Định hình trường hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn căng thẳng sau sang chấn luận văn ths tâm lí học lâm sàng (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 64 - 67)

Những vấn đề hiện tại của Lan là hệ quả của những trải nghiệm tiêu cực đã trải qua trong cuộc đời. Lan sống trong một gia đình không đầy đủ, bố mẹ ly hôn từ khi cháu được 6 tuổi. Chính vì sống trong gia đình không trọn vẹn nên bản thân Lan đã có những mặc cảm nhất định về gia đình và về bản thân, cháu cho rằng, bản thân mình kém giá trị, không có gì đặc biệt, không xinh, hát không hay, nhảy không đẹp, gia đình lại nghèo.

Việc bị xâm hại tình dục bởi một người quen trong làng và bị dư luận lên án là một sang chấn quá khủng khiếp dẫn đến sự xuất hiện của các triệu chứng PTSD. Tuy nhiên, các vấn đề của thân chủ không phát sinh ngay sau khi bị xâm hại. Sau khi bị xâm hại, trẻ vẫn tự đạp xe đạp về nhà một mình trong đêm khuya, cách cửa

hàng cắt tóc 3 km. Theo chia sẻ của Lan thì “Ngay lúc đó cháu thực sự sợ hãi,

nhưng sáng hôm sau ngủ dậy cháu thực sự không cảm thấy gì, mọi chuyện diễn ra quá nhanh, cháu không tin là mình vừa bị hãm hiếp”. Điều này phù hợp với diễn

biến tâm lý của các cá nhân trải qua sang chấn. Khi sự việc vừa diễn ra, họ thường sốc mạnh, vì thế trong tâm trí họ hình thành nên bức tường phòng vệ bằng cách không chấp nhận sự việc, chối bỏ nó, đôi khi xảy ra sự mất trí nhớ tạm thời về những gì đã thực sự diễn ra. Bên cạnh đó, do bị kẻ xâm hại đe dọa nên cháu cũng không dám nói cho ai biết. Cháu chỉ mong “Đừng ai biết chuyện, một mình con có

thể giải quyết được”. Cũng chính vì thế mà mẹ đã không phát hiện ra những thay

đổi của con. Sau khi trải qua giai đoạn chối bỏ sẽ diễn ra giai đoạn giận dữ. Khi đó, những kí ức xâm nhập về việc mình bị hãm hiếp khiến cho Lan “không thể quên

được cái chuyện ấy” cho dù cháu đã rất cố gắng không nhớ đến nó. Chính những kí

ức xâm nhập liên tục gợi nhớ về việc mình đã bị xâm hại khiến cho Lan bị căng thẳng mỗi lúc càng cao, dễ cáu gắt, cảm xúc thay đổi thất thường, không thể tập trung chú ý được, điều này gây ra những xáo trộn trong sinh hoạt (khó ngủ, ăn uống thất thường) và cả trong hành vi (trốn học, bỏ tiết, đi chơi cùng nhóm bạn có tiếng là “ăn chơi” trong trường). Tuy nhiên, các sang chấn đó ngày càng nặng và tra tấn Lan khủng khiếp hơn khi xuất hiện thêm nhiều yếu tố làm trẻ bị tái sang chấn liên tục.

Sau tất cả Lan cảm thấy vô cùng tức giận bản thân mình, vì bản thân mình nói ra mà phải chịu đựng bao đau đớn xấu hổ. Trong đêm trở về nhà sau một ngày đi cùng mẹ lên huyện nộp đơn kiện, đi khám, lấy lời khai trẻ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, nhục nhã, sợ hãi tột độ. Đêm đó trẻ đã tự cắt tay mình. Điều này được hiểu bởi khi những cảm xúc giận dữ không được bộc lộ, nó sẽ bị đẩy vào bên trong dẫn đến các hành vi tự hủy hoại bản thân. Đây được hiểu như là cách trẻ thể hiện sự tức giận với bản thân mình.

Không những thế, sau khi mẹ cháu đi nộp đơn lên công an tỉnh vài ngày thì đêm đến có người đến đập cửa nói “Mày muốn chết không” khi mẹ cháu bật điện lên thì bỏ đi nhưng tắt điện lại có tiếng đập cửa, bật điện lại không thấy. Kẻ xâm hại

cháu thì vẫn nhởn nhơ không bị xử tội, lại thêm có sự dọa nạt như vậy khiến cho cảm giác lo sợ bất an của trẻ luôn luôn thường trực. Lúc nào cháu cũng thấy sợ hãi vì không có ai bảo vệ ba mẹ con.

Sự chối bỏ của tất cả mọi người, từ những người trong gia đình như bà nội, bố cho đến thầy, cô, bạn bè, hàng xóm làm cho Lan cũng muốn chối bỏ bản thân mình, điều đó càng củng cố cho niềm tin bản thân mình là người không có giá trị gì.

