Kết quả đánh giá ban đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn căng thẳng sau sang chấn luận văn ths tâm lí học lâm sàng (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 54 - 59)

Thông qua hỏi chuyện lâm sàng thân chủ và mẹ của thân chủ trong buổi đầu chúng tôi nhận thấy ở cháu có những triệu chứng sau:

- Các triệu chứng về cơ thể: mệt mỏi, chân và tay đôi khi bị run, thường xuyên bị khó thở, mặt nóng và đỏ.

- Các cảm xúc tiêu cực: sợ hãi (sợ kẻ xâm hại sẽ giết trẻ vì trẻ đã nói chuyện này ra cho mọi người, sợ điều tương tự sẽ xảy ra với mẹ vì chỗ làm cách nhà 7-8 cây, mẹ đi làm đêm hôm một mình), xấu hổ (vì mọi người nghĩ rằng mình đã làm việc xấu), nhục nhã (vì đã mất trinh, vì công an không bắt tên kia, thì đồng nghĩa là hắn không có tội, thì mình mới là người xấu xa); lo sợ có điều bất trắc xảy ra với mẹ như tai nạn giao thông nếu như mẹ mất đi thì mình sẽ mất đi tất cả, không có ai là chỗ dựa cho mình, không có ai làm động lực; lo lắng mình sẽ không thực hiện được ước mơ trở thành ca sĩ. Cảm xúc thất thường: dễ cáu giận, dễ bị kích động.

- Niềm tin sai lệch: mình là người bất hạnh, mình là người tồi tệ, không có giá trị, trở thành ca sĩ là cách duy nhất để chứng minh mình là người có giá trị, để xóa bỏ sự khinh bỉ của người khác với mình.

- Kí ức xâm nhập: hình ảnh bộ phận sinh dục, hình ảnh ánh nhìn của mọi người, hình ảnh kẻ xâm hại cầm dép dí vào mặt trẻ; lời bình phẩm của người khác.

- Hành vi kém thích ứng và hành vi tự gây hại: không đến những chỗ đông người, nghỉ học, né tránh tiếp xúc với mọi người, hạn chế việc đi ra khỏi nhà, tự cắt tay.

- Các vấn đề trong sinh hoạt: khó đi vào giấc ngủ, chán ăn, khó tập trung, thành tích học tập bị giảm sút, bỏ sở thích ca hát và ngừng tham gia vào các cuộc thi hát; ít giúp mẹ làm việc nhà.

Hơn thế nữa, môi trường sống xung quanh có nhiều nguy cơ làm tăng nặng các vấn đề của cháu. Các yếu tố tăng nặng chính là hành vi của những người xung quanh. Đầu tiên là hành vi của người mẹ. Khi biết chuyện con bị xâm hại người mẹ (do thiếu hiểu biết và kĩ năng) thay vì an ủi và chia sẻ để giảm cảm xúc tiêu cực ở con lại chạy ngay sang chửi, đánh kẻ xâm hại, làm ầm ĩ lên để dân làng kéo đến xem. Do đó, tin đồn Lan bị xâm lại lan ra khắp cả làng. Làng quê vốn yên bình, trước giờ chưa hề có chuyện khủng khiếp như vậy xảy ra nên tin tức lan đi rất nhanh, đi đến đâu người ta cũng bàn về chuyện cháu bị xâm hại. Đây là yếu tố tăng nặng thứ hai gây tái sang chấn, liên tục làm Lan nhớ đến việc mình bị xâm hại.

Tiếp đến là cách ứng xử của bà nội, bà ngoại và những người họ hàng. Bà nội luôn muốn chối bỏ đứa cháu gái và coi đó là vết nhơ của gia đình, làm mất hết danh dự của mọi người. Bà luôn chửi mắng Lan “vì mày mà cả cái gia đình này đi ra

