Đặc điểm của Tây Bắc, quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về phát triển bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh tây bắc trên báo điện tử dưới góc nhìn truyền thông phát triển (Trang 37 - 44)

7. Cấu trúc luận văn

1.3 Đặc điểm của Tây Bắc, quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về phát triển bền

Vùng Tây Bắc bao gồm 12 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và 21 huyện phía Tây của 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An (các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hóa: Quan Hóa, Quan Sơn, Mƣờng Lát, Bá Thƣớc, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Thƣờng Xuân, Nhƣ Xuân, Nhƣ Thanh; và các huyện phía Tây Nghệ An: Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thanh Chƣơng). Tổng diện tích toàn vùng là 74.880.31km2, trong đó, đất nông nghiệp của toàn khu vực chiếm một tỷ lệ nhỏ, còn lại phần lớn là rừng núi.

Vùng Tây Bắc đƣợc đặc trƣng bởi tính phức tạp và đa dạng cao về điều kiện tự nhiên. Địa hình chia cắt mạnh tạo nên sự đa dạng về các điều kiện sinh thái, từ vùng

núi cao mây mù đến các vùng núi, cao nguyên đá vôi, các vùng đồi và thung lũng lớn. Đây là vùng giầu có về tài nguyên khoáng sản, trong đó một số loại khoáng sản quan trọng nhƣ sắt, chì, kẽm, đất hiếm, đá quý,… có trữ lƣợng khá lớn, tạo nên thế mạnh, và là cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Bên cạnh đó, Tây Bắc có nhiều sản phẩm rừng có giá trị với miền xuôi và nƣớc ngoài nhƣ sừng tê giác, cây thuốc và gỗ quý. Bên cạnh đó, còn có nấm, măng tre, cây gia vị và các cây công nghiệp khác nhƣ bạch đàn, keo, xoan, cốt khí… Các loài thú hoang dã, quý hiếm trú ngụ ở các cánh rừng Tây Bắc cũng là nét độc đáo của rừng khu vực này.

Tuy nhiên, hiện tại, hầu hết các nguồn khoáng sản và năng lƣợng này lại chỉ có giá trị khi xuất xuống miền xuôi, chứ chƣa thích hợp với nhu cầu phát triển kinh tế nội vùng. Đây là một nghịch lý phát triển, khi đồng bào vùng cao phải chịu nhiều thòi về môi trƣờng sinh thái, thì lợi ích của nó lại tập trung phần lớn cho vùng hạ lƣu. Bởi vậy, việc xem xét và hoàn chỉnh các chiến lƣợc phát triển cho vùng Tây Bắc, trong đó tính đến việc đáp ứng các nhu cầu sống của ngƣời dân địa phƣơng là việc cần thiết khi xây dựng các kế hoạch phát triển vùng này.

Cảnh quan văn hóa đa dạng cùng vẻ đẹp còn sơ nguyên của núi rừng Tây Bắc và rất nhiều di tích lịch sử là điểm đến đầy ấn tƣợng cho những du khách ham khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên và con ngƣời nơi đây. Tây Bắc là vùng đất có tiềm năng du lịch dồi dào, tuy nhiên, hệ thống giao thông nghèo nàn và cơ sở hạ tầng còn thô sơ là trở ngại lớn đối với du lịch và giao thƣơng giữa miền núi và miền xuôi. Lối sống du canh, du cƣ của một số cộng đồng dân tộc là bài toán nan giải cho việc ổn định sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; dân trí thấp, trình độ giáo dục chƣa phát triển là trở ngại lớn cho việc thực hiện có hiệu quả các dự án về phát triển kinh tế, du lịch, cũng nhƣ khai thác tốt tiềm năng của Tây Bắc.

Nhƣ vậy có thể thấy, vùng Tây Bắc là địa bàn có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng của cả nƣớc, nhƣng luôn chứa đựng nhiều vấn đề khó khăn, thách thức cả về điều kiện tự nhiên, lẫn đời sống kinh tế - xã hội của bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng vùng Tây Bắc phát triển toàn diện, bền vững không chỉ đáp ứng yêu

cầu, nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong vùng, mà còn là nhiệm vụ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh lâu dài của đất nƣớc.

Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển bền vững đƣợc thể hiện rõ thông qua hàng loạt các thông tƣ, chỉ thị. Cụ thể, tại Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25- 6-1998 về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc, Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trƣờng là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đƣờng lối, chủ trƣơng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”[12]. Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đất nƣớc, Chính phủ đã ban hành "Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chƣơng trình nghị sự 21 của Việt Nam). Đi liền với đó là chƣơng trình nghị sự 21 của một số ngành và địa phƣơng cũng đã đƣợc xây dựng. Đồng thời, Chính phủ cũng ban hành hàng loạt chính sách trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trƣờng nhƣ Chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và đƣợc tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 cũng nhấn mạnh “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lƣợc”. Phát triển bền vững là yêu cầu hàng đầu đối với Việt Nam trong quá trình đổi mới và đẩy mạnh CNH- HĐH đất nƣớc. Khái niệm “Phát triển bền vững” đƣợc chính thức đƣa ra trong Văn kiện Đại hội VIII (1996) của Đảng, trong đó nêu rõ: “Tăng trƣởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái”2.

Từ Đại hội VIII đến Đại hội XII, Đảng ta từng bƣớc bổ sung quan điểm về phát triển bền vững dựa trên nhận thức về khoa học phát triển bền vững, với 3 trụ cột là: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về sinh thái - tài nguyên và môi

trƣờng. Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) tiếp tục bổ sung, hoànthiện quan điểm về phát triển bền vững với nội dung cơ bản: “Bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, và hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước”.

Điểm mới trong quan điểm của Đảng tại Đại hội XII về phát triển bền vững là nhấn mạnh vai trò của yếu tố kinh tế trong 3 trụ cột của phát triển bền vững, coi tăng trƣởng kinh tế là điều kiện cần để bảo đảm cho sự bền vững trong phát triển ở Việt Nam. Biện pháp hƣớng tới thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, ngoài những yếu tố nhƣ phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, kinh tế tri thức, Đại hội Đảng XII đề cập tới yếu tố kinh tế xanh. Đây cũng là lần đầu tiên khai niệm “kinh tế xanh” đƣợc đƣa vào Văn kiện Đảng, khẳng định sự phát triển nhận thức của Đảng về phát triển bền vững trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế với sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng.

Phát triển bền vững ở Việt Nam là phát triển dựa trên sự kết hợp giữa nội lực và sức mạnh của hội nhập quốc tế, phát triển dựa trên yếu tố ổn định xã hội. Với quốc gia có 54 dân tộc cùng sinh sống, chính sách về dân tộc có ý nghĩa then chốt để đảm bảo ổn định xã hội và phát triển bền vững đất nƣớc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Theo lời dạy của Ngƣời, Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, quan tâm phát triển toàn diện và bền vững vùng dân tộc thiểu số. Đại hội Đảng lần thứ IV xác định: Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam. Tất cả các văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới đều xác định vị trí của vấn đề dân tộc trên hành trình đổi mới của đất nƣớc là vấn đề “có vị trí chiến lƣợc lớn”, “luôn luôn có vị trí chiến lƣợc”, “có vị trí chiến

lƣợc lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nƣớc ta”.

Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã ký nhiều công ƣớc quốc tế có liên quan tới phát triển bền vững. Các cam kết này đã đƣợc Chính phủ giao cho các Bộ, ngành có liên quan làm đầu mối, chịu trách nhiệm quản lý, phối hợp tổ chức, lồng ghép trong các kế hoạch và chƣơng trình phát triển ở các cấp để thực hiện. Hệ thống tổ chức Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia đã đƣợc thành lập, có chức năng tƣ vấn, giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo tổ chức thực hiện định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững trong phạm vi cả nƣớc và giám sát, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đó. Ban Chỉ đạo, Hội đồng phát triển bền vững và Văn phòng phát triển bền vững cũng đã đƣợc thành lập ở một số Bộ, ngành và địa phƣơng để triển khai thực hiện định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững. Đồng thời, chúng ta cũng đã thành lập Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) nhằm xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bền vững, năng động và hội nhập thành công trong thế kỷ 21, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. Trong quá trình thực hiện phát triển bền vững, các nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững quốc tế đã đƣợc cụ thể hóa phù hợp với điều kiện đất nƣớc và đƣợc lồng ghép vào những chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, cũng nhƣ của các Bộ, ngành và địa phƣơng trong đó gắn kết và hài hòa các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng.

Với vị trí địa chính trị, kinh tế, sinh thái và văn hóa đặc biệt quan trọng, vùng Tây Bắc và đồng bào Tây Bắc luôn đƣợc Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nƣớc quan tâm. Nhiều năm qua, Đảng, Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm ấy bằng nhiều chính sách ƣu đãi và chƣơng trình hành động thiết thực về phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội vùng.

