Điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn căng thẳng sau sang chấn luận văn ths tâm lí học lâm sàng (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 30 - 38)

Khoảng giữa những năm 1980-1900, các nhà nghiên cứu bắt đầu liên hệ phản ứng sinh tồn thông thường của cơ thể với các triệu chứng thường thấy ở PTSD, làm rõ cơ sở sinh lý của phản ứng ở PTSD. Hiểu biết này đưa đến những phương pháp điều trị các triệu chứng liên quan đến sang chấn.

Mô thức điều trị PTSD trong những năm 1970 và 1980 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải tỏa ức chế, một điều trị liên quan đến “xả” tất cả các cảm xúc và những hồi ức gắn liền với các biến cố đau buồn. Mô hình này phản ánh mô hình trước đó của Freud và Breuer về hồi tưởng. Đây là loại điều trị được dựa trên giả thuyết rằng việc né tránh thực tế sang chấn và cảm xúc liên quan là nguyên nhân gây ra các triệu chứng căng thẳng sau sang chấn. Mô hình này đã gặp phải sự chống đối từ những người muốn thoát khỏi những hồi ức hoặc xóa chúng đi.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, trị liệu tâm lý tập trung vào sang chấn, tập trung vào kí ức về sự kiện gây căng thẳng hay ý nghĩa của nó là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho PTSD nhưng phổ biến nhất là: Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). Nhiều nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của chương trình điều trị dành cho trẻ em bị sang chấn cho thấy rằng phương pháp CBT có bằng chứng tốt nhất [4, tr.1].

Sự kết hợp khác nhau giữa các kĩ thuật hành vi và nhận thức đã được dùng điều trị PTSD, trong đó bằng chứng mạnh mẽ nhất ủng hộ liệu pháp phơi nhiễm (Foa và cộng sự, 2005). Trong phương pháp này, dựa theo đánh giá và chỉ báo chi tiết về bản chất của sang chấn, nhà trị liệu và bệnh nhân xây dựng một hệ thống các tình huống đe dọa. Các bài tập về nhà được thiết kế để cho phép bệnh nhân đối mặt với những tình huống này theo một cách có thứ bậc. Ngoài ra việc phơi nhiễm bằng tưởng tượng như thế nào được thảo luận, và sự phục hồi của bệnh nhân phải được theo dõi cẩn thận. Trong một nghiên cứu lớn về các nạn nhân bị cưỡng hiếp, Foa và cộng sự (2005) đã cho thấy 12 trong số các phiên trị liệu kiểu này mang lại sự cải thiện đáng kể không chỉ với PTSD mà còn cả với chứng trầm cảm kèm theo, công việc cũng như chức năng xã hội [3, tr.413].

- Nghiên cứu về mô hình nhận thức và kết quả các nghiên cứu đã kiểm chứng cả khi cạnh lý thuyết của mô hình nhận thức lẫn hiệu lực của trị liệu nhận thức đối với một phổ các rối loạn lâm sàng…Đối với các rối loạn lo âu, niềm tin sai lệch về sự nguy hiểm được miêu tả ở tất cả các chẩn đoán lo âu bao gồm cả nỗi sợ về cảm nhận cơ thể trong cơn lo hãi, nhận thức sai lệch trong cách đánh giá xuất hiện ở lo âu xã hội và sự thẩm định tiêu cực về cái tôi và thế giới xuất hiện trong PTSD. Các

nghiên cứu có kiểm soát đã chứng mình được hiệu lực của trị liệu nhận thức đối với PTSD [3, tr.448].

- Một số ứng dụng đáng quan tâm nhất của trị liệu phân tích có liên quan đến người bệnh với các rối loạn tâm thần trong đó có cả PTSD. Các nghiên cứu hiện đại trên PTSD đã ủng hộ các quan sát của Jung và chứng minh các thay đổi thể lý và tâm lý tương tự ở những người sống sót sau chiến tranh, ngược đãi, tra tấn và các tình huống nghiêm trọng khác. Werner Engel (1986) đã phát biểu rằng sức mạnh của tâm lý trị liệu theo trường phái của Jung nằm ở giá trị chữa lành dựa vào việc bệnh nhân và nhà trị liệu cùng lắng nghe nỗi lo sợ của bệnh nhân, gộp chung với niềm tin về sự tự chữa lành và sự ứng dụng của lý thuyết nguyên mẫu [3, tr.221].

