Đào tạo, bồi dƣỡng trình độ phóng viên, biên tập viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng facebook trong sản xuất và quảng bá tin tức tại thông tấn xã việt nam (Trang 105 - 106)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả

3.1.8 Đào tạo, bồi dƣỡng trình độ phóng viên, biên tập viên

Cải tiến những phƣơng thƣc sản xuất tin tức truyền thống, cập nhật những cách làm mới đòi hỏi phóng viên, biên tập viên cần đƣợc nâng cao trình độ, cập nhật công nghệ mới. Các nhà báo phải nắm bắt đƣợc xu thế, biết tận dụng tối đa lợi thế của các công cụ tƣơng tác và mạng xã hội mang lại để hiểu rõ nhu cầu và những mối quan tâm hàng đầu của công chúng. Từ đó có cung cấp những nội dung thông tin đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của công chúng. Xác định rõ những nội dung tin bài sẽ đƣợc thực hiện - là những tin bài độc quyền thực hiện và đăng tải, hoặc cách làm tin khác với cách những tờ báo khác làm. Đặt ra các mức sản xuất nội dung dự kiến (số lƣợng tin bài một ngày và tần số cập nhật, nội dung thông tin)… Để thực hiện đƣợc những điều trên đòi hỏi tất cả phóng viên đều phải hiểu biết rõ về đối tƣợng mục tiêu của mỗi loại hình báo chí, đối tƣợng công chúng đó cần biết thông tin nào, họ sử dụng loại hình báo chí đó ra sao.

Mỗi nhà báo cần biết, cập nhật và sử dụng thành thạo mạng xã hội cũng nhƣ những tính năng mới của nó (hashtag, live stream…). Đối với thông tin trên mạng xã hội của trang báo, phóng viên phải thức thời, tƣơng tác lại với nguồn tin thông qua chat/gọi điện/trả lời bình luận để khai thác thêm thông tin, hoặc

xác minh thông tin. Nhanh chóng có mặt ở hiện trƣờng để thẩm định tính chính xác, tìm kiếm, hoàn thiện các dữ kiện, hình ảnh và sáng tạo nội dung tác phẩm báo chí mới. Ngoài các kĩ năng cơ bản về săn tin, kiểm định nguồn tin còn phải học cách biên tập video, chụp và xử lý hình ảnh, âm thanh, làm slideshow, hay tạo ra các ứng dụng web để thu hút hấp dẫn độc giả hơn nữa.

Các tòa soạn, cơ quan báo chí cần chú trọng tuyển chọn vào các vị trí phóng viên, biên tập viên. Quy trình kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cần phải thực hiện chặt chẽ. Thƣờng xuyên tổ chức những khóa tập huấn, tọa đàm trao đổi chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên tạo cơ hội cho phóng viên, biên tập viên đƣợc trau dồi, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp. Các cơ quan phải đầu