai trò quan trọng bậc nhất, hơn hình ảnh, đồ họa… Đôi khi văn bản chỉ là phần diễn dịch lại những thông tin đã có trong clip.

+ Quảng cáo quá nhiều: Clip quảng cáo dài 15-30s thực sự độc giả phiền lòng khi bật xem clip.

Chưa phát huy tốt hiệu quả của thông tin phi văn tự

Theo PGS.TS Vũ Quang Hào, thuật ngữ “phi văn tự” là thuật ngữ của báo chí hiện đại dùng để gọi chung những thông tin trên báo chí không đăng tải dƣới dạng văn tự mà là dạng đồ hình nhƣ ảnh, tranh minh họa, biểu bảng, đồ thị, sơ đồ, bản đồ…[17, tr. 238].

Với công chúng, sự tiếp nhận thông tin đƣợc thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau trong đó, thông tin phi văn tự giúp ngƣời đọc tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tƣợng. Hơn nữa việc sử dụng thông tin phi văn tự còn giúp tăng cƣờng chức năng giải trí của báo chí từ đó giúp công chúng giảm căng thẳng khi tiếp nhận thông tin, nâng cao hơn khả năng thu nhận thông tin của họ.

Trong công tác thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc, các báo điện tử hầu nhƣ đang bỏ ngỏ ngôn ngữ này. Các dạng đồ hình nhƣ biểu đồ, bảng

biểu, bản đồ gần nhƣ vắng bóng hoàn toàn trong những tin, bài thông tin về vấn đề này. Trên báo VnExpress, ở cuối các video trong chuyên mục Nông nghiệp sạch, khi nói về thị trƣờng tiêu thụ, thƣờng xuất hiện hình ảnh bản đồ Việt Nam sau đó phóng to tới địa phƣơng có sản phẩm nông nghiệp sạch đang đƣợc nhắc đến, địa điểm đó sẽ có màu xanh đậm hơn màu nền bản đồ. Bên cạnh đó có chèn thêm hình ảnh của loại nông sản và các thông tin vắn tắt nhƣ nơi phân bố, diện tích, sản lƣợng, thị trƣờng tiêu thụ. Việc sử dụng bản đồ giúp ngƣời xem dễ hình dung ra khu vực sở hữu sản phẩm hơn và nhƣ một lần nữa, củng cố những thông tin chính trong bài.

Hình 2.9: Ảnh cắt từ video trong chuyên mục Nông nghiệp sạch trên báo VnExpress

Mặc dù báo Đầu tƣ điện tử là một trong những báo thƣờng xuyên sử dụng thông tin đồ họa và sử dụng khá hiệu quả hệ thống đồ họa – biểu đồ để độc giả có cái nhìn trực quan vào nội dung bài, tuy nhiên chỉ có duy nhất một bài sử dụng thông tin đồ họa cho nội dung về Tây Bắc trong năm 2017 và là thông tin đồ họa dẫn lại của Thông tấn xã Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết cũng khá ấn tƣợng và có nội dung rõ ràng, màu sắc, hình ảnh hài hòa, mang đậm chất văn hóa Tây Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh tây bắc trên báo điện tử dưới góc nhìn truyền thông phát triển (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)