- Sau quá trình tổng hợp tài liệu về điều trị cho PTSD chúng tôi nhận thấy ở mỗi Tiếp cận khác đều có nhiều kĩ thuật đã được chứng minh tính hiệu quả trong trị liệu cho PTSD. Trong đó phải kể đến:

- Kĩ thuật kích hoạt hành vi: Đây là một nhóm các kỹ thuật được xây dựng dựa

trên mối quan hệ giữa hành vi, hoạt động và cảm xúc nhằm giúp bệnh nhân hoạt động, hạn chế thời gian nhàn rỗi, tăng giá trị bản thân, tăng cảm xúc tích cực. Nhà trị liệu cùng bệnh nhân xác định hoạt động yêu thích của bệnh nhân, sau đó cùng lên kế hoạch thực hiện hành vi một cách hợp lý và khả thi. Bệnh nhân cam kết thực hiện hành vi đó. Có thể chia nhỏ hành vi ra thành nhiều hành động khác nhau để bệnh nhân dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao hơn. Mỗi tuần thân chủ lại trao đổi với nhà trị liệu, rà soát lại việc thực hiện hoạt động như thế nào? Mục tiêu đã đạt được chưa? Cảm xúc của bệnh nhân thay đổi như thế nào trong và sau khi thực hiện hành vi? Điều gì cản trở việc thực hiện hành vi? Nhà trị liệu cùng thân chủ đưa ra những giải pháp để vượt qua điều gây cản trở thực hiện hành vi và điều chỉnh kế hoạch thực hiện hành vi nếu cần thiết. Một hành vi được thực hiện thuần thục thì chuyển sang hành vi mới với cách làm như trên [8, tr.224]. Các kĩ thuật kích hoạt hành vi thường được áp dụng với bệnh nhân trầm cảm. thân chủ trong luận văn này có cả PTSD và trầm cảm, việc sử dụng kĩ thuật kích hoạt hành vi có tác dụng giúp

thân chủ gia tăng các cảm xúc tích cực, tìm và lên kế hoạch thực hiện các hoạt động yêu thích của bản thân, nhờ đó mà thân chủ cảm thấy bản thân mình có giá trị hơn.

- Kĩ thuật khử điều kiện hóa: Các kĩ thuật này dựa vào nguyên lý điều kiện hóa

cổ điển và điều kiện hóa tạo tác nhằm mục đích dập tắt hay hạn chế hành vi không mong muốn và thiết lập các hành vi mong muốn [8, tr.224]. Trong nghiên cứu của mình chúng tôi sử dụng kĩ thuật giải mẫn cảm hệ thống nhằm giúp thân chủ có thể loại bỏ các hành vi không phù hợp trước các kích thích gợi nhớ sự kiện sang chấn, thay thế bằng các hành vi phù hợp hơn để thân chủ có khả năng thích nghi với cuộc sống bình thường.

- Các kĩ thuật dựa trên tưởng tượng: nhà trị liệu cùng với thân chủ xây dựng

một danh mục những tình huống gây ra cảm xúc tiêu cực, từ căng thẳng nhẹ đến những tình huống đáng sợ nhất. Việc làm này còn được gọi là xây dựng cảm xúc kế (nhiệt kế đo cảm xúc). Tiếp theo thân chủ được yêu cầu tưởng tượng ra những tình huống gây căng thẳng, lần lượt từ nhẹ cho đến đáng sợ nhất. Bất kỳ khi nào thân chủ cảm thấy lo sợ quá mức họ có thể ra tín hiệu và nhà trị liệu nói với thân chủ dừng tưởng tượng để thư giãn (trước đó thân chủ được hướng dẫn các bài tập thư giãn khác nhằm làm giãn các nhóm cơ khác nhau một cách có hệ thống). Cứ tiếp tục kết hợp tưởng tượng và thư giãn như vậy cho đến tình huống đáng sợ nhất trong danh mục đã được lập ra trước. Sau khi thân chủ đã thuần thục với các tình huống tưởng tượng ra (nghĩa là không còn sợ khi tưởng tượng ra các tình huống gây căng thẳng nữa) thì có thể bắt đầu giai đoạn sau.

- Kĩ thuật phơi nhiễm: mục đích làm cho thân chủ tiếp xúc và quen dẫn với các

tình huống đó trên thực tế chứ không phải trong tưởng tượng bằng kĩ thuật giải mẫn cảm hệ thống. Nhà trị liệu cùng với thân chủ tiếp cận thực tế với các tình huống gây căng thẳng trên từ nhẹ đến đáng sợ nhất. Đây là kĩ thuật được áp dụng phổ biến để điều trị cho PTSD [8, tr.225].

- Bài tập về nhà: Kỹ thuật này thường được sử dụng ngay sau buổi đầu tiên.

