Về tiềm năng, có thể nói tiềm năng là một trong những nguồn lực quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển của một vùng kinh tế nhất định. Chính vì vậy, việc thông tin sâu rộng về những tiềm năng của Tây Bắc có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển bền vững vùng. Một mặt những thông tin này giúp cho các cơ quan chức năng liên quan có thể căn cứ để hoạch định các chính sách phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của vùng. Mặt khác, nó là tài liệu quan trọng giúp cho các nhà đầu tƣ hiểu rõ hơn về địa bàn họ đang và có kế hoạch đầu tƣ, từ đó có những chiến lƣợc đầu tƣ hợp lý vừa mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp mình vừa góp phần phát triển Tây Bắc. Trên các báo điện tử trong diện khảo sát, đã có lƣợng tin bài nhất định về những tiềm năng của Tây Bắc.
nuôi cá hồi tại SaPa. Sau khi phân tích lợi thế tự nhiên “Sapa là một huyện miền núi thuộc khu vực Tây Bắc nƣớc ta. Với độ cao 1.500-1.600 m so với mực nƣớc biển, nhiệt độ trung bình trong năm ở đây đạt 15,3 độ C. Xứ sở sƣơng mù của Việt Nam có những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nƣớc lạnh với các giống cá hồi, cá tầm.”, tác giả đã cung cấp những thông tin về hình thức nuôi “trứng cá đã thụ tinh nhân tạo từ châu Âu nhập về và tiến hành nuôi thả trong môi trƣờng nƣớc lạnh khoảng 1,5 đến 2 tháng. Sau đó, trứng sẽ nở thành cá con. Cá con đƣợc ƣơm giống cho đến khi đạt khoảng 30 gram thì chuyển ra hồ nuôi thƣơng phẩm”. Bên cạnh đó, những thông tin về cách thiết kế bể nuôi cho phù hợp với cá và nguồn nƣớc, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cá cũng đƣợc tác giả bài viết đƣa ra “Nƣớc để nuôi cá hồi phải là nguồn nƣớc lạnh và sạch. Môi trƣờng sinh trƣởng của cá cần có dòng nƣớc chảy, do vậy, các bể nuôi thƣờng đƣợc đặt ở gần đầu nguồn của những con suối. Ngƣời nuôi sẽ sử dụng ống dẫn nƣớc từ đầu nguồn về qua hệ thống bể lọc trƣớc khi vào bể. Bể ở đây có thiết kế hình lòng chảo, gồm đầu cấp và thoát nƣớc tạo thành dòng chảy liên tục. Dòng chảy này vừa tạo ra môi trƣờng sống gần với tự nhiên của cá hồi, đồng thời giúp nƣớc trong bể luôn sạch sẽ, không bị ứ đọng chất thải. Nguồn nƣớc thải sẽ đƣợc đựng trong một bể lắng để xử lý trƣớc khi trả về môi trƣờng tự nhiên”. Nơi phân bố và tổng sản lƣợng cá hồi tại SaPa cũng đƣợc tác giả cung cấp trong bài “Toàn huyện Sapa có hơn 30 cơ sở nuôi cá nƣớc lạnh với diện tích mặt nƣớc khoảng 1,7 ha, tập trung ở xã Bản Khoang, Tả Van, Tả Giàng Phình, Tả Phìn, Lao Chải, San Sả Hồ, thị trấn Sapa. Hiện nay, tổng sản lƣợng cá hồi của địa phƣơng đạt khoảng 700 - 800 tấn mỗi năm”. Tác giả bài viết đƣa ra những thông tin về giá bán, thu nhập khủng của của các hộ gia đình nuôi cá hồi “Với giá bán 280.000 - 400.000 đồng một kg, cá hồi mang lại doanh thu hàng tỷ đồng cho các cơ sở nuôi. Cụ thể, mỗi năm, ông Nguyễn Văn Phƣơng ở tổ 13, thị trấn Sapa thu về hơn 700 triệu đồng; ông Nguyễn Thái Dƣơng ở thị trấn Sapa thu nhập bình quân hơn một tỷ đồng; anh Nguyễn Thái Thịnh, ở tổ 7, xã Tả Phìn thu lãi khoảng 1,3 tỷ đồng...”. Cuối bài viết có kèm một video dài 4 phút 05 giây với hình ảnh đẹp, sinh động, hấp dẫn ngƣời xem. Bài viết
này thật sự hữu ích, góp phần giúp các hộ gia đình không chỉ ở SaPa mà còn trên cả nƣớc đang nuôi cá hồi có thêm những thông tin về kỹ thuật nuôi cá hồi, giá cả và thị trƣờng tiêu thụ. Ở góc độ công chúng là những ngƣời tiêu dùng, khi đọc và đặc biệt làm xem video, sẽ cảm thấy tin tƣởng ở sản phẩm về độ sạch, từ đó sức mua sẽ tăng, nhờ đó các mô hình sẽ đƣợc nhân rộng.
