CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
3.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
3.1.1. Một số giải pháp đặc thù đối với TTXVN
TTXVN là hãng thông tấn Nhà nƣớc giữ vai trò thông tin nguồn. Vì vậy, những yêu cầu đặt ra đối với TTXVN cũng mang tính đặc thù, riêng có. Việc nâng cao vị thế, tăng cƣờng sức lan tỏa của thông tin chính thống không chỉ là đòi hỏi trong xu thế cạnh tranh báo chí, mà còn là trách nhiệm lớn, có yếu tố cực kỳ quan trọng trong bối cảnh diễn biến phức tạp của truyền thông mạng xã hội.
TTXVN phải là cơ quan đi đầu, đƣa tin về những sự kiện lớn của đất nƣớc, những lĩnh vực, vấn đề quan trọng mà xã hội quan tâm. Tiên phong trong công tác chống tiêu cực, đối diện thẳng thắn với những vấn đề cấp bách nhƣ: chống tham những, lãng phí, suy thoái đạo đức và nhiều vấn đề kinh tế, xã hội khác. Ví dụ, trƣớc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (1/2016), trên Facebook tràn làn những thông tin xuyên tạc, vu cáo thƣờng đƣợc kẻ xấu, phần tử cơ hội tung ra để gây rối, phá hoại. Những tài khoản giả mạo lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc đƣợc lập để các thế lực bôi xấu Đảng. Nhƣng trang này đƣa thông tin, dựng lên những chuyện nhƣ đồng chí A, đồng chí B tham nhũng, lợi ích nhóm, có tội này, tội kia. Một số câu chuyện bịa đặt, xuyên tạc đến mức những ngƣời giàu trí tƣởng tƣợng cũng khó có thể dựng lên đƣợc. Trong những tình huống nhƣ vậy, Thông tấn xã Việt Nam phải thẳng thắn đề cập, nâng cao vai trò phản bác, đính chính, chủ động đƣa những thông tin đúng sự thật, đập tan những luận điệu xuyên tạc. TTXVN phải đi đầu trong việc đẩy mạnh dòng thông tin chủ lƣu, tích cực, tạo không khí vui tƣơi, tin tƣởng, lạc quan.
Các nhà báo của TTXVN phải nói không với việc đƣa tin nóng vội, sai sự thật, đƣa tin vì mục đích tăng views, bán quảng cáo, chạy theo thông tin “lá cải”. Đặc biệt, đối với những thông tin trên mạng xã hội, TTXVN cần phản ứng nhanh nhạy trƣớc bất cứ diễn biến nào trên Facebook. Để làm đƣợc điều này,
công tác chỉ đạo thông tin cần thƣờng xuyên, sát sao ở tất cả các cấp. Lãnh đạo TTXVN và các đơn vị cần chủ động nắm bắt và coi việc khai thác thông tin trên mạng xã hội là khâu bắt buộc trong chuỗi phƣơng thức sản xuất tin tức.
Bài toán khó đặt ra đối với các đơn vị của TTXVN là phải vừa đảm bảo tính định hƣớng, chính xác, vừa phải cạnh tranh với các cơ quan báo chí khác?! Nhất thiết TTXVN phải phát huy hơn nữa vai trò “phát ngôn”. Trƣớc bất cứ vấn đề “nóng” nào, TTXVN cần đƣa thông tin chính thức mang tính khẳng định, tuyên bố, làm rõ hơn. TTXVN phải là cầu nối của các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức trong việc thể hiện quan điểm chính thức đến công chúng. TTXVN phải là diễn đàn, nơi mà những chuyên gia hàng đầu về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội đƣa ra quan điểm sâu sắc nhất. Từ việc nắm bắt xu hƣớng theo dõi của công chúng trên Facebook, kết hợp với vai trò “phát ngôn” của mình, TTXVN hoàn toàn có thể nâng cao sức cạnh tranh bởi thông tin tin cậy, vừa đảm bảo vai trò định hƣớng.
TTXVN phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thông tin đối ngoại, chủ động đổi mới nội dung và cách thức. Cần tăng cƣờng công tác quảng bá hình ảnh đất nƣớc, các giá trị văn hóa đặc trƣng của đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam đến với nhân dân và bạn bè trên thế giới. Làm tốt công tác hƣớng dẫn nhân dân trong việc tiếp thu những giá trị văn hóa tích cực, tiến bộ của nhân loại; cảnh giác, phê phán, đấu tranh với các biểu hiện du nhập sản phẩm văn hóa tiêu cực, trái với những thuần phong, mỹ tục của dân tộc, trái với các giá trị nhân văn, tiến bộ của nhân loại.
Việc đƣa thông tin báo chí lên Facebook của TTXVN càng phải đòi hỏi một qui trình chặt chẽ, với sự kiểm soát nghiêm ngặt. Trong thực tế, nhiều cơ quan báo chí mở fanpage nhƣng chƣa có cơ chế kiểm duyệt chặt chẽ các ý kiến bình luận để một số đối tƣợng lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, bôi nhọ uy tín, danh dự lãnh đạo cấp cao, gây dƣ luận xấu trên không gian mạng. Các đơn vị của TTXVN cần chủ động rà soát toàn bộ nội dung thông tin trên fanpage chính thức của mình, không để các đối tƣợng xấu lợi dụng bình luận, tuyên truyền xuyên tạc, gây dƣ
luận xấu. Ví dụ, thông tin về vụ Ấu dâm mà nghi phạm là Cao Mạnh Hùng trung tuần tháng 3/2017 đƣợc ngƣời dùng mạng xã hội phát hiện và lan truyền đã giúp các cơ quan báo chí và công an vào cuộc. Tuy nhiên, cùng với đó là những thông tin về đối tƣợng này là ngƣời nhà Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình là thiếu chính xác khiến hiểu sai về sự việc và gây tƣ tƣởng hoang mang trong dƣ luận. Mỗi thông tin fanepage đều thể hiện quan điểm của cơ quan đó. Do đó, các cơ quan báo chí nếu không kiểm duyệt mà để thế lực xấu lợi dụng đƣa ra các quan điểm sai trái, xúc phạm cá nhân, tổ chức thì chính cơ quan đó phải chịu trách nhiệm.