Bệnh nhân được yêu cầu ghi lại các suy nghĩ tự động của mình khi họ cảm thấy căng thẳng hoặc đơn giản là ghi lại các ý nghĩ và hành vi của mình đối với một sự

kiện nào đó xảy ra trong cuộc sống của họ. Mục đích của bài tập này nhằm chỉ ra mối liên hệ giữa nhận thức, cảm xúc, hành vi. Trong các phiên trị liệu sau thì thân chủ dần dần đóng một vai trò chủ động hơn trong việc ra các quyết định bài tập về nhà; các bài tập lúc này sẽ hướng đến việc thực nghiệm để kiểm định các giả định cụ thể [8, tr.262].

- Kĩ thuật diễn tập nhận thức: Kỹ thuật này thường được sử dụng trong các

phiên trị liệu cuối nhằm giúp bệnh nhân ứng phó tốt với các stress mới trong tương lai. Nhà trị liệu yêu cầu bệnh nhân tưởng tượng ra các tình huống khó khăn mà họ có thể gặp phải trong tương lai và thực tập cách thức xử lý chúng cũng như thực tập các kĩ năng đã học được [8, tr.263].

- Kĩ thuật ghi lại và tự củng cố: thân chủ được hướng dẫn để ghi lại hành vi và

cảm xúc của mình để tìm ra những tiến bộ của bản thân với mục đích tạo động lực cho sự thay đổi tiếp theo [8, tr.264].

- Kĩ thuật phơi nhiễm hệ thống: Kỹ thuật này nhằm giúp thân chủ từng bước

đối mặt và vượt qua các nỗi sợ hãi, lo lắng của bản thân thông qua việc nhận diện, xác định mức độ gây cảm xúc tiêu cực của các sự kiện, đối tượng, tình huống. Sau đó, thân chủ được trợ giúp để đối mặt dần dần với các tình huống gây lo sợ từ thấp đến cao [8, tr.265].

- Đối tượng chung: thân chủ chọn một đối tượng và quan sát nó cho đến khi

họ tin rằng mình hiểu kĩ nó. Sau đó họ sẽ được yêu cầu nhắm mắt và hình dung họ vẫn đang quán chiếu đối tượng ấy, cố gắng nhìn rõ nhất có thể và từ mọi góc độ. Sau một vài phút, họ mở mắt và quan sát lại đối tượng thực sự để xem họ có bỏ sót bất kỳ chi tiết hay thay đổi khía cạnh nào của nó không. Một khi khả năng sử dụng hình ảnh của thân chủ được nâng cao đáng kể thì có thể sử dụng các kĩ thuật khác như:

- Kĩ thuật phơi nhiễm hình ảnh: kĩ thuật này giống với kỹ thuật dựa trên tưởng

tượng của Trị liệu Hành vi. Những hình ảnh liên quan đến sang chấn trong quá khứ có thể kích hoạt bất cứ lúc nào và gây cảm xúc tiêu cực cho thân chủ ở hiện tại. Kỹ thuật này giúp thân chủ xóa bỏ các hình ảnh gây sợ hãi từ mức thấp nhất đến cao

nhất. Sau đó hướng dẫn thân chủ tưởng tượng ra các hình ảnh gây lo sợ từ mức thấp nhất đến cao nhất cho đến khi lo sợ lắng xuống. Kỹ thuật này thường kết hợp dùng với kỹ thuật thư giãn.

- Kĩ thuật hình ảnh tích cực: thân chủ được yêu cầu tưởng tượng ra một hình

ảnh nào đó mà họ cả thấy an tâm và dễ chịu nhất…Thông thường bất cứ một ai cũng có những nơi chốn nào đó gắn liền với những kỉ niệm êm đềm và đẹp đẽ trong quá khứ, đó có thể là một khu vườn yên tĩnh, một dòng sông êm đềm hay một cánh đồng đầy hoa. Vì vậy, đề nghị thân chủ tưởng tượng ra một nơi mà họ cảm thấy bình yên và thoải mái nhất nhằm làm dịu cảm xúc và các cảm giác cơ thể.

- Kĩ thuật hình ảnh xuyên thời gian: Hướng dẫn thân chủ lùi lại trong quá khứ

hoặc tiến vào tương lai để nhìn nhận về các sự kiện đã hoặc sẽ diễn ra dưới những góc độ khác nhau. Cơ chế của kĩ thuật này nhằm giúp thân chủ thấy được tính chất tạm thời của các sự kiện, chúng đến và đi, sự kết thúc cái này lại có thể là sự mở đầu của một cái khác tốt đẹp hơn.