Cũng trong chuyên mục Nông nghiệp sạch của báo VnExpress có những tin, bài giới thiệu về những sản vật mang đặc trƣng của vùng Tây Bắc nhƣ bài viết “Tƣơng cổ truyền Dục Mỹ thơm ngon hơn nhờ gió đông”, “4.000ha mận hậu Sơn La quả to nhờ kỹ thuật tỉa cành”, “Vị ngon thơm đặc trƣng của mía tím hòa bình”, “Đồi chè Tam Đƣờng nghìn ha trồng để xuất khẩu”, “Chè đen đặc sản xuất khẩu tỉnh Tuyên Quang”, “Hơn 700 tấn rau sạch Mộc Châu bán về Hà Nội”, “Nuôi cá tại lòng hồ thủy điện thu về 5 tỷ đồng mỗi năm”, “Cam sành Hàm Yên đƣợc tƣới nƣớc sạch từ đỉnh núi”…Việc thông tin về các đặc sản vùng Tây Bắc không chỉ quảng bá sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc mà quan trọng hơn còn là thông tin chỉ dẫn và là những kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân địa phƣơng.
Bên cạnh việc thông tin về nông sản sạch, trong nội dung thông tin về tiềm năng, số lƣợng tin, bài giới thiệu về du lịch vùng Tây Bắc cũng chiếm số lƣợng lớn. Bức tranh du lịch Tây Bắc hiện lên qua các hình ảnh ruộng bậc thang mùa nƣớc đổ hay mùa săn lúa chín, mùa hoa tam giác mạch hay mùa hoa mận, hoa đào…Tuy nhiên, có thể thấy, du lịch Tây Bắc trên các báo chƣa mang tính định hƣớng phát triển bền vững và chƣa phản ánh tƣơng xứng với lợi thế và tiềm năng sẵn có, mặc dù Tây Bắc đƣợc thiên nhiên ban tặng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, là nơi tiếp giáp với biên giới Việt - Trung, Việt
- Lào… Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú của hơn 32 dân tộc sinh sống trong vùng cũng là yếu tố góp phần thu hút du khách trong và ngoài nƣớc đến với Tây Bắc. Các bài viết phần lớn đều mới chỉ tập trung ở việc giới thiệu các địa danh du lịch theo mùa, tháng 9, 10 là mùa lúa chín và mùa hoa tam giác mạch, tháng 12, 1 mùa hoa mận, hoa đào, mùa săn tuyết rơi…
báo Dân tộc đăng ngày 4/10/2017, có kèm theo nhiều ảnh đẹp về không gian văn hóa Tây Bắc - lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ hai do Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức diễn ra từ ngày 14 đến 31/10 tại Sa Pa, Lào Cai. Bài viết có nội dung khá đơn giản với sapo “Bên cạnh chiêm ngƣỡng sắc màu lãng mạn của những loài hoa đặc trƣng, du khách có thể tham gia chuỗi sinh hoạt văn hóa đặc sắc vùng cao”. Sau đó là 6 bức ảnh về hoa tam giác mạch, gian hàng ẩm thực trong khuôn khổ lễ hội, kèm những dòng chú thích ảnh ngắn gọn cho mỗi bức ảnh.
