Kết quả thực hiện các trắc nghiệm và thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn căng thẳng sau sang chấn luận văn ths tâm lí học lâm sàng (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 59 - 62)

a.Thang đánh giá vấn đề sức khỏe tâm thần sau sang chấn tâm lý

Vấn đề Điểm Mức độ

Trầm cảm 12 Nhẹ

Lo âu 10 Trung bình

Stress 22 Trung bình

PTSD 14 Có khả năng bị

b. Trắc nghiệm: Khám phá nghề nghiệp phù hợp qua tính cách của bạn Ở trắc nghiệm này, thân chủ thuộc kiểu tính cách ENFP (hướng ngoại, trực giác, tình cảm, linh hoạt) - The Champion – Người dẫn dắt thành công.

Ở thang đo này thân chủ đạt 56/80 điểm thể hiện thân chủ có rối loạn PTSD. Điểm trung bình chung của các triệu chứng là 2,8 điểm; theo dõi từng items trong bảng hỏi, chúng tôi nhận thấy các triệu chứng đều xuất hiện ở trẻ, trừ triệu chứng “Gặp phải vấn đề khi nhớ đến các sự kiện chính của trải nghiệm căng thẳng trước đây”. Nhóm triệu chứng tái trải nghiệm tương ứng với mục B trong DMS-5 đạt điểm trung bình là 3 điểm tương ứng với tần suất xuất hiện “khá là nhiều”. Nhóm triệu chứng né tránh tương ứng với tiêu chí trong mục C của DSM-5 đạt điểm trung bình là 3,4 điểm. Nhóm triệu chứng niềm tin tiêu cực về bản thân và thế giới đạt 2,57 điểm. Nhóm triệu chứng nhạy cảm tâm lý và kích thích đạt 2,6 điểm.

d. Thang đo trầm cảm Beck rút gọn (13 câu)

Ở thang đo này, thân chủ có 14/36 điểm nghĩa là thân chủ có trầm cảm ở mức độ trung bình. Trong đó các vấn đề được ghi nhận tập trung ở đánh giá tâm

trạng, đánh giá thấp bản thân, mặc cảm tội lỗi, bi quan về tương lai, khó tập trung chú ý và một số vấn đề về cơ thể như ăn không ngon miệng, dễ bị mệt mỏi.

e. Thang đo lo âu Zung

Ở thang đo này thân chủ đạt 35/80 điểm có nghĩa là thân chủ không có rối loạn lo âu. Tuy nhiên, ở thân chủ có biểu hiện một số triệu chứng cảm giác như dễ

bị nóng nảy và lo hơn thường lệ; lo sợ không có nguyên nhân; dễ bối rối và cảm thấy hoảng sợ; bị khó thở; mặt bị nóng và đỏ; thường xuyên có cảm giác chuyện xấu gì đó sắp xảy ra.

f.Trắc nghiệm tranh vẽ

Khi được yêu cầu vẽ một bức tranh, Lan dễ dàng đồng ý nhưng cháu nói “Con

vẽ không đẹp đâu”. Với chủ đề vẽ tự do trẻ vẽ bức tranh về “Trường học giờ ra chơi” (xem phụ lục). Bố cục bức tranh trải đều trên tất cả tờ giấy nhưng tập trung

nhiều ở bên trái, phía dưới của tờ giấy. Tranh vẽ về cảnh vui chơi của trẻ em trên sân trường, có rất nhiều trẻ đang chơi các trò chơi khác nhau. Bức tranh có rất nhiều vết tẩy, xóa.

Về bố cục bức tranh: vị trí hình vẽ tập trung vào bên trái tờ giấy, điều này phải

ngoài và người khác, thể hiện cự ham muốn và luyến tiếc quá khứ. Hình vẽ tập trung ở phía dưới thấp tờ giấy thể hiện xu hướng vật chất, thực tế như nhu cầu bản năng, vô thức, coi trọng tình cảm; phải chăng nó còn thể hiện tâm trạng bất an, cảm giác không thoải mái hoặc xung đột nội tâm thể hiện ở sự thất vọng, trốn tránh thực tế, chống lại quá khứ, thoái lui, từ chối? Bên cạnh đó, hình vẽ của bức tranh còn tập trung quá ở phía dưới, dồn về góc trái còn thể hiện sự tự đánh giá bản thân thấp và cảm giác thiếu tự tin, không an toàn của trẻ trong thời điểm hiện tại? [7; tr.58].

Hình người vẽ có kích thước nhỏ, không cân đối, tất cả đều thiếu tay và phần lớn là thiếu chân. Việc trẻ vẽ các hình bị thiếu tay phải chăng thể hiện mặc cảm tội lỗi vì bàn tay đã làm điều gì xấu? Trẻ vẽ mắt người rất nhỏ, thường là nhắm mắt (trẻ giải thích là các bạn đang cười) phải chăng thể hiện trẻ không muốn tiếp xúc thị giác, không muốn nhìn hoặc sợ nhìn thấy điều gì đó? Chỉ có duy nhất một mắt được vẽ mở to là hướng về một hình vẽ người bị bôi đen toàn bộ, không vẽ mặt. Trẻ nói “Đây là cháu đang đứng nhìn các bạn chơi, cháu vẽ từ đằng sau nên

không nhìn thấy mặt”. Hình vẽ người mà cháu nói đó chính là mình bị bôi đen toàn

bộ, điều này phải chăng thể hiện rằng trẻ có xu hướng không muốn thừa nhận bản thân, không muốn nghĩ đến và muốn chối bỏ thực tế đang xảy ra với mình? Và cháu vẽ bản thân mình đứng tách biệt hẳn ở phía dưới phải chăng điều đó thể hiện cảm giác bi quan, cô đơn và cách biệt với mọi người xung quanh ở trẻ? Bên cạnh đó, tất cả các hình người trong tranh vẽ đều thiếu tai. Việc trẻ vẽ các hình người bị thiếu tai phải chăng thể hiện trẻ không muốn nghe những điều người khác nói về mình hoặc mong muốn không nghe được những điều người khác bình phẩm về mình?

Về màu sắc: trong tranh trẻ sử dụng nhiều màu sắc thiên về nhóm màu lạnh

như màu xanh da trời nhạt, xanh lá cây, tím xanh điều này phải chăng thể hiện xu hướng khép kín, nội tâm và cảm giác lạnh lẽo ở trẻ?

Về nét vẽ: nét vẽ không đều mà có độ đậm, nhạt khác nhau thể hiện cảm giác

bất an, lo lắng.

Bên cạnh đó tranh vẽ còn có nhiều khẩu hiệu kêu gọi sự bảo vệ trẻ em của trẻ như “Tương lai trẻ em là mầm non của đất nước”; “Trẻ em hôm nay thế giới ngày

mai”, “Hãy vì quyền lợi của trẻ em”, “Hãy bảo vệ trẻ em vì tương lai vì mầm non của đất nước” phải chăng đây cũng là khát khao, mong muốn được bảo vệ, được

chăm sóc, đòi lại được sự công bằng cho bản thân? Và nó cũng thể hiện rằng bản thân trẻ đang cảm thấy lo lắng, bất an, thiếu hụt sự chăm sóc và cảm giác an toàn trong cuộc sống hiện tại.

Như vậy, thông qua hỏi chuyện lâm sàng và kết quả thực hiện các trắc nghiệm chúng tôi đã thu được những kết quả về định tính và định lượng phục vụ việc chẩn đoán và đánh giá tình trạng tâm lý của cháu Lan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn căng thẳng sau sang chấn luận văn ths tâm lí học lâm sàng (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 59 - 62)