ngoài không ngẩng được mặt lên, mày làm nhục cả gia đình, họ hàng”, chửi mắng

con dâu “không biết dạy con nên để xảy ra chuyện”. Bà ngoại không chửi mắng Lan bao giờ, nhưng sau khi cháu bị xâm hại, lần nào gặp bà cũng khóc, rất nhiều lần bà bảo “cháu là người đem đen đủi đến cho mẹ cháu” sinh cháu ra là mẹ cháu bắt đầu khổ, bố mẹ bỏ nhau rồi mình mẹ lam lũ nuôi 2 chị em, giờ lại xảy ra chuyện này, lại chỉ có mình mẹ đứng ra gánh vác. Tất cả những điều này càng làm gia tăng mặc cảm tội lỗi ở Lan. Và nó cũng củng cố niềm tin tiêu cực về bản thân đó là mình là người bất hạnh, mình đem đen đủi đến cho cả gia đình. Những người họ hàng, do thiếu sự nhạy cảm và kĩ năng, khi biết chuyện, sang nhà hỏi thăm động viên cháu thì lần nào cũng tò mò hỏi xem chuyện xảy ra như thế nào, rồi lại than trách “Khổ

thân hai mẹ con, bố thì bỏ đi, giờ lại xảy ra chuyện này”. Những người họ hàng đến

nhà bà nội hỏi thăm thì lần nào bà nội cũng “Lôi mẹ cháu ra chửi, nào là không

được cái nết gì, nào là ngu không biết dạy con…”. Còn bà ngoại thì than thân trách

phận “Số mẹ nó khổ, con bé này sinh ra là mẹ nó khổ rồi, vợ chồng bỏ nhau, giờ thì

xảy ra chuyện này, cũng chỉ có mình mẹ nó lo toan mọi chuyện…” Rồi cũng chính

họ là những người đi kể lại câu chuyện của Lan với những người khác mà không ý thức được điều đó có thể gây tổn thương cho cháu. Không cảm nhận được sự giúp

đỡ từ những chia sẻ động viên của những người họ hàng, Lan luôn cảm thấy họ như muốn khoét sâu vào vết thương đang chảy máu của cháu, mỗi lần mọi người đến, cháu rất sợ, chỉ muốn trốn đi, nhưng mẹ và bà lại cho rằng “Mọi người quan tâm

mới đến hỏi thăm, như thế thì cháu phải ra tiếp chuyện mới phải lẽ nên cháu lại phải ngồi lại”

Ở nhà đã vậy, đến lớp thì các bạn trêu là “đồ mất trinh” các bạn không chơi cùng mặc dù cháu đã cố gắng đến nói chuyện với các bạn, nhưng “Khi cháu tham

gia vào nhóm nào các bạn ấy tự động lảng ra chỗ khác hoặc không thèm đếm xỉa đến những điều cháu nói”. Giáo viên thì cũng bàn tán về chuyện của Lan, từ chối

trả lời các câu hỏi của cháu, thậm chí khi cháu tặng hoa 8-3 cho cô giáo thì cô cầm, xong một lúc sau thì cô bỏ hoa ngay vào thùng rác. Mọi người làm cháu có cảm giác như thể cháu là đồ bỏ đi, đáng khinh bỉ, bẩn thỉu nên cần phải tránh xa. Đây là yếu tố tăng nặng thứ tư gây tái sang chấn, liên tục làm Lan nhớ đến việc mình bị xâm hại.

Yếu tố tăng nặng thứ năm chính là thái độ của bố khi xảy ra chuyện. Bố là chỗ dựa duy nhất trong gia đình nhưng người cha ấy hoàn toàn không nói gì đến việc bảo vệ hay đòi lại công bằng cho con. Khi gia đình kẻ xâm hại sang nhà bà nội xin gia đình Lan rút đơn kiện thì bố Lan (dù đang ở nhà bà nội) cũng không ra gặp. Sau khi con bị xâm hại thì người bố cũng không một lần về nhà hỏi han, động viên vợ con (bố thỉnh thoảng vẫn về nhà bà nội). Chính sự thờ ơ của người bố làm Lan càng cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị cô lập.

Không những thế, Lan còn bị công an hỏi cung nhiều lần, cháu phải khai báo, tường trình lại diễn biến sự việc một cách tỉ mỉ, từng chi tiết; điều đó như một lần nữa khắc sâu vào tâm trí cháu về chuyện đã xảy ra càng làm cháu không quên được nó. Cháu sợ hãi và cảm thấy nhục nhã vô cùng mỗi khi mình phải nói ra những điều đó.