Nổi bật trên báo Đầu tƣ có bài viết “Khai mạc Năm du lịch quốc gia 2017: Lào Cai - Tây Bắc”, tác giả đã nêu bật lên chủ đề du lịch quốc gia năm 2017 là Sắc màu Tây Bắc, tức lấy Tây Bắc làm trung tâm. Bài báo cũng đƣa ra các hạng mục cần đầu tƣ để khai thác các tiềm năng du lịch của Tây Bắc, kêu gọi các nhà đầu tƣ. Theo đó, “Tây Bắc sẽ đầu tƣ xây dựng các sản phẩm du lịch mới mang tính đặc trƣng của vùng nhƣ: nâng cấp một số điểm du lịch cộng đồng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trong chuỗi sản phẩm du lịch cộng đồng Tây Bắc; đầu tƣ xây dựng sản phẩm du lịch gắn với các di sản văn hóa ruộng bậc thang Lào Cai trong chƣơng trình Hành trình khám phá cung đƣờng di sản văn hóa ruộng bậc thang Tây Bắc; khai thác các chợ phiên vùng cao phục vụ khách du lịch theo chƣơng trình du lịch Chợ phiên vùng cao; khai thác sản phẩm du lịch tâm linh theo chuỗi Chƣơng trình du lịch tâm linh dọc sông Hồng; đầu tƣ xây dựng sản phẩm du lịch chuyên đề về hoa trong chƣơng trình du lịch sắc hoa Tây Bắc; đầu tƣ xây dựng sản phẩm du lịch trong chƣơng trình du lịch chinh phục đỉnh cao.”. Tuy nhiên, trong suốt năm 2017, báo Dân tộc lại có khá ít tin, bài về du lịch Tây Bắc, điều đó làm mất đi tính hệ thống thông tin. Cụ thể, trƣớc đó đã có bài báo thông tin về các hạng mục cần đầu tƣ để khai thác triệt để tiềm năng du lịch Tây Bắc trong năm du lịch với chủ đề của vùng, tiếp hành trình đó, nếu nhƣ báo thông tin về việc thực hiện các hạng mục đầu tƣ và kết quả đạt đƣợc sẽ giúp cho công chúng thấy rõ hơn về bức tranh du lịch Tây Bắc từ chính sách đến thực tiễn.
Hầu hết các bài viết về thế mạnh du lịch vùng Tây Bắc đều theo motif tin ảnh, bài biết có nội dung khá đơn giản, chỉ mang tính giới thiệu, chƣa chỉ ra đƣợc hƣớng
khai thác và phát triển những tiềm năng du lịch. Các bài viết “7 thiên đƣờng trên mây thu hút giới trẻ”(VnExpress, 14/11/2017), “Lịch săn lúa chín ở Sapa, Mù Cang Chải cho dân phƣợt”(VnExpress, 9/10/2017), “Ba homestay ở Mộc Châu cho giới trẻ nghỉ 2/9”(Đầu tƣ, 21/9/2017)… mang tính hƣớng đến du lịch khám phá dành cho giới trẻ nhiều hơn, trong khi Tây Bắc cũng là nơi có thế mạnh trong phát triển du lịch nghỉ dƣỡng.