Đầu năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW về phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Sau đó, ngày 24/8/2004, bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Tây Bắc đặc trách việc giúp Trung ƣơng chỉ đạo thực hiện nghị quyết 37-

NQ/TW. Cùng với đó, các địa phƣơng trong vùng cũng khẩn trƣơng hoàn thành và tổ chức triển khai tốt quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội đến năm 2020; thúc đẩy sản xuất, duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế; tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết T.Ƣ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Một số chính sách, nghị quyết, chƣơng trình, dự án lớn dành cho vùng dân tộc và miền núi đã đƣợc ban hành nhƣ: Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị và Quyết định số 72-HĐBT ngày 13/31990 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế- xã hội miền núi. Ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 13/NĐ-CP ngày 2/3/1993 về công tác khuyến nông. Nghị định 06/CP về việc hỗ trợ đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên trong việc chỉnh đốn cây trồng, vật nuôi, thay thế cây thuốc phiện. Nghị định số 20/1998 NĐ-CP ngày 31/3/1998 thực hiện hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thương nghiệp Nhà nước hoạt động ở vùng dân tộc và miền núi, chính sách trợ cước, trợ giá thu mua nông sản, lâm sản và bán các hàng hoá thiết yếu cho đồng bào các dân tộc. Thông tư 99/1998/TT-BTC và Thông tư số 112/1998/TT-BTC quy định ưu đãi về thuế nông nghiệp, thuế tiểu thủ công nghiệp, thuế lưu thông hàng hóa, thuế đất và một số loại thuế khác ở vùng dân tộc và miền núi;chính sách hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn; Quyết định135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi; Chương trình 132 đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết đất sản xuất và đất ở; Chương trình 134 (hỗ trợ đất sản xuất nhà ở và các nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng bào nghèo thuộc dân tộc thiểu số); Chương trình 327 và Dự án 661 phát triển rừng, bảo vệ môi trường sống miền núi và trồng mới 5 triệu ha rừng…

Chỉ tính riêng giai đoạn 2006-2013, chính sách đối với vùng dân tộc và miền núi đƣợc thể chế hóa với hơn 160 văn bản quy phạm pháp luật (gồm 14 nghị định của Chính phủ, 40 quyết định của Thủ tƣớng, 27 văn bản phê duyệt của các dự án…), chƣa kể các địa phƣơng đều chủ động xây dựng và ban hành nhiều chính sách liên quan đến vùng dân tộc và miền núi. Mặc dù điều kiện ngân sách Nhà nƣớc

khó khăn, song trong giai đoạn 2006-2013, Chính phủ đã bố trí nguồn cho các chƣơng trình, chính sách vùng dân tộc và miền núi với tổng kinh phí lên đến trên 54.770 tỷ đồng. Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã giành một khối lƣợng vốn khá lớn tập trung vào vùng, thông qua các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình 135, các dự án Quốc gia, các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục, các hỗ trợ có mục tiêu khác và thông qua các dự án, chƣơng trình trong chƣơng trình hành động của Chính phủ. Nhiều dự án quốc gia đã và đang triển khai đầu tƣ tại vùng.

Năm 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phƣơng liên quan xây dựng, trình duyệt một số chính sách, đề án nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phƣơng vùng Tây Bắc: “Quy chế tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020”; Đề án “Tăng cƣờng công tác trợ giúp pháp lý cho đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc”; Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2010 – 2015”… Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cũng đã xây dựng nhiều nghị quyết về ƣu đãi thu hút đầu tƣ vào khu vực vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là Tây Bắc. Theo đó, các địa phƣơng trong vùng Tây Bắc thuộc danh mục các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, do vậy các doanh nghiệp đầu tƣ tại các địa phƣơng trong vùng sẽ đƣợc hƣởng những ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng nhƣ thuế đất. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tƣ còn nhận đƣợc sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền địa phƣơng trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tƣ và thực hiện dự án.

Với những chính sách hỗ trợ tích cực, Tây Bắc đã bƣớc đầu thu hút đƣợc nhiều các dự án đầu tƣ phát triển. Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tƣ và An sinh xã hội vùng Tây Bắc 2017, các tỉnh Tây Bắc đã trao giấy chứng nhận đầu tƣ cho 26 dự án đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh tây bắc trên báo điện tử dưới góc nhìn truyền thông phát triển (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)