Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Một số nhận xét
3.1.2. Những hạn chế
Những thành tích đạt được trong giáo dục phổ thông của huyện Cẩm Khê từ năm 1997 - 2010 là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự phát triển hiện nay, cần có cái nhìn nhận nghiêm túc, khách quan, chân thực những yếu kém và hạn chế của giáo dục phổ thơng, từ đó kịp thời khắc phục và sửa chữa.
Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Đảng bộ tỉnh chưa được quán triệt đúng mức, nên vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc phát triển giáo dục, cho rằng giáo dục là nhiệm vụ của ngành giáo dục - đào tạo, do vậy chưa tích cực tham gia đóng góp để phát triển sự nghiệp giáo dục tại địa phương. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai các hoạt động giáo dục phổ thông chưa gắn liền với công tác tư tưởng, tổ chức và kiểm tra, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Một khó khăn lớn của giáo dục phổ thơng của huyện Cẩm Khê, đó là sự chuyển biến về nhận thức và hành động của một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên còn chậm, chưa đáp ứng u cầu của cơng cuộc đổi mới giáo dục. Trình độ chun mơn của một số giáo viên còn thấp, kỹ năng sư phạm còn hạn chế, chưa thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Trong ngành giáo dục, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa tận tâm với nghề, ý thức trách nhiệm chưa cao.
Về vấn đề quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý chưa được đào tạo một cách hồn chỉnh, kinh nghiệm cịn thiếu, dẫn đến tình trạng một số cán bộ quản lý chưa chủ động, thiếu tích cực, cịn máy móc, thụ động trong cơng tác, và thiếu sức thuyết phục đội ngũ giáo viên, phụ huynh và học sinh. Một bộ phận chưa mạnh dạn đổi mới, nhất là việc đưa công nghệ thông tin vào quản lý, dạy và học. Công tác xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển ở một số nhà trường còn gặp phải những bất cập, hạn chế.
Cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thơng. Nhiều trường học có khn viên hẹp, khơng đủ diện tích theo quy định, khơng có khu vực giành cho giáo dục thể chất, các trang thiết bị dạy học thiếu thốn… Những hạn chế này dẫn đến tình trạng chưa đáp ứng đầy đủ cho các hoạt động giáo dục toàn diện, đặc biệt ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở. Bên cạnh đó, việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cịn chậm, khơng đồng đều giữa các xã.
Ngồi ra, cịn có những khó khăn, yếu kém về nội dung, chương trình, phương pháp dạy học. Về nội dung, tuy đã thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về cải tiến về nội dung, nhưng giáo dục phổ thông của huyện thực sự vẫn chưa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình học cịn nặng, học sinh phổ thông phải học quá nhiều kiến thức. Về phương pháp, đa số giáo viên phổ thông vẫn dạy theo phương pháp cũ: thầy giảng, trò nghe,
thụ động tiếp thu. Chưa tạo ra được khả năng chủ động, sáng tạo cho học sinh trong q trình học để từ đó tạo ra năng lực tự chủ, tự lập trong công tác sau này. Về chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, còn có sự chênh lệch chất lượng giữa các bậc học, các xã, giữa các đơn vị giáo dục.
Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội ở một số xã còn hạn chế. Những mặt trái của cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội là những vấn đề dễ tác động vào các trường học hiện nay. Cơng tác xã hội hóa giáo dục trong thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục chưa được khai thác hết các tiềm năng hiện có. Tỷ trọng ngân sách đầu tư cho giáo dục phổ thơng cịn thấp so với yêu cầu và so với các huyện trong tỉnh nên việc tăng tốc về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của giáo dục đào tạo trong tình hình mới cịn hạn chế.
Trên cơ sở của những ưu điểm và hạn chế, cũng như từ thực tế của quá trình phát triển giáo dục phổ thông, Cẩm Khê cần thực hiện những giải pháp sau để xóa bỏ được những khó khăn, vượt qua những thách thức, đưa giáo dục phổ thơng nói riêng và giáo dục đào tạo nói chung có những bước phát triển vững chắc.
Thứ nhất, Cẩm Khê cần có cơ chế mạnh đầu tư phát triển giáo dục nói chung và giáo dục phổ thơng nói riêng với tinh thần đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Bên cạnh đó, cần phải thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa trong giáo dục của huyện, từ đó tạo nền tảng để phát triển, mau chóng bắt kịp và tiến nhanh cùng các địa phương trong tỉnh và trên cả nước.
Thứ hai, tăng cường phát triển Đảng trong đội ngũ cán bộ giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Giáo viên là đảng viên được rèn luyện của tổ chức Đảng lại được rèn luyện bởi ngành giáo dục, sẽ có trình độ nhận thức tốt, có chun mơn tốt, như vậy chất lượng giáo dục được nâng lên. Thêm vào đó, tạo ra nền giáo dục xã hội chủ nghĩa tốt đẹp, là những người bảo vệ Đảng trung thành nhất.
Thứ ba, cần chấn chỉnh công tác quản lý, kiên quyết đẩy lùi tiêu cực trong trường học, xử lý kịp thời và nghiêm minh tất cả những trường hợp vi phạm, đặc biệt là đối với đảng viên. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc xây dựng các trường học phổ thông “Xanh - sạch - đẹp”, xây dựng trường chuẩn quốc gia, tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh đến trường.
Thứ tư, tiếp tục đổi mới các phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ thơng tin, các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại trong giảng dạy, lấy đó làm khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông. Đồng thời, lấy việc xây dựng lớp chuẩn, trường chuẩn, giáo viên đạt chuẩn làm nền tảng để phát triển giáo dục phổ thông của huyện trong những năm tiếp theo.