Khai thác thế mạnh du lịch ở Tây Bắc, các báo điện tử cũng đã có những bài viết về mô hình du lịch gắn với nông nghiệp. Qua đó khuyến khích phát triển loại hình du lịch kết hợp giữa các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa truyền thống tại khu vực nông thôn. Việc phát triển du lịch nông nghiệp góp phần bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể cũng nhƣ các ngành nghề truyền thống. Tuy nhiên, số lƣợng bài viết về loại hình du lịch này chƣa nhiều (chỉ có 5 bài trong năm 2017) và chƣa sâu, vẫn chỉ mang tính giới thiệu địa điểm du lịch. Và khi đọc các bài viết về nội dung thông tin này, có thể hình dung ra hoạt động du lịch nông nghiệp hiện nay ở Tây Bắc vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, trùng lặp, sản phẩm chƣa thực sự hấp dẫn du khách và chƣa đƣợc chú trọng về thƣơng hiệu. Hầu nhƣ nông dân chỉ quen sản xuất nông nghiệp, không có các kỹ năng để phục vụ khách du lịch một cách chuyên nghiệp. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phụ trợ tại các điểm du lịch nông nghiệp chƣa đƣợc đầu tƣ đảm bảo chất lƣợng. Trong bài “Tháng 5 lên Mộc Châu trẩy mận” đăng ngày 27/5/2017 trên báo Dân tộc, tác giả bài viết giới thiệu về Mộc Châu với khí hậu mát mẻ và những vƣờn mận trĩu cành “Để đến đƣợc khu đồi trồng mận, xuất phát từ trung tâm thị trấn Nông trƣờng Mộc Châu ( huyện Mộc Châu, Sơn La), đi theo hƣớng rẽ vào Tân Lập khoảng 20 km là tới. Trên cung đƣờng đến, dọc hai bên đƣờng đều phủ một màu xanh mƣớt bởi những vƣờn mận ngút ngàn, dày đặc những quả mận chín mọng trĩu cành và cảnh nhộn nhịp thu hoạch mận của ngƣời dân nơi đây”. Tiếp đó là ba bức ảnh về vƣờn mận cùng nội dung “Hiện tại, nhiều du khách đã ghé thăm khu vƣờn mận, cùng trải nghiệm việc trẩy mận với ngƣời dân địa phƣơng và thƣởng thức những trái mận đầu mùa. Mỗi năm chỉ có một lần nên mận vào mùa đƣợc rất nhiều ngƣời lựa chọn, đến đây bạn có
thể mua về làm quà cho ngƣời thân và bạn bè. Bạn nên chọn mua những quả mận tƣơi ngon, vỏ căng mọng, nhẵn bóng. Hiện nay, giá mận từ 35.000 đến 50.000 đồng/kg tùy loại. Mộc Châu mùa này còn là địa điểm lý tƣởng hấp dẫn du khách nghỉ hè tránh nóng vì khí hậu ôn hòa mát mẻ, không khí trong lành”. Tuy nhiên, do chƣa có tổ chức chặt chẽ, nên hình thức du lịch này chƣa mang lại hiệu quả cao, bên cạnh đó là sự thiếu ý thức của du khách, những hình ảnh về vƣờn mận bị bẻ cành, cánh đồng hoa bị dẫm nát…gây thiệt hại không nhỏ cho ngƣời dân và tạo nên những hình ảnh không đẹp.
Ngoài việc thông tin về những địa điểm du lịch với những cảnh đẹp hoang sơ của vùng Tây Bắc, các báo còn mang đến cho công chúng những nét đẹp văn hóa của ngƣời dân Tây Bắc, mặc dù lƣợng tin, bài chƣa nhiều và sâu, tuy nhiên cũng phần nào khắc họa đƣợc cuộc sống đặc sắc của vùng Tây Bắc.