- Kĩ thuật tăng cường: nhà trị liệu yêu cầu thân chủ tưởng tượng ra hình ảnh tệ

nhất có thể xảy ra, sau đó họ lại được đề nghị tưởng tượng ra họ đã ứng phó thành công với điều tồi tệ nhất ấy. Nhà trị liệu và thân chủ có thể cùng nhau phân tích để lựa chọn cách thức ứng phó khả thi nhất và hiệu quả nhất.

- Kĩ thuật tự nhủ: Bệnh nhân rối loạn lo âu thường lo lắng thái quá về những

điều chưa xảy ra trên thực tế. Vì vậy, nhà trị liệu giúp thân chủ hiểu cách thức vận hành của tâm trí như thế nào khi có một tác nhân mà họ cho là mang tính đe dọa tác động đến họ; sau đó nhà trị liệu hướng dẫn thân chủ tự đánh bại các ý nghĩ của mình với các câu tự nhủ như “Ngồi xuống, bình tĩnh nào, thở chậm lại, mình biết là mình có thể làm tốt điều này mà”; “Bình tĩnh nào, không có ai làm hại mình cả, hít vào thật sâu, thở ra từ từ, mình có thể thoải mái hơn mà” [8, tr.268].

- Giải quyết vấn đề: Bước đầu tiên, cần xác định xem vấn đề cần giải quyết là

gì, phân tích xem vấn đề đó có thể chia ra thành các vấn đề nhỏ hơn không. Bước thứ 2 là tìm giải pháp cho vấn đề/ tiểu vấn đề bằng phương pháp tấn công não. Bước thứ 3 là phân tích ưu điểm và nhược điểm của mỗi giải pháp, tìm kiếm thêm

thông tin có thể làm tăng ưu điểm và giảm nhược điểm. Bước thứ 4 là chọn giải pháp có xác suất thành công lớn nhất, nhiều ưu điểm nhất và ít nhược điểm nhất. Bước tiếp theo là thực hiện giải pháp đó. Cuối cùng, xem giải pháp đó có mang lại hiệu quả không, hiệu quả đến mức nào. Nếu giải pháp chưa thực sự mang lại hiệu quả thì cần tìm ra điều gì cản trở nó. Nếu giải pháp thật sự không khả thi hoặc không hiệu quả thì có thể bắt đầu lại từ giai đoạn lựa chọn giải pháp [8, tr.268].

- Giáo dục tâm lý: Có thể điều chỉnh quan niệm sai lệch thông qua việc cung

cấp thông tin, giáo dục tâm lý hoặc để cho thân chủ thử nghiệm những thí nghiệm [8, tr.269].

Tiếp cận Nhân văn không nhấn mạnh đến khía cạnh kỹ thuật với tư cách là những phương pháp được áp dụng để thay đổi nhận thức, cảm xúc và hành vi của thân chủ mà coi trọng mối quan hệ trị liệu và xem đây là điểm mấu chốt tạo ra sự thay đổi. Về phạm vi ứng dụng, tiếp cận này có thể áp dụng với những người được chẩn đoán là rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ… (E.Gendlin, 1981). Ngoài ra các vấn đề hay khó khăn tâm lý khác hay vấn đề phát triển bản thân của thân chủ đều có thể là đối tượng trợ giúp của Tri liệu Nhân văn. Để trị liệu đem lại hiệu quả, theo Tiếp cận Nhân văn, nhà trị liệu cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

Chân thực

Tôn trọng thân chủ tích cực vô điều kiện

Thấu cảm với hệ quy chiếu bên trong của thân chủ.

Với kinh nghiệm làm việc của mình, chúng tôi nhận thấy các thân chủ bị PTSD cực kỳ nhạy cảm, nên việc tập trung để xây dựng mối quan hệ trị liệu tốt là yếu tố tiên quyết làm nên thành công của trị liệu. Chính vì thế mặc dù Tiếp cận Nhân văn không cụ thể ra bằng các kĩ thuật nhưng chúng tôi sử dụng nó như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt nghiên cứu của mình, trong quá trình tiếp xúc với thân chủ.

Thư giãn được xem là một trong những phương pháp thường dùng và rất có hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh tâm trí. Đó là quá trình làm giảm mềm cơ bắp, giúp cho thần kinh, tâm trí được thư thái, qua đó làm giảm những cảm xúc

tiêu cực hoặc chứng bệnh tâm thần (căng thẳng thần kinh, lo âu, ám sợ, trầm nhược, đau đầu…) do các nhân tố stress gây ra. Các chuyên gia tâm thần, các nhà trị liệu tâm lý đều cho rằng thư giãn làm giảm chuyển hoá cơ bản, tiết kiêm nặng lượng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn căng thẳng sau sang chấn luận văn ths tâm lí học lâm sàng (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 30 - 38)