Lan hoàn toàn mất niềm tin vào thế giới thực, việc cháu đi chùa nghe các thầy giảng kinh vừa là cách để thư giãn, né tránh giao tiếp với người quen, tránh môi trường nơi liên tiếp xảy ra các sang chấn. Khi Lan không đủ lý lẽ để giải thích tại sao đời lại bất công với mình như vậy thì các lý giải về duyên về nghiệp của nhà Phật lại giúp trẻ tìm được sự bình an tạm thời, nó giúp Lan phần nào lấy lại được sự cân bằng trong tâm thức khi nghĩ về việc kẻ xâm hại trước sau gì cũng bị quả báo nên trẻ tiếp tục nuôi hi vọng đợi một ngày nào đó hắn phải trả giá cho tội lỗi của mình. Nhưng các lý giải duyên, nghiệp ấy lại tiếp tục củng cố niềm tin, mình là người có lỗi, có nghiệp ở kiếp trước nên phải trả giá ở kiếp này, mọi thứ đều khiến cho Lan không thoát khỏi được cái vòng mặc cảm tội lỗi của mình.

Như vậy, có thể thấy các vấn đề của Lan phát sinh sau sang chấn bị xâm hại tình dục, các yếu tố trong môi trường xung quanh càng làm gia tăng mức độ trầm trọng các vấn đề của Lan theo thời gian.

Ngoài việc đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán PTSD Lan còn đáp ứng các triệu chứng của trầm cảm theo kết luận chẩn đoán lâm sàng và điểm số trắc nghiệm. Trầm cảm trong trường hợp này có thể được lý giải theo nhiều tiếp cận khác nhau. Từ lý thuyết Hành vi, các củng cố tiêu cực từ môi trường xung quanh như những lời mắc mỏ của bà nội, lời dị nghị của dư luận, trêu đùa của bạn bè, đối xử phân biệt của thầy cô đã dập tắt nỗ lực quay trở lại các hoạt động yêu thích của trẻ, chính vì vậy mà trẻ hoàn toàn không tham gia vào các hoạt động chung của trường, thôn xóm nữa, trẻ cũng né tránh giao tiếp, trốn tiết, bỏ học. Cảm giác thoái mái sau khi cắt tay là tác nhân củng cố khiến trẻ tiếp tục duy trì hành vi này. Từ góc độ của lý thuyết Nhận thức, thân chủ có nhiều suy nghĩ niềm tin góp phần làm tăng thêm các

triệu chứng trầm cảm. Đó là niềm tin rằng “cảm thấy tuyệt vọng và tình trạng này- dư luận và mối quan hệ với những người xung quanh- chắc sẽ không thể cải thiện được” niềm tin này là hệ quả của việc trẻ liên tiếp chứng kiến đối xử của những người trong gia đình, bạn bè, thầy cô, những người xung quanh với mình. Thêm vào đó việc trẻ bị xâm hại, bị gia đình kẻ xâm hại chửi, đe dọa giữa chợ, rồi trẻ phải đi khám giám định ba lần, việc phơi bày cơ thể trước mặt những người lạ nhiều lần làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, đây chính là nguyên nhân khiến cho trẻ có những đánh giá tiêu cực về bản thân mình, điều này cũng làm gia tăng thêm trầm cảm ở trẻ. Từ góc độ của lý thuyết Nhân văn, trầm cảm ở thân chủ có thể được xem như là hệ quả của việc trẻ thiếu hụt sự quan tâm chia sẻ, không có được sự tôn trọng, không được chấp nhận và nhìn nhận tích cực, vô điều kiện từ người khác nên không hình thành được tiêu điểm đánh giá bên trong. Vì gia đình trẻ không có đầy đủ bố mẹ, bố lấy vợ hai sống trên thị xã không ngó ngàng đến mẹ con Lan, từ nhỏ Lan đã sống trong dư luận, đàm tiếu của những người xung quanh là “mẹ không ra

gì nên bị bố bỏ”, những khó khăn này không làm Lan chùn bước, cháu đã nung nấu

ước mơ trở thành ca sĩ của mình để chứng minh cho mọi người thấy cho dù gia đình cháu có khó khăn, bố bỏ mẹ nhưng mẹ con Lan vẫn sống tốt. Nhưng sau khi bị xâm hại tình dục, dư luận và những bình phẩm của người xung quanh làm cho Lan không dám hát, không dám xuất hiện chỗ đông người, như vậy, ở đây cháu không được tự do là chính mình, không được khuyến khích và tạo điều kiện để hiện thực hóa tiềm năng vốn có của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn căng thẳng sau sang chấn luận văn ths tâm lí học lâm sàng (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)