Đảng bộ huyện Cẩm Khê tổ chức thực hiện đường lối giáo dục phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 78 - 106)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Chủ trương và biện pháp của Đảng bộ huyện Cẩm Khê trong quá trình

2.2.2. Đảng bộ huyện Cẩm Khê tổ chức thực hiện đường lối giáo dục phổ

phổ thông (2006 - 2010)

a. Tổ chức triển khai thực hiện các cuộc vận động do ngành giáo dục phát động

Thực hiện Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 7-11-2006 của Bộ Chính trị về tổ chức thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đảng bộ huyện Cẩm Khê đã chỉ đạo triển khai sâu rộng trong toàn ngành giáo dục. Đối với cán bộ, giảng viên, trọng tâm là thực hiện cuộc

vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đồng thời phải nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, không vi phạm đạo đức nhà giáo. Đối với học sinh chú trọng tới giáo dục kỹ năng sống, biết suy nghĩ độc lập và có ý thức vươn lên trong học tập. Các nhà trường phổ thơng tổ chức nhiều hình thức học tập tấm gương Hồ Chí Minh như: các cuộc thi kể chuyện, thi tìm hiểu, thi tiểu phẩm tuyên truyền…, tạo bước chuyển biến đáng kể về nhận thức và hoạt động của cán bộ, giáo viên và học sinh.

Trong 5 năm qua, ngành giáo dục Cẩm Khê ln kiên trì thực hiện chủ trương lấy đánh giá đúng chất lượng làm động lực để nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt, cuộc vận động “Hai khơng” với 4 nội dung: “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói khơng với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp” được triển khai trong toàn ngành đã trở thành động lực thúc đẩy giáo dục phổ thông của huyện phát triển. Để kiểm tra đánh giá thực chất chất lượng học tập của học sinh, ngành giáo dục đào tạo đã quán triệt phương châm: “học thật, thi thật, chất lượng thật, báo cáo thật” đối với cán bộ quản lý các nhà trường, đồng thời cũng chỉ đạo việc đổi mới đề kiểm tra. Học kỳ I năm học 2007 - 2008, tất cả các trường trung học cơ sở trên địa bàn đã tiến hành ra bộ đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho các bài kiểm tra ở tất cả các môn học để nộp lên Sở giáo dục đào tạo thẩm định.

Sau 4 năm thực hiện cuộc vận động trên, môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường được xác lập, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt, tình trạng học sinh yếu, kém, bỏ học ở các cấp đã giảm nhiều và thấp hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh Phú Thọ.

Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai có hiệu quả góp phần giáo dục tồn diện học sinh, giáo dục đạo đức, nhân cách nhà giáo. 100% các trường phổ thơng đều tích cực, tự giác

thực hiện phong trào nhằm đạt 3 tiêu chí cơ bản: mỗi nhà trường đều có cơng trình vệ sinh sạch sẽ; nhận chăm sóc một di tích lịch sử; lựa chọn và đưa các trò chơi dân gian, bài hát dân ca vào hoạt động trong nhà trường. Ngoài ra, các nhà trường cũng chú trọng tăng cường cơng tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phịng bệnh, phịng chống suy dinh dưỡng, tai nạn, thương tích cho học sinh; kết hợp chặt chẽ việc thực hiện cuộc vận động với việc thực hiện quy chế “Trường học an toàn” do Bộ giáo dục quy định. Qua quá trình triển khai thực hiện, đã có nhiều trường như: THPT Cẩm Khê, Tiểu học Thị trấn Sông Thao, THPT Phương Xá, Tiểu học Trương Xá, Tiểu học Sơn Tình, THCS Thị trấn Sơng Thao, Tiểu học Cát Trù… được coi là những đơn vị điển hình, tiêu biểu trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Năm học 2009 - 2010, tất cả các đơn vị trường học trong toàn huyện đăng ký thực hiện triển khai phong trào, 100% các nhà trường tổ chức lễ khai giảng năm học với 2 phần “lễ” và “hội”, phần “lễ” tổ chức trang trọng, phần “hội” có các tiết mục văn nghệ và trò chơi dân gian đặc sắc tạo khơng khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới.

Nhìn chung, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai một cách sâu rộng với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đảm bảo đúng kế hoạch và đạt hiệu quả thiết thực và được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, các ngành, đoàn thể trên địa bàn toàn huyện.

b. Quy mô phát triển ngành học phổ thông

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI đã nêu nhiệm vụ: Ổn định quy mô trường lớp, nâng cao chất lượng dạy và học. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, từ năm 2006 - 2010, mạng lưới trường lớp tiếp tục được quan tâm quy hoạch, hệ thống trường học phổ thông tiếp tục được củng cố, phát triển đồng đều ở các xã trong huyện, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

Quy mô học sinh

Nguồn: 53, Phụ lục 1

Quy mô lớp học phổ thông

Nhìn chung, quy mơ các bậc học tương đối ổn định, ngoại trừ số học sinh tiểu học và trung học cơ sở có xu hướng giảm do kết quả cuộc vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình và do huyện đã thực hiện được phổ cập giáo dục đúng độ tuổi trong nhiều năm qua.