Trong bài “Lễ hội lồng thồng tại Lạng Sơn” (Dân tộc, 21/11/2017), tác giả đã khắc họa lại lễ hội Lồng thồng của ngƣời dân xã Đại Đồng (Tràng Định, Lạng Sơn). Ý nghĩa của lễ hội là cầu cho mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt, ngƣời dân có cuộc sống no đủ. Thông qua các bức ảnh, bài báo đã truyền tải đƣợc không khí vừa thiêng liêng, vừa mang nét đặc trƣng văn hóa của ngƣời dân Lạng Sơn. Lễ hội gồm các nghi lễ nhƣ nghi lễ xin phép các vị thần linh gồm Thần Nông, Thần Tiên và Thần Hoàng Trùng cho dân làng mở hội, ngƣời dân 24 thôn bản trong xã mang lễ vật dâng cúng các vị thần linh. Các mâm lễ đƣợc trang trí cẩn thận, gồm sản vật đặc trƣng của địa phƣơng, đặt thẳng hàng ngay ngắn tại nơi tế lễ theo từng cung bậc, gồm: một con gà trống thiến hoặc một thủ lợn đặt trên mâm xôi cùng bánh dày, bánh chƣng, hoa quả, khẩu sli, khẩu xà, xôi, oản, rƣợu, vàng hƣơng...Trong lễ hội có sự xuất hiện của các thầy cúng, thầy mo với vai trò làm trong sạch các mâm lễ bằng “nƣớc thánh”, làm lễ bái và lần lƣợt đọc tên các lễ vật của 24 thôn dâng cúng cho thần linh. Sau đó, các thầy lần lƣợt dâng lễ: hƣơng, trà, tửu, thực lên các ban thờ Thần Nông, Thần Tiên, Thần Hoàng Trùng cùng cầu khấn cho quốc thái dân an, mƣa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, hạnh phúc… Đến giờ tốt, nghi thức “lồng thồng” (xuống đồng) đƣợc thực hiện sau một hồi trống, chiêng. Đại diện Ban tổ
chức và ngƣời dân trong xã sẽ xuống ruộng cùng cấy những cây lúa đầu tiên của năm mới và cuối cùng là nghi lễ gieo lộc, sẽ có nhân vật đƣợc xem là đại diện thần nông, mang lộc gieo cho mọi ngƣời và ai hứng đƣợc nhiều lộc hơn thì theo quân niệm năm đó họ sẽ làm ăn phát đạt, no đủ.
Bức tranh về tiềm năng, cơ hội đầu tƣ phát triển của vùng Tây Bắc còn đƣợc các báo điện tử đi vào khắc họa chi tiết, cụ thể thông qua việc thông tin về tiềm năng, cơ hội hợp tác, đầu tƣ phát triển ở từng tỉnh, từng ngành cụ thể khác nhau.
Trên báo Đầu tƣ ngày 10/7/2017 có bài “Yên Bái - bến đỗ mới của các dự án FDI”, tác giả đề cập đến việc có đƣợc các dự án FDI này là nhờ cách xúc tiến độc đáo của lãnh đạo địa phƣơng tỉnh Yên Bái. Cụ thể “Trong khoảng 2 năm trở lại đây, thay vì tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tƣ có quy mô lớn, Yên Bái lại xúc tiến đầu tƣ theo “chuyên đề” tập trung vào các doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến và có vị trí cao trong bảng xếp hạng vốn FDI tại Việt Nam nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản”. Hơn nữa, Yên Bái cũng là địa phƣơng biết nắm bắt cơ hội, khi giao thông đƣợc đầu tƣ thuận tiện, Yên Bái đẩy mạnh thu hút đầu tƣ, cải thiện môi trƣờng kinh doanh.
Ngoài đề cập về thế mạnh nông nghiệp và du lịch là chủ yếu, các báo điện tử có rất ít tin, bài viết về những thế mạnh khác của Tây Bắc nhƣ thủy điện, khai thác khoáng sản, kinh tế biên mậu, trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, ngành công nghiệp chế biến và bảo quản nông lâm sản… Trong khi vùng Tây Bắc có lợi thế phát triển những ngành nghề này. Các tiềm năng trên thƣờng đƣợc