Những thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 61 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thuận lợi và khó khăn đối với sự nghiệp giáo dụ cở huyện Cẩm Khê và

2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn

Bước vào giai đoạn phát triển mới với những vấn đề của thời đại, của đất nước, của tỉnh Phú Thọ, ngành giáo dục nói chung và giáo dục phổ thơng nói riêng ở Cẩm Khê đứng trước nhiều thuận lợi và khó khăn nhất định.

Nhận thức rõ vai trò của giáo dục đối với sự phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương mở cửa, giao lưu với quốc tế và khu vực, do đó việc tranh thủ cơ hội này để học hỏi một cách tối đa tri thức thế giới từ nội dung đến phương pháp dạy học, kỹ năng quản lý để sớm bắt kịp với mặt bằng giáo dục thế giới là điều thuận lợi. Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức của nhân loại, cùng với đó là sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã tạo ra những phương thức, phương tiện, công cụ mới phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy và học. Sự hội nhập quốc tế và khu vực, sự phát triển của kinh tế tri thức có những tác động tích cực đến phát triển giáo dục và đào tạo.

Trong những năm qua, những chủ trương, nghị quyết lớn của Trung ương, của Tỉnh ủy về giáo dục nói chung và giáo dục phổ thơng nói riêng đã được Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện lãnh đạo quán triệt sâu sắc đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, do đó nhận thức của nhân dân trong huyện khơng ngừng được nâng lên, vai trị, vị trí của giáo dục đào tạo ngày càng được đề cao. Các cấp, các ngành ngày càng coi trọng

và quan tâm đến sự nghiệp trồng người, coi đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Bên cạnh đó, nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ cũng như của huyện Cẩm Khê đang được đẩy mạnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên. Đó là cơ sở quan trọng để đáp ứng nhu cầu học tập, đầu tư cho một hệ thống giáo dục phổ thơng hồn chỉnh, một nền giáo dục quốc dân hiện đại, chất lượng.

Song hành cùng với thuận lợi, ngành giáo dục và đào tạo huyện Cẩm Khê cũng đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức. Đó là những khó khăn từ chính nền giáo dục nói chung và giáo dục phổ thơng nói riêng: quy mơ giáo dục phát triển chưa cân đối, hợp lý; chất lượng chưa đồng bộ; công tác quản lý, thực hiện quy chế chuyên môn của một số trường chưa chặt chẽ, nề nếp; năng lực giảng dạy của một số giáo viên còn hạn chế; vẫn còn hiện tượng lệch lạc trong dạy thêm, học thêm, thi cử… Cơ sở vật chất của nhiều trường học so với yêu cầu còn nhiều hạn chế. Số phòng học cấp 4 vẫn còn nhiều, nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng, sửa chữa còn hạn hẹp, ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.

Ngoài ra, do đặc điểm về địa hình của huyện miền núi, dân cư sống không tập trung, nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp thuần túy, thu nhập bình qn trên đầu người cịn thấp, nhận thức của một bộ phận nhân dân về giáo dục đào tạo còn hạn chế, vẫn còn hiện tượng học sinh bỏ học, nhất là các xã có đồng bào cơng giáo, xã khó khăn. Những vấn đề này gây ảnh hưởng lớn đến cơng tác giáo dục của huyện, địi hỏi cần có những biện pháp triệt để để có thể đưa ngành giáo dục phát triển bền vững.

Khó khăn và thách thức lớn nhất đối với giáo dục và đào tạo Cẩm Khê là yêu cầu nhanh chóng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, vừa phải thực hiện nâng cao dân trí, vừa phải đào tạo nguồn nhân lực cho nhiều ngành kinh tế gắn với công nghệ hiện đại và thị

trường lao động. Bên cạnh đó, sự hội nhập kinh tế quốc tế, tác động của kinh tế thị trường và các vấn đề xã hội làm phát sinh những yêu cầu, đòi hỏi mới cao hơn tác động đến giáo dục và đào tạo.

Như vậy, với những thuận lợi cơ bản về nhiều mặt, giáo dục phổ thông Cẩm Khê hơn bao giờ hết phải tận dụng những cơ hội này để phát triển nền giáo dục một cách mạnh mẽ hơn. Đồng thời, khắc phục những khó khăn, vượt qua những thách thức của thời đại cũng như của thực tiễn địa phương để đưa nền giáo dục và đào tạo huyện nhà bắt kịp với giáo dục đất nước và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)