Các loại hình trường lớp của huyện Cẩm Khê về cơ bản vẫn được giữ nguyên với 34 trường tiểu học, 26 trường trung học cơ sở và 4 trường trung học phổ thơng, khơng có các loại hình trường phổ thơng cơ sở, phổ thơng dân tộc nội trú, trường cấp 2,3.

Ở bậc tiểu học, số lớp học và số học sinh thường dao động và có xu hướng giảm dần qua các năm học. Tính đến năm học 2009 - 2010 tồn huyện có 388 lớp học với 9236 học sinh, giảm so với năm học 2008 - 2009. Số trường tiểu học được phân bố đều ở tất cả các xã và đều là trường công lập. Trong năm học, 90% số học sinh vào các lớp đầu cấp. Trong giai đoạn 2006 - 2010, số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là 22 trường.

Ở bậc trung học cơ sở, tồn huyện có 26 trường, phân bố phù hợp với các đơn vị hành chính. Số học sinh trung học cơ sở giảm qua các năm, nếu như năm học 2005 - 2006 có 12212 học sinh thì đến năm học 2009 - 2010 chỉ cịn 8498 học sinh. Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 đạt 99,5% so với số học sinh được cơng nhận hồn thành chương trình Tiểu học.

Bậc trung học phổ thơng, tồn huyện chỉ có 4 trường, trong đó trường THPT Bán công Cẩm Khê học chung với trường THPT Cẩm Khê. Có thể thấy, quy mơ trường THPT ở Cẩm Khê được giữ vững, chưa có chiều hướng mở rộng thêm loại hình trường. Năm học 2009 - 2010 đã thu hút gần 60% học sinh tốt nghiệp THCS vào cấp III. Thông qua biểu đồ có thể thấy, so với cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, số lượng lớp học và học sinh Trung học phổ thông đều tăng nhanh qua các năm, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong địa bàn huyện.

c. Nâng cao chất lượng giáo dục và phát huy hiệu quả giáo dục

Quán triệt tinh thần Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, trong các năm từ 2006 - 2010, ngành giáo dục Cẩm Khê tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống. Công tác đổi mới sách giáo khoa, bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa mới, cung ứng đầy đủ SGK cho học sinh được thực hiện tốt. Cấp tiểu học và trung học cơ sở tiếp tục dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng cho từng khối lớp, phù hợp với các đối tượng học sinh. Đồng thời, coi trọng kỹ năng thực hành vận dụng bằng các hình thức dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp, mở rộng, đa dạng hóa các hình thức “học mà vui, vui mà học” nhằm nâng cao năng lực toàn diện cho học sinh. Trong 5 năm qua, ngành giáo dục huyện đã phát động các trường tổ chức nhiều hoạt động tập thể, nhiều cuộc thi đồng đội dưới hình thức sân khấu hóa như: Hội khỏe Phù Đổng, thi kể chuyện Bác Hồ, thi Olympic Tiếng Anh, thi Hoa trạng nguyên, thần đồng đất Việt… Các kỳ thi này đều được tổ chức từ các cụm trường ở cấp huyện, tạo ra một phong trào thi đua học tập sôi nổi ở các trường. Riêng đối với cấp THCS thường xuyên tăng cường kiểm tra, khảo sát chất lượng đối với học sinh ở tất cả các môn, các khối lớp, nhất là học sinh lớp 9, nhằm thúc đẩy ý thức học tập của học sinh, nâng cao tinh thần trách nhiệm giảng dạy của giáo viên.

Việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục của học sinh được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc theo đúng tinh thần cuộc vận động “hai không”. Các nhà trường phổ thông đều chủ động thành lập các đội tuyển học sinh giỏi, học sinh năng khiếu để tiến hành bồi dưỡng. Trong 5 năm qua, học sinh Cẩm Khê đã giành được nhiều giải và đạt được thứ hạng cao trong tỉnh: thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9, huyện Cẩm Khê xếp thứ 4 toàn tỉnh, trong đó

mơn Vật lý xếp thứ 1; thi học sinh năng khiếu Toán lớp 5 xếp thứ 4, thi học sinh năng khiếu Tiếng Việt xếp thứ 7 tồn tỉnh… Việc dạy học chính khóa với các hình thức dạy và học đa dạng, phong phú, chất lượng đại trà các cấp học được cải thiện rõ nét, kết quả điểm thi vào THPT, Đại học, Cao Đẳng qua các năm đều có dấu hiệu chuyển biến khả quan.

Học sinh phổ thông không chỉ được quan tâm đến việc học tập kiến thức văn hóa mà cịn được chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, được rèn luyện sức khỏe và những kỹ năng sống cơ bản như: hợp tác theo nhóm, được trang bị kiến thức và các kỹ năng phòng chống tệ nạn xã hội…

Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được triển khai sâu rộng trong toàn ngành giáo dục, trở thành hoạt động thường xuyên của mỗi cá nhân, tập thể trong trường học. Do vậy, chất lượng giáo dục tồn diện trong 5 năm qua đã có những chuyển biến tích cực ở các cấp học giáo dục phổ thông. Năm học 2009 - 2010, chất lượng giáo dục toàn diện của cấp Tiểu học và Trung học cơ sở của huyện đạt kết quả tốt. Ở cấp Tiểu học có tổng số là 9477 học sinh, với xếp loại hạnh kiểm đạt 100%; học lực mơn Tốn: giỏi chiếm 24,5%, khá chiếm 41%, trung bình 33,1%, yếu chiếm 1,5%; học lực môn Tiếng Việt: giỏi chiếm 25%, khá 42%, trung bình 32,1%, yếu chiếm 0,9%; xếp loại văn hóa: giỏi 28,5%, khá 38,5%, trung bình 38,61%, yếu 1%. Ở cấp Trung học cơ sở có 7577 học sinh, xếp loại học lực: giỏi 9,1%, khá 33,8%, trung bình 45,4%, yếu 11,5%, kém 0,1%; xếp loại hạnh kiểm: Tốt 74,3%, khá 20,4%, trung bình 5,3%, yếu 0,1%. Hàng năm, số học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở đạt trên 99%, THPT và bổ túc đạt 93%, trong đó: THPT Cẩm Khê hệ cơng lập đạt 99,02%, hệ bán công đạt 73%; trường THPT Phương Xá hệ công lập đạt 98%, hệ bổ túc đạt 79%; THPT Hiền Đa hệ công lập đạt 91%, hệ bổ túc đạt 41%. So với những năm học trước, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở cả hệ THPT và bổ

túc THPT tăng khá cao, phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của các thầy cô giáo và các em học sinh trong các nhà trường khi thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục. Cũng trong năm học 2009 - 2010 cả huyện có trên 600 học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên chiếm gần 3%, 530 giáo viên giỏi các cấp chiếm hơn 35%, có khoảng 200 học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng chính quy…

Có thể thấy, việc nâng cao chất lượng giáo dục đã góp phần nâng cao trình độ dân trí của địa phương, góp phần tích cực phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa địa phương và đất nước.

Từ năm 2006 - 2010, các hoạt động giáo dục toàn diện ở Cẩm Khê được đẩy mạnh, toàn ngành đã chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện. Các nhà trường phổ thơng luôn tăng cường công tác quản lý học sinh, đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, giáo dục thể chất, thẩm mỹ, giáo dục hướng nghiệp, trật tự an toàn giao thơng, phịng chống tai nạn thương tích, phịng chống các tệ nạn xã hội… Tất cả những hoạt động đó đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục các nhà trường.

Chất lượng giáo dục và rèn luyện đạo đức của học sinh do đó mà cũng được nâng lên rõ rệt, năm học 2009 - 2010, ở bậc tiểu học khơng có học sinh nào hạnh kiểm chưa đạt, THCS có 6 loại em xếp loại hạnh kiểm yếu, bậc THPT còn 1,7 học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, ngành học từng bước được nâng cao, chất lượng thực chất, toàn diện, đại trà của học sinh được đánh giá đúng mức theo yêu cầu của cuộc vận động “hai không”. Ngành giáo dục đã tăng cường chỉ đạo thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Chất lượng dạy của giáo viên đã được cải tiến đáng kể, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện theo quy chế mới, đúng thực chất. Cùng với chú trọng nâng

cao chất lượng, các trường tiếp tục chỉ đạo tăng cường tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém, quan tâm phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Học sinh các bậc học tham gia học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải cao: cấp tiểu học có 23 em đạt giải các mơn Tốn, Tiếng Việt và Tiếng Anh; cấp THCS có 64 em và THPT có 43 em tham gia thi các mơn văn hóa cấp tỉnh đạt giải, có 1 em học sinh trường THPT Cẩm Khê đạt giải quốc gia mơn Hóa học.

d. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có vai trị quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục tồn diện. Do đó, trong những năm qua, Đảng bộ huyện Cẩm Khê đã chỉ đạo ngành giáo dục và các cơ sở liên ngành thực hiện Chỉ thị số 40 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng và nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Từ năm 2006 - 2010, đội ngũ giáo viên được bố trí đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo về chất lượng. Để nâng cao trình độ của đội ngũ đáp ứng các yêu cầu đổi mới đổi mới giáo dục phổ thông, hằng năm Huyện ủy chỉ đạo phòng giáo dục đào tạo có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên.

Giáo viên phổ thông

Bảng 1.5

cấp Tiểu học có 853 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó 68 cán bộ quản lý, 785 giáo viên đứng lớp, bình quân 1,3 giáo viên/lớp, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%, trong đó có 61% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Cấp Trung học cơ sở có 805 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, trong đó có 55 cán bộ quản lý, 572 giáo viên đứng lớp, về cơ bản đã khắc phục được tình trạng dạy chéo ban trong các nhà trường; 99,3% tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo, 56,4% giáo viên đạt trên chuẩn. Cấp Trung học phổ thơng có tổng số 166 giáo viên, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Đáng chú ý là việc bồi dưỡng giáo viên trên chuẩn được thực hiện một cách tích cực, do vậy, tỉ lệ giáo viên đạt trên chuẩn ngày càng cao, được thể hiện qua bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 78 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)