Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 48 - 58)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Đảng bộ huyện Sông Thao vận dụng đường lối phát triển giáo dục phổ

1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả

a. Quy mô phát triển của bậc học phổ thông

Quán triệt tinh thần đổi mới toàn diện trong Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, coi trọng cả 3 mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”, sự nghiệp giáo dục phổ thơng ở Sơng Thao từng bước được duy trì và phát huy những thành tích đạt được, đồng thời coi trọng quy mô phát triển bậc học phổ thông.

Năm học 1991, huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ, đây là điều kiện khách quan để huyện tiếp tục triển khai thực hiện phổ cập giáo dục THCS. Phòng giáo dục đào tạo huyện đã chủ động tổ chức đề xuất các phương án tăng cường nguồn lực tài chính nhằm phổ cập giáo dục THCS, đào tạo nhân lực, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học.

Với những nỗ lực trên, giáo dục đào tạo giai đoạn 1997 - 2006 đã có những chuyển biến tốt về quy mô học sinh các cấp, mạng lưới trường, lớp học phổ thông, thể hiện rõ nét qua các biểu đồ sau:

Quy mô học sinh các cấp: 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 1996-1997 2000-2001 2003-2004 Tiểu học THCS THPT Nguồn: 52, Phụ lục 1 Trường học phổ thông: 0 10 20 30 40 1999 – 2000 2004 – 2005 Tiểu học THCS THPT Nguồn: 52, Phụ lục 2

Lớp học phổ thông: 0 200 400 600 1999 – 2000 2004 – 2005 Tiểu học THCS THPT Nguồn: 52, Phụ lục 3

Qua những biểu đồ trên, có thể thấy, quy mơ của ngành giáo dục đào tạo Cẩm Khê giai đoạn 1997 - 2005 vẫn theo xu thế chung của ngành giáo dục đào tạo cả tỉnh là phát triển về số lượng, xen kẽ với thời gian ngắn bị chững lại, có khi bị giảm sút.

* Đối với giáo dục tiểu học: Số lượng học sinh tiểu học giảm mạnh trong những năm qua là do tương ứng với giai đoạn huyện thực hiện chủ trương kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sinh ngày càng thấp dần, nên số lượng học sinh tiểu học cũng giảm. Tuy số lượng học sinh giảm, nhưng số trường tiểu học trên địa bàn huyện đến năm học 2004 - 2005 đã tăng lên 34 trường, có 3 xã thành lập 2 trường Tiểu học là: Phượng Vỹ, Tuy Lộc, Tạ Xá. Trong 34 trường Tiểu học có 47 điểm trường, những xã có nhiều điểm trường là: Đồng Lương (4 điểm), Phượng Vỹ, Tiên Lương, Điêu Lương (có 3 điểm trường), đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương. Số lớp học cũng giảm dần còn 524 lớp (năm học 2004 - 2005), phân bố đều ở các xã.

sinh, trường học, lớp học THCS tăng nhanh qua các năm. Điều này phản ánh nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện ngày càng cao, cộng với sự quan tâm của các cấp các ngành đến sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Tồn huyện có 26 điểm trường trên tổng số 31 xã, thị trấn, đảm bảo tổ chức dạy 2 ca/ngày. * Đối với giáo dục THPT: Năm học 1996, tồn huyện chỉ có 2 trường THPT là trường THPT Cẩm Khê và THPT Hiền Đa, đến năm 1998, thành lập thêm trường THPT Phương Xá, năm học 2001 - 2002, thành lập trường THPT Bán Công Cẩm Khê. Như vậy, không những số lượng trường THPT tăng nhanh mà loại hình trường cũng được mở rộng đầy đủ cả công lập và bán công. Hệ thống trường THPT đã được phân bố ở khắp huyện, thuận lợi cho con em nhân dân đi học.

Có thể thấy, trên địa bàn huyện giai đoạn này, xã nào cũng có trường tiểu học, THCS đủ để đáp ứng nhu cầu học tập. Do mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo được phát triển rộng khắp, Cẩm Khê đã đạt được những kết quả đáng kể về số học sinh tới trường, thậm chí có những chỉ tiêu cao hơn so với bình qn tồn tỉnh. Với quy mơ của một huyện miền núi, loại hình trường học ở Cẩm Khê chủ yếu là trường dân lập, cả huyện chỉ có 1 trường THPT Bán Công, do vậy, tỉ lệ học sinh dân lập trên tổng số học sinh chiếm tới 90% (năm học 2000 - 2001). Những kết quả trên là kết quả của sự đổi mới đất nước nói chung và sự ổn định phát triển kinh tế, chính trị - xã hội ở địa bàn huyện nói riêng. Cùng với đó là sự chỉ đạo của Huyện ủy đối với chính quyền, đồn thể và ngành giáo dục trong việc định hướng và tạo điều kiện để giáo dục nói chung, giáo dục phổ thơng nói riêng phát triển. Tuy nhiên, phát triển quy mô của bậc học phổ thơng cịn địi hỏi nhiều sự đầu tư, quan tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đồn thể địa phương, để xứng tầm hơn nữa với vị trí của bậc học này trong nền giáo dục quốc dân.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Khê lần thứ VII và VIII đã xác định việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục là nhiệm vụ trong tâm. Do vậy, Đảng bộ huyện chú trọng chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, chú trọng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, nhân cách, lối sống cho người học. Đồng thời, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao năng lực tự học, tự rèn luyện và khả năng thích ứng của học sinh.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội, ngành giáo dục đào tạo huyện đã nhanh chóng triển khai vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành, nhất là bậc học phổ thông. Chất lượng giáo dục toàn diện và đại trà, nền nếp kỷ cương học đường được nâng cao. Năm học 2003 - 2004, số học sinh đỗ tốt nghiệp: bậc tiểu học là 99,94%; THCS là 99,8%; THPT là 98,9%. Cả huyện có 193 học sinh giỏi cấp tỉnh, 612 học sinh giỏi cấp huyện, 146 học sinh đỗ vào các trường Đại học.

Đối với giáo dục tiểu học, cần liên tục củng cố, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban, tích cực đổi mới phương pháp dạy học ở bậc học này. Với những nỗ lực đó, chất lượng giáo dục tiểu học ngày càng được nâng cao. Tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm. Năm học 1996 - 1997, tỉ lệ học sinh bỏ học là 1,4% thì đến năm học 2004 - 2005 đã khơng cịn học sinh bỏ học. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được đẩy mạnh, tháng 10 năm 2002, huyện Sông Thao đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi ở 100% các xã. Về cơ bản, học sinh tiểu học ngoan ngỗn, lễ độ, ham học, có ý thức kỷ luật tốt. Các em nắm vững được kiến thức cơ bản của chương trình Tốn - Tiếng Việt. So với những năm trước, kiến thức của học sinh tiểu học tiến bộ hơn trước, chuyển biến rõ nhất là những lớp đầu cấp, ở khu vực thị trấn, những xã điểm.

Đối với bậc THCS, từ năm 1991, sau khi hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ theo tiêu chuẩn quốc gia, Cẩm Khê đã và đang tiến hành phổ cập giáo dục THCS. Công tác phổ cập THCS được thực hiện một cách quyết liệt từ năm 2000, đến tháng 12 năm 2003, toàn huyện đã được Bộ giáo dục đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS. Chất lượng giáo dục bậc học này cũng đạt kết quả tốt. Năm học 2004 - 2005 đã khơng cịn học sinh bỏ học. Mỗi năm huy động ít nhất 95% số học sinh tốt nghiệp vào lớp 6.

Với bậc THPT, học sinh THPT được giáo dục toàn diện, với chất lượng ngày càng tốt hơn. Số học sinh giỏi tăng nhanh giữa các trường, năm học 1999 - 2000 cả huyện có 68 học sinh giỏi tỉnh, đến năm 2003 tăng lên 143 học sinh, năm học 2004 - 2005 là 150 học sinh, trong đó có rất nhiều giải cao. Nhiều năm liền, Cẩm Khê được xếp thứ hạng cao về số lượng học sinh đoạt giải trong toàn tỉnh. Tỉ lệ học sinh bỏ học đều giảm dần qua các năm. Tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng cao, các hoạt động giáo dục ngoại khóa phong phú và có hiệu quả. Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phịng trong trường THPT đã có tiến bộ rõ rệt.

Có thể thấy, với sự phối kết hợp có hiệu quả giữa Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, phòng giáo dục Cẩm Khê, chất lượng giáo dục phổ thông đã đạt được những kết quả khả quan. Nó thể hiện đúng yêu cầu của thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, địi hỏi con người được giáo dục và đào tạo một cách toàn diện cả về thể chất, trí lực và nhân cách. Đó chính là điều kiện để giáo dục phổ thông của huyện Cẩm Khê phát triển một cách hồn chỉnh hơn.

c. Cơng tác xây dựng đội ngũ giáo viên và công tác quản lý giáo dục * Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Đây là yếu tố cần được quan tâm để giáo dục có thể phát triển một cách vững chắc, chất lượng

giáo dục được nâng cao. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên là biện pháp cơ bản để thực hiện tất cả những mục tiêu của giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ này, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê đã rất chú trọng chỉ đạo ngành giáo dục đào tạo có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên toàn huyện. Năm 2002, có 70% giáo viên có chun mơn khá, giỏi trở lên, ngành đã cử 44 giáo viên tiểu học đi học đại học, 60 giáo viên tiểu học đi học cao đẳng, 49 giáo viên THCS đi học đại học sư phạm. Trong các năm 2003 - 2005, huyện tiếp tục cử giáo viên các bậc học đi học các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn, tập trung, tại chức để nâng cao trình độ chun mơn. Tính đến năm 2005, đội ngũ giáo viên Tiểu học tồn huyện có 592 giáo viên, trong đó 90,8% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, 9,2% giáo viên chưa đạt chuẩn. Ở cấp Trung học cơ sở, có 603 giáo viên, trong đó 14,9% có trình độ Đại học, 81,6% đạt trình độ Cao đẳng, có 3,5% giáo viên chưa đạt chuẩn.

