Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn căng thẳng sau sang chấn luận văn ths tâm lí học lâm sàng (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 27 - 30)

1.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn theo DSM-5

Theo DSM-5, PTSD (mã 09.81) thuộc nhóm các rối loạn stress liên quan đến sang chấn. Các tiêu chuẩn cơ bản để chẩn đoán một người (người lớn và trẻ em trên 6 tuổi) mắc PTSD bao gồm:

A. Tiếp xúc trực tiếp với cái chết thực sự hoặc mối đe dọa chết, vết thương nghiêm trọng hoặc bạo lực tình dục thể hiện bằng một (hoặc nhiều hơn) những cách sau:

1. Trực tiếp trải qua những sự kiện sang chấn đó.

2. Chứng kiến sự kiện sang chấn đó xảy ra với những người khác.

3. Biết được sự kiện sang chấn đó xảy ra với một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Trong trường hợp liên quan đến cái chết thật sự hay đe dọa chết của một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, sự kiện phải được xảy ra bạo lực hoặc tình cờ.

4. Sự trải nghiệm lặp đi lặp lại hoặc tiếp xúc quá mức với chi tiết bất lợi của yếu tố gây sang trấn (ví dụ, phản ứng đầu tiên nhân viên cấp cứu nhân đạo, nhân viên cảnh sát nhiều lần tiếp xúc với thông tin chi tiết của lạm dụng trẻ em).

Lưu ý: Tiêu chuẩn A4 không áp dụng khi có sự tiếp xúc thông qua phương tiện truyền thông điện tử, truyền hình, phim ảnh, hoặc hình ảnh, trừ khi tiếp xúc là công việc có liên quan.

B. Sự có mặt của một (hoặc nhiều hơn) các triệu chứng sau đây liên quan đến các sự kiện sang chấn, bắt đầu từ sau khi cá nhân bị sang chấn xảy ra:

Lưu ý: ở trẻ em trên 6 tuổi, chơi lặp đi lặp lại các chủ đề của sự kiện sang chấn.

2. Tái diễn những giấc mơ khó chịu có nội dung và/hoặc ảnh hưởng của sự kiên sang chấn.

Lưu ý: ở trẻ em, có thể có sợi hãi trong giấc mơ mà không biết nội dung. 3. Phản ứng phân ly (ví dụ như mảng hồi tưởng) trong đó bệnh nhân cảm thấy hoặc hoạt động như sự kiện sang chấn được tái hiện. (Phản ứng này có thể xảy ra liên tục, nặng nhất là bệnh nhân mất hoàn toàn nhận thức về môi trường xung quanh hiện tại)

Lưu ý: ở trẻ em, có chơi diễn lại cảnh sang chấn biệt định.

4. Căng thẳng tâm lý kéo dài hoặc mãnh liệt khi tiếp xúc với biểu hiện bên ngoài hoặc bên trong biểu tượng hoặc dấu vết của sự kiện sang chấn.

5. Phản ứng sinh lý với biểu hiện bên ngoài hoặc bên trong biểu tượng hoặc dấu vết của sự kiện sang chấn

C. Sự né tránh bền vững với những kích thích liên quan tới các yếu tố sang chấn, bắt đầu sau sang chấn, có bằng chứng 1 hoặc cả hai biểu hiện dưới đây:

1. Tránh hoặc nỗ lực để tránh những ký ức đau buồn, những suy nghĩ, cảm xúc liên quan chặt chẽ với sự kiện sang chấn.

2. Tránh hoặc nỗ lực để tránh gợi nhớ lại (người, địa điểm, các cuộc hội thoại, các hoạt động, các đối tượng, tình huống) đó khơi dậy những ký ức đau buồn, suy nghĩ, hay cảm xúc liên quan chặt chẽ với sang chấn.

D. Những thay đổi tiêu cực trong nhận thức cảm xúc liên quan đến yếu tố sang chấn, bắt đầu hoặc xấu đi sau yếu tố gây sang chấn biểu hiện bằng chứng là hai (hoặc nhiều hơn) trong các biểu hiện sau:

1. Không có khả năng nhớ biểu hiện quan trọng của sang chấn (thường do mất nhớ phân ly và không đo yếu tố khác như chấn thương sọ não, rượu hoặc ma túy).

2. Những tin tưởng dai dẳng, quá mức hoặc những kỳ vọng về bản thân, về người khác, hoặc về thế giới (ví dụ, "Tôi xấu", "Không ai có thể tin được," "Thế

giới là hoàn toàn nguy hiểm", "toàn bộ hệ thống thần kinh của tôi đang bị hủy hoại vĩnh viễn ").

3. Nhận thức sai lệch, dai dẳng về nguyên nhân, hậu quả của sang chấn dẫn đến đổ lỗi cho bản thân hay người khác.

4. Trạng thái cảm xúc tiêu cực, dai dẳng (ví dụ, sợ hãi, kinh hoàng, giận dữ, tội lỗi, hay xấu hổ).

5. Suy giảm rõ rệt quan tâm thích thú hoặc tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa.

6. Cảm giác xa lánh hay lạnh nhạt từ những người xung quanh.

7. Mất khả năng trải nghiệm cảm xúc tích cực dai dẳng (ví dụ, không có khả năng để trải nghiệm hạnh phúc, sự hài lòng, hoặc cảm xúc yêu thương).

E. Có hai hay nhiều hơn các biểu hiện dưới đây liên quan tới phản ứng của cơ thể với yếu tố gây sang chấn.

1. Hành vi kích thích, bùng nổ giận dữ (với rất ít hoặc không có sự khiêu khích nào) thường biểu hiện sự gây hấn bằng lời nói hoặc hành động với người hoặc đối tượng khác.

2. Hành vi liều lĩnh hoặc hành vi tự hủy hoại. 3. Tăng cảnh giác

4. Phản ứng quá mức 5. Rối loạn tập trung chú ý.

6. Rối loạn giấc ngủ (khó vào giấc ngủ, khó ngủ lại, ngủ không yên)

F. Thời gian các rối loạn trên kéo dài (Tiêu chuẩn B, C, D, và E) hơn 1 tháng. G. Các rối loạn này không phải do tác động sinh lý của một chất hoặc một bệnh lý khác [15, tr.44].

1.4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn theo ICD-10

A. Bệnh nhân phải tiếp xúc với một sự kiện gây căng thẳng hoặc một tình huống nguy hiểm đặc biệt hoặc một thảm họa tự nhiên (trong thời gian ngắn hoặc dài), những điều này có thể gây ra đau khổ lan tràn ở hầu hết mọi người.

B. Phải có những ký ức dai dẳng hoặc có sự “hồi sinh” của những sang chấn trong những cảnh “hồi tưởng” bắt buộc, những ký ức sống động hoặc trong các giấc mơ tái diễn hoặc trong việc trải nghiệm sự đau khổ tột cùng khi phải tiếp xúc với các hoàn cảnh giống hoặc liên quan tới sang chấn.

C. Bệnh nhân phải biểu hiện sự né tránh hoặc thích né tránh những tình huống giống hoặc liên quan với sang chấn, điều này không có trước khi tiếp xúc với sang chấn.

D. Một trong hai nhóm triệu chứng sau phải có mặt:

(1) Không thể gợi lại, một phần hoặc toàn bộ những khía cạnh quan trọng của giai đoạn tiếp xúc với sang chấn.

(2) Các triệu chứng dai dẳng về tăng nhạy cảm tâm lý và kích thích không có trước khi tiếp xúc với sang chấn, được biểu hiện bởi hai trong số các dấu hiệu sau:

(a) Khó buồn ngủ hoặc ngủ không yên

(b) Cáu kỉnh hoặc có các cơn nóng giận bộc phát (c) Khó tập trung

(d) Tăng mức độ cảnh giác (e) Đáp ứng giật mình quá mức

E. Tiêu chuẩn B, C và D phải được đáp ứng đồng thời trong vòng 6 tháng kể từ khi có sự kiện gây căng thẳng hoặc kể từ khi kết thúc giai đoạn căng thẳng (đối với một số mục, những sự kiện khởi phát muộn hơn 6 tháng cũng có thể được bao gồm trong mục này, nhưng chúng cần được phân biệt rõ) (dẫn theo Sở y tế Quảng Ninh, 2016).

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán PTSD theo DSM-5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn căng thẳng sau sang chấn luận văn ths tâm lí học lâm sàng (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 27 - 30)