Hơn thế nữa, Lan còn bị đưa đi khám đi khám lại nhiều lần. Lần đầu tiên là người mẹ đưa cháu đi khám sau khi biết sự việc. Sáng ngày hôm sau công an lại đưa cháu đi khám, và sau đó 3 tháng cháu lại bị đưa đi khám lần nữa. Một mình Lan phải đối diện với những người lạ không có mẹ trong lúc khám.Việc phô bày cơ thể

trước mặt những người lạ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, nhục nhã; những đụng chạm vào bộ phận nhạy cảm khiến cho trẻ cảm thấy đau đớn, sợ hãi vô cùng nhưng vẫn phải cắn răng chịu đựng vì đó là cách duy nhất để minh chứng là trẻ không nói dối. Mỗi lần cơ quan điều tra yêu cầu đi giám định và khám người, cháu trở về đều khóc rất nhiều bởi cháu nhớ lại chuyện mình bị xâm hại, cháu cảm thấy xấu hổ và mặc cảm với mọi người xung quanh.

Khi báo chí phản ánh sự việc, bài báo đăng trên trang báo của tỉnh có hình ảnh mẹ của cháu, và mọi chuyện đã vượt xa ngoài tầm kiểm soát. Giờ không chỉ là cả làng biết chuyện mà là cả huyện, cả tỉnh đều biết chuyện. Cách lấy lại cân bằng duy nhất là tìm đến ngôi chùa cách xa nhà cũng không còn hiệu quả nữa. Khi bài báo đăng lên, mọi người, một lần nữa lại bàn tán khắp nơi, khi cháu hát ở trên chùa thì có người nhận ra cháu còn nói “cái đồ mặt trơ, bị hiếp như thế rồi còn dày mặt lên

chùa, lại còn hát trước mọi người không thấy ngại”. Không còn chỗ an toàn (chỗ

mà toàn những người ở xa mình, không biết chuyện mình bị xâm hại) cách duy nhất là cháu ở trong nhà, không đi ra ngoài để không phải gặp ai. Các sang chấn dồn dập đến, giai đoạn đầu Lan còn nỗ lực hành động để vượt qua nó, nhưng đến khi hình của mẹ được đăng trên báo chí thì tất cả mọi người đều biết chắc chắn bài viết đó là về cháu (mặc dù tên của cháu đã được viết tắt trong bài báo). Cách nói dối “Việc bị

xâm hại chỉ là tin đồn, là đứa khác ở làng bị chứ không phải cháu” không sử dụng

được nữa. Lan như bị dồn đến đường cùng, và lần này, cháu lại tự cắt tay mình, bởi cháu chả biết trút giận vào đâu “nếu lúc đó cháu không cắt tay thì đầu cháu sẽ nổ

tung ra mất, cắt tay xong cháu thấy thoải mái vô cùng”. Cảm giác thoải mái sau

mỗi lần cắt tay là tác nhân củng cố cho hành vi này.

Kẻ xâm hại được thả tự do chỉ sau một ngày bị bắt giữ, 5 tháng sau tòa án trả lời kết luận kẻ xâm hại không có tội, hắn khai “chỉ sờ xuống bụng cháu là để gạt

bọt xà phòng” và kết luận giám định lần thứ 3 là cháu chưa rách màng trinh nên

công an kết luận không đủ bằng chứng để khởi tố vụ án. Cả thế giới như bị sụp đổ trước mắt Lan. Người nhà kẻ xâm hại mới hôm trước còn sang van xin, xin lỗi, mong cháu và gia đình rút đơn kiện, nay đã quay ngoắt lại chửi bới, dọa nạt hai mẹ

