Đối với phòng viên, biên tập viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng facebook trong sản xuất và quảng bá tin tức tại thông tấn xã việt nam (Trang 109 - 129)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.2. Đề xuất, kiến nghị

3.2.3. Đối với phòng viên, biên tập viên

Trong bối cảnh bùng nổ truyền thông mạng xã hội, những ngƣời cầm bút cần nâng cao trách nhiệm, đạo đức và bồi dƣỡng kỹ năng nghề nghiệp. Với khả năng nhạy cảm nghề nghiệp, nhà báo phải nắm bắt nhu cầu công chúng, sàng lọc, kiểm chứng, xác minh độ tin cậy của thông tin cũng nhƣ mở rộng phân tích. Nhà báo phải trở thành “ngƣời gác cổng thông tin” ngay từ những bƣớc đầu hình thành tin tức. Để làm đƣợc điều đó đòi hỏi ngƣời phỏng viên cần phải có các yếu tố sau:

Thứ nhất, kỹ năng nghề nghiệp phải đạt chuẩn. Phóng viên, biên tập phải đƣợc đào tạo nghề báo bài bản, tích lũy kinh nghiệm thƣờng xuyên. Trong quá trình công tác, nhà báo cần thƣờng xuyên đƣợc đào tạo và đào tạo lại. Nhà báo phải đƣợc trang bị những kiến thức xã hội hoặc những thông tin chuyên ngành nhằm đảm bảo có đƣợc nhãn quan nghề nghiệp tốt, nhận thức đầy đủ vấn đề.

Thứ hai, nhà báo cần bản lĩnh, nhạy cảm chính trị và tƣ duy logic. Ngƣời làm báo cần thiết phải có lập trƣờng chính trị vững vàng, nhƣ lời Chủ tịch Hồ

vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đƣờng lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng. Cho nên, các báo chí của chúng ta đều phải có đƣờng lối chính trị đúng”.

Thứ ba, giữ đạo đức nghề báo, bồi dƣỡng phẩm chất chuyên môn. Không trung thực, khách quan thì nhà báo không thể đứng vững trƣớc những cám dô, nhanh chóng dẫn đến tâm lý dễ dãi trong phƣơng thức tác nghiệp. Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển, nhà báo càng phải cạnh tranh mạnh mẽ, đƣa tin tức nhanh hơn, hay hơn và đa dạng hơn. Các yêu cầu về chuyên môn vì thế cũng đòi hỏi phóng viên phải tƣ duy hiện đại, thích ứng với tâm lý, đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng.

Thứ tƣ, tuân thủ nguyên tắc tác nghiệp, thái độ ứng xử hợp lý với mạng xã hội. Nói không với đƣa tin một chiều, thiếu kiểm chứng. Giữ thái độ chừng mực trên mạng xã hội, không lợi dụng tƣ cách nhà báo để trục lợi, gây dƣ luận không đúng trên mạng xã hội.

Tiểu kết chƣơng 3

Thời đại bùng nổ mạng xã hội đã đặt ra những thách thức mới trong việc khai thác, sử dụng nguồn tin từ Facebook để phát triển nội dung và quảng bá tin tức đối với các cơ quan báo chí.

Ở chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra một số giải pháp và khuyến nghị cho các cơ quan báo chí trong việc nâng cao chất lƣợng sử dụng Facebook. Đâu là cách khai thác đƣợc nguồn tin này một cách chính xác, khách quan, chân thực nhất để đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, nhiều chiều của công chúng? Để làm đƣợc điều này, đòi hỏi cơ quan quản lý báo chí cần có quy định chặt chẽ, có những văn bản hƣớng dẫn cụ thể, rõ ràng và chế tài nghiêm minh. Các nhà báo cần đảm bảo nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, tránh xu hƣớng lạm dụng mạng xã hội, đăng tải nhiều thông tin chƣa đƣợc kiểm chứng, sai sự thật.

Đặc biệt, TTXVN là cơ quan thông tấn Nhà nƣớc nên đòi hỏi một cơ chế sử dụng Facebook mang tính đặc thù. TTXVN vừa phải đổi mới trong phƣơng thức khai thác thông tin, nâng cao tính cạnh tranh, vừa phải giữ vai trò định

hƣớng dƣ luận. Đối với thông tin trên Facebook, các đơn vị của TTXVN cần áp dụng cộng nghệ mới, xây dựng một cơ chế kiểm định đa chiều, khẳng định vai trò phát ngôn báo chí.