Với việc thực hiện nhiều biện pháp phối hợp trên, đến năm học 2005, ngành giáo dục về cơ bản đã có đủ giáo viên và đồng bộ về cơ cấu bộ môn. Đa số cán bộ, giáo viên có tâm huyết, trách nhiệm với nghề, tích cực trau dồi, bồi dưỡng chun mơn và tham gia vào q trình đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục ở tất cả các đơn vị nhà trường trong huyện. Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên đã tác động có hiệu quả đến nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

* Đổi mới công tác quản lý giáo dục

Cùng với việc xây dựng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở Cẩm Khê cũng cần được chú ý kiện toàn về tổ chức, nâng cao nghiệp vụ công tác. Đội ngũ này cần lựa chọn những người có năng lực tổ chức quản lý và chun mơn. Quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, Tỉnh

ủy, các cấp chính quyền ở Cẩm Khê đã đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về giáo dục ở tất cả các ngành học, bậc học. Đối với giáo dục phổ thơng, ngành giáo dục cũng có những biện pháp tích cực để xây dựng, củng cố nền nếp, kỷ cương trong dạy - học và trong các hoạt động giáo dục. Trong thời kỳ mới tái lập huyện, ngay trong năm học 1997 - 1998, được sự chỉ đạo của Sở giáo dục đào tạo Tỉnh Phú Thọ, ngành giáo dục Cẩm Khê đã khẩn trương sắp xếp lại tổ chức, tham mưu với tỉnh ra quyết định thành lập các phòng, ban, tuyển chọn nhân sự, từng bước kiện toàn bộ máy cơ quan. Sở Giáo dục đào tạo cũng đã hướng dẫn các đơn vị giáo dục sắp xếp lại đội ngũ, bổ nhiệm cán bộ quản lý, luân chuyển cán bộ, đảm bảo thực hiện dân chủ, đúng quy trình.

Trong giai đoạn này, Đảng bộ và chính quyền huyện Cẩm Khê tích cực chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động thực hiện dân chủ hóa nhà trường. Quán triệt chủ trương của Đảng, ngành giáo dục huyện đã tổ chức thực hiện dân chủ, công khai mọi công việc cụ thể của từng đơn vị quán triệt đến từng cán bộ, giáo viên. Mở các hội nghị trực tiếp với lãnh đạo các trường, công khai ngân sách giáo dục, công khai chủ trương thi cử, tuyển sinh… Nhờ cuộc vận động dân chủ hóa trong nhà trường và quản lý giáo dục được tiến hành bước đầu có hiệu quả, đã phát huy tính tích cực, sáng tạo của giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập và quản lý. Tính dân chủ được phát huy trong tổ chức, kỉ cương của ngành, giữ đúng mối quan hệ giữa đồng nghiệp, giữa thầy và trò.

d. Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và Nghị quyết Trung ương 2 khóa (VIII) đã chủ trương đẩy mạnh phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở những nơi có điều kiện. Có thể thấy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới giáo dục THCS, bởi đây là bậc học kế tiếp của bậc tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhận thức rõ điều này, ngành giáo dục đào tạo huyện Cẩm

Khê xem giáo dục trung học cơ cở là bậc học cần tập trung đầu tư phát triển mà đặt trọng tâm vào công tác phổ cập giáo dục bậc học này. Làm được điều đó, cũng có nghĩa là đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, củng cố vững chắc nền móng cho giáo dục phổ thơng và tồn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

Quán triệt các quan điểm cơ bản về giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước, chuẩn bị điều kiện để triển khai, thực hiện phổ cập THCS trong phạm vi cả nước, Bộ giáo dục và đào tạo đã có hướng dẫn số 7036/THPT ngày 10 - 10 - 1994 và văn bản dự thảo quy định tạm thời về tiêu chuẩn và chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ cập đến năm 2000. Từ quan điểm chỉ đạo trên, những địa phương đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học nhất thiết phải tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Huyện Cẩm Khê là một trong những huyện đã đạt phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ từ năm 1991, do vậy có đủ tiêu chuẩn để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Đảng, của Bộ Giáo dục, Huyện ủy Cẩm Khê đã tiến hành xây dựng đề án số 417/ĐA-GD về công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 1998 - 2005. Trên cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục trung học cơ sở ở huyện, Huyện ủy đã đề ra các mục tiêu cụ thể để hoàn thành phổ cập giáo dục THCS từ năm 1998 đến năm 2005 như sau:

- Năm 1998, hoàn thành phổ cập ở 4 xã: Phương Xá, Sai Nga, Thị Trấn Sông Thao, Cát Trù.

- Năm 1999, hoàn thành phổ cập ở 2 xã: Hiền Đa, Điêu Lương.

- Năm 2000, hoàn thành phổ cập ở 4 xã: Chương Xá, Đồng Lương, Tình Cương, Đồng Cam.

- Năm 2001, hoàn thành phổ cập ở 4 xã: Phú Khê, Sơn Nga, Cấp Dẫn, Thụy Liễu.

- Năm 2002, hoàn thành phổ cập ở 4 xã: Văn Khúc, Sơn Tình, Tuy Lộc, Phú Lạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)