con. Mẹ anh ta còn chửi bới, lăng nhục hai mẹ con Lan giữa chợ và dọa sẽ cho mẹ cháu vào tù. Bản thân cháu chịu đựng sự đau đớn, xấu hổ khi đi khám người và đi lấy lời khai để chứng minh bản thân vô tội nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Từ một người bị hại, hai mẹ con bỗng dưng biến thành kẻ đi hại người khác. Gia đình cháu thì yếu thế, kinh tế không có, lại cô quạnh chỉ có mấy mẹ con. Như vậy, có thể thấy các yếu tố càng ngày càng làm cho vấn đề của Lan trầm trọng hơn. Ban đầu, là dư luận của những người xung quanh đến đây lại liên quan đến pháp lý. Nếu như những yếu tố trước tác động mạnh đến cảm xúc thì yếu tố pháp lý đánh mạnh vào cả cảm xúc lẫn niềm tin của Lan về lẽ phải và sự công bằng. Pháp luật, công an, cơ quan công quyền là những nơi được kỳ vọng đem đến sự công bằng, bảo vệ người bị hại, nhưng ở trong trường hợp của cháu thì điều đó không xảy ra. Bị một người quen gần nhà bà ngoại xâm hại, chuyện xảy ra cả làng biết, gia đình hắn cũng đến nhận lỗi, van xin được tha thứ để rút đơn kiện vậy mà kẻ xâm hại có thể dùng tiền để mua chuộc công lý làm cho Lan mất niềm tin vào những người xung quanh, cháu không biết tin vào điều gì.

Bên cạnh đó, Lan đã 14 tuổi nên cháu có nhận thức đầy đủ về các giá trị của bản thân mình, cháu hiểu được quan niệm nặng nề về trinh tiết của người con gái trong xã hội, điều này càng khiến cho Lan bị căng thẳng hơn gấp bội phần, cháu cũng nhiều lần tự vấn mình, “Liệu sau này có ai đủ dũng cảm để chấp nhận yêu và

lấy một người con gái mất trinh làm vợ?”

Trước khi tiến hành trị liệu, chúng tôi đã đánh giá những yếu tố thuận lợi và khó khăn khi thực hiện ca. Về mặt thuận lợi thì có những yếu tố sau:

(1) Lan nhận thức rất tốt về các vấn đề của mình

(2) Bản thân Lan có động cơ trị liệu, sẵn sàng hợp tác để tìm cách giải quyết nan đề.

(3) Lan là người hướng ngoại, linh hoạt, kĩ năng giao tiếp xã hội tốt, đây là một điểm quan trọng giúp cho quá trình phục hồi các mối quan hệ xã hội của trẻ.

(4) Lan có mẹ rất quan tâm và có mong muốn hỗ trợ con. Quá trình trị liệu cho Lan cũng gặp phải rất nhiều khó khăn như:

(1) Môi trường sống của Lan (bao gồm gia đình, nhà trường và những người xung quanh) tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể tiếp tục gây sang chấn cho trẻ.

(2) Lan ít có sự hỗ trợ về mặt xã hội.

(3) Các mối quan hệ trong gia đình Lan không tốt, mẹ là chỗ dựa duy nhất nhưng bản thân người mẹ dường như cũng có nhiều căng thẳng kể từ sau khi con bị xâm hại, bên cạnh đó người mẹ lại hiểu biết ít, chưa biết cách hỗ trợ con một cách phù hợp, một mình mẹ Lan phải lo kinh tế nuôi cả gia đình nên không có nhiều thời gian chăm sóc hỗ trợ con. Bà nội thì liên tục trách móc, lên án, đổ lỗi cho cháu.

(4) Ở trường bạn bè trêu chọc, xa lánh, giáo viên định kiến với cháu. Dựa trên các thông tin thu được từ hỏi chuyện lâm sàng thân chủ và mẹ của thân chủ, chúng tôi nhận thấy thân chủ có một số dấu hiệu của PTSD, trầm cảm, lo âu. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định sử dụng 6 công cụ sau đây để đánh giá:

Thang đánh giá vấn đề sức khỏe tâm thần sau sang chấn tâm lý Trắc nghiệm: Khám phá nghề nghiệp phù hợp qua tính cách của bạn

Thang đo rối loạn stress sau sang chấn (PCL-5) Thang đo trầm cảm Beck rút gọn (13 câu) Thang đo lo âu Zung

Trắc nghiệm tranh vẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn căng thẳng sau sang chấn luận văn ths tâm lí học lâm sàng (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 54 - 59)