Việc sử dụng Facebook để quảng bá tin tức là xu hƣớng tất yếu mà các cơ quan báo chí đều cần nỗ lực nhằm thu hút đông đảo công chúng. Tuy nhiên sử dụng nhƣ nào cho có hiệu quả thì đòi hỏi các cơ quan phải xây dựng cho mình những chiến lƣợc riêng nhằm tận dụng thế mạnh, thích nghi đƣợc với những biến đổi của Facebook. Nâng cao nhận thức đối với mạng xã hội, nắm bắt nguyên tắc Marketing Facebook, thành lập đơn vị chuyên trách mạng xã hội, cải tiến phƣơng thức quản trị fanpage, đổi mới công nghệ … là những điều các cơ quan báo chí phải đối mặt nếu muốn nâng cao năng lực sản xuất và quảng bá tin tức.

KẾT LUẬN

Facebook thực sự đang thay đổi thế giới và báo chí. Mạng xã hội này đang trở thành bộ phận truyền thông quan trọng, buộc các cơ quan báo chí vừa phải hợp tác, vừa phải cạnh tranh quyết liệt. Với uy thế và tốc độ phát triển của mạng xã hội, báo chí đang dần phụ thuộc vào nền tảng này để tăng lƣợt truy cập. Ở một mặt khác, các mạng xã hội đang dần chiếm lĩnh và lấy đi đáng kể các nguồn thu từ quảng cáo của báo chí. Vì vậy, mối quan hệ giữa báo chí và mạng xã hội là mối quan hệ tƣơng hỗ và ngấm ngầm có những cạnh tranh.

Thích ứng với mạng xã hội và tìm ra những chiến lƣợc mới thích ứng để cạnh tranh là sự lựa chọn tất yếu của các cơ quan báo chí. Các nhà xuất bản có thể kết hợp các chiến lƣợc này với nhau, hoặc áp dụng các chiến lƣợc khác nhau cho từng thƣơng hiệu. Nếu quá lệ thuộc vào mạng xã hội, báo chí sẽ dần bị lấn át và tự đánh mất mình. Trong thời đại truyền thông đa nền tàng, báo chí có nhiều sự lựa chọn để truyền tài thông tin đến với công chúng. Sự bùng nổ của công nghệ số đặt ra nhiều áp lực những cũng kiến tạo nhiều cơ hội để các cơ quan báo chí nắm bắt để bứt phá thành công. Và việc ứng dụng công nghệ mới nhƣ thế nào sẽ quyết định sự thành bại của mỗi cơ quan báo chí. Tờ báo nào thích ứng tốt sẽ tồn tại và phát triển mạnh, ngƣợc lại sự chậm trể trong đổi mới sẽ khiến một cơ quan báo chí đó tụt hậu và có nguy cơ bị xóa sổ.

Thông tin trên Facebook cập nhật từng giây mà không cần phải qua các bƣớc kiểm duyệt khắt khe. Việc khai thác thông tin trên mạng xã hội là một yêu cầu cấp bách và cũng là thách thức đối với các cơ quan báo chí. Báo chí cần phải thay đổi phƣơng thức sản xuất tin tức truyền thống và sử dụng thông tin theo hƣớng đổi mới. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt này, những ngƣời làm báo hiện đại cần nhanh nhạy, tích cực và chủ động hơn nữa với những thông tin từ mạng xã hội.

Đối với các cơ quan báo chí của TTXVN phải đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi mang tính đặc thù. Tăng cƣờng khai thác thông tin trên mạng xã hội là xu hƣớng cần thiết và phải đƣợc nhận thức sâu sắc hơn. Ngoài ra, các cơ quan báo chí phải đƣa ra quan điểm rõ ràng, đƣợc xã hội ghi nhận, tránh việc chạy theo

xu hƣớng giật gân, câu khách, tiếp tay cho sự nổi tiếng với các chiêu trò lố lăng, phản cảm hay những thông tin sai lệch… Các cơ quan báo chí TTXVN cần tăng cƣờng sự tƣơng tác với công chúng, với mạng xã hội góp phần thu hút sự phản hồi của dƣ luận, đối thoại và chia sẻ thông tin. Sự tƣơng tác này vừa góp phần tạo mối quan hệ gắn kết giữa ngƣời cung cấp thông tin và phóng viên tiếp nhận thông tin, vừa góp phần nâng cao chất lƣợng các tác phẩm báo chí, tạo ra những tác phẩm báo chí đúng, trúng nhu cầu của công chúng. Đặc biệt, ngƣời làm báo TTXVN phải luôn đề cao đạo đức, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp trong quá trình khai thác và sử dụng thông tin từ mạng xã hội.

Luận văn này là công trình nghiên cứu dựa trên những kết quả tổng hợp, phân tích, khảo sát thực tế. Tác giả hy vọng góp phần hệ thống hóa, định hƣớng việc sử dụng Facebook để quảng bá và sản xuất tin tức, giúp các cơ quan báo chí, nhà báo trong việc tổ chức và triển khai tác nghiệp./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dƣơng Nam Hoàng (2013), Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

2. Nguyễn Minh Huế (2014), Một số vấn đề đặt ra từ sự tương tác giữa mạng xã hội và báo chí, Tạp chí Tuyên giáo, (số 8).

3. Nguyễn Thế Kỷ (2011), Báo điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội: Định hướng phát triển và quảng lý, Tạp chí Cộng sản, (số 12).

4. TS Đỗ Chí Nghĩa (Chủ biên), TS Đinh Thị Thu Hằng (2014), Mạng xã hội và báo chí, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

5. TS Đỗ Chí Nghĩa (2014), Cảnh giác với những nguy cơ từ mạng xã hội, Tạp chí Ngƣời làm báo, (số 76), tr.52-55.

6. Đặng Thị Thu Hƣơng, Công nghệ truyền thông và đạo đức làm báo trong kỷ nguyên số, Lý luận chính trị và truyền thông số tháng 4 – 2013. 7. Nội san nghiệp vụ Thông tấn xã Việt Nam số 4/2017

8. Mạnh Đạt, “Xu hướng báo chí trong thời đại bùng nổ video và mạng xã hội”, http://xahoithongtin.com.vn/thi-truong/201706/xu-huong-bao-chi- trong-thoi-dai-bung-no-video-va-mang-xa-hoi-571193/

9. Thế Kha, “Mạng xã hội vừa là đối thủ vừa là đối tác của báo chí”, http://dantri.com.vn/xa-hoi/mang-xa-hoi-vua-la-doi-thu-vua-la-doi-tac- cua-bao-chi-1424153931.htm

10. Chi Anh, “Khi mạng xã hội trở thành "nguồn tin" của báo chí!”,

http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/24256902- khi-mang-xa-hoi-tro-thanh-nguon-tin-cua-bao-chi.html

11. Hồng Hạnh, Khi Facebook là nguồn tin, Tuổi trẻ, http://tuoitre.vn/van- hoa-giai-tri/548043/khi-facebook-la-nguon-tin.html

12. PGS TS Nguyễn Thành Lợi, “Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường truyền thông hội tụ”, http://nguoilambao.vn/su-van- dong-va-phat-trien-cua-bao-chi-hien-dai-trong-moi-truong-hoi-tu-truyen- thong-ky-23-nwf5626.html

13. Vietnamplus.vn, “Lãnh đạo BBC: Thách thức và khó khăn chính là cơ hội của báo chí”, http://www.vietnamplus.vn/lanh-dao-bbc-thach-thuc- va-kho-khan-chinh-la-co-hoi-cua-bao-chi/437842.vnp

14. Phạm Huyền, "Mạng xã hội đang tha hoá hành vi sống của chúng ta" http://vietnamnet.vn/vn/goc-nhin-thang/mang-xa-hoi-dang-tha-hoa-hanh- vi-song-cua-chung-ta-389644.html

15. Mai Anh, “Số người dùng facebook của Việt Nam đứng thứ 7 thế giới” https://baomoi.com/so-nguoi-dung-facebook-cua-viet-nam-dung-thu-7- the-gioi/c/22753961.epi

16. Kiến Văn, “Facebook ra mắt tai nghe thực tế ảo không cần máy tính” https://thanhnien.vn/cong-nghe/facebook-ra-mat-tai-nghe-thuc-te-ao- khong-can-may-tinh-889580.html

17. Hiếu Trung, “Facebook phát triển kính thực tế tăng cường thông minh”, https://thanhnien.vn/cong-nghe/facebook-phat-trien-kinh-thuc-te-tang- cuong-thong-minh-867530.html

18. Kim Thúy, “Facebook là mối đe dọa tới sự sống còn của báo chí”, https://www.vietnamplus.vn/facebook-la-moi-de-doa-toi-su-song-con- cua-bao-chi/391706.vnp

19. Ngô Lan Hƣơng (2010), Mạng xã hội với việc truyền tải thông tin trong lĩnh vực văn hóa – giải trí, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. 20. Dƣơng Nam Hoàng (2013), Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý

thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

21. TS Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

22. Luật báo chí sửa đổi nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1999), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. TS Nguyễn Trí Nhiệm, TS Nguyễn Thị Trƣờng Giang (Đồng chủ biên) (2014), Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Hà Huy Phƣợng, Đạo đức của Nhà báo trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, http://daotao.vtv.vn/dao-duc-cua-nha-bao-trong-quy-trinh- sang-tao-tac-pham-bao-chi/

25. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học Báo chí, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

26. Dƣơng Xuân Sơn, Đinh Văn Hƣờng, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí – truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

27. Lê Thu Quỳnh (2007), Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

28. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

29. Thuỳ Long – Hƣơng Thƣ - Chủ biên (2012), Hành trang nghề báo kỹ năng thu thập thông tin và viết bài, NXB Thông tấn, Hà Nội.

30. Quyết định số 32/2006/QĐ-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 07 tháng 02 năm 2006 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010.

31. Lê Minh Thanh (2010), Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

32. Nguyễn Hải Đăng (2014), Sự “bùng nổ” của Facebook và một số vấn đề đặt ra, Báo Nhân Dân, (số ra ngày 6-2), tr.24-27

33. Bùi Thị Bông (2014), Sử dụng truyền thông xã hội quảng bá thông tin cho báo điện tử Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

34. Trần Hữu Luyến - Trần Thị Minh Đức - Bùi Thị Hồng Thái (2015),

35. Lê Quốc Minh, “Báo chí thay đổi vì mạng xã hội”,

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bao-chi-thay-doi-vi-mang-xa-hoi- 20160424214137897.htm

PHỤ LỤC

Khảo sát tại Fanpage Kênh Truyền hình Thông tấn (tháng 8/2016)

Lƣợt “Like” theo thời điểm

MỘT SỐ BÀI BÁO KHẢO SÁT

Lại hoang tin bắt cóc trẻ em ở huyện Krông Pa - Gia Lai trên facebook

(Thethaovanhoa.vn) - Sáng 11/8, ông Phùng Quang Tuấn, Trưởng Công an huyện Krông Pa (Gia Lai) cho biết, thông tin liên quan đến việc trẻ em mất tích, nghi ngờ do bị bắt cóc trên địa bàn huyện được đăng tải trên mạng xã hội

Facebook trước đó là không đúng sự thật.

Ngày 17/7, tài khoản Facebook cá nhân có tên N.V.O đăng bài viết lên mạng xã hội với nội dung: “Tại buôn Ngô, xã Uar, huyện Krông Pa có hai đứa bé đi chăn dê bị mất tích, đến nay vẫn chƣa tìm thấy. Mọi ngƣời có con nhỏ phải đề phòng cảnh giác với bọn bắt cóc nhé. Chúng lợi dụng những vùng nông thôn, ngƣời địa phƣơng không biết tin tức mà tiếp cận… vì vậy đừng để trẻ nhỏ ở nhà hoặc ra đƣờng một mình. Hãy chung tay bảo vệ con em chúng ta khỏi bọn buôn ngƣời. Đừng Like mà hãy chia sẻ để mọi ngƣời cùng cảnh giác”.

Đến ngày 20/7, tài khoản Facebook cá nhân có tên T.T tiếp tục đăng bài viết với nội dung: “Tin báo khẩn cấp đến anh chị em cùng toàn thể mọi ngƣời ở huyện Krông Pa nói chung và dân Chu Rcam, Isiem, Các Điểm, Quỳnh nói riêng. Bắt cóc đã về đến tận đây rồi? Nghe thông tin là chiều này bắt cóc đã vào trong Điểm 8, chúng đi hai ngƣời đàn ông và đàn bà giả vờ đi rao mua tóc rối, tóc xù gì đó… và bắt cóc đứa nhỏ nhƣng bị dân bắt kịp..."

Cũng trong ngày 20/7, một tài khoản Facebook cá nhân khác có tên T.T.T.T đăng bài viết có nội dung: “M.n nhà ai có con nhỏ hãy cần cảnh giác với mấy ngƣời mua tóc rối nhé… Hôm nay, qua Quỳnh 1 - Isiem có hai ngƣời đi mua tóc rối mà cứ đi qua đi lại. Lúc bé nhà mình chạy ra xem, hai ngƣời đấy lại rồ xe đi tiếp. Mình rất nghi đây là bọn bắt cóc nên đăng tus này để m.n đề phòng nha”.

Sau khi các thông tin trên đƣợc đăng tải, Cơ quan Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã tiến hành xác minh, điều tra làm rõ. Qua quá trình làm việc, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng facebook trong sản xuất và quảng bá tin tức tại thông tấn xã việt nam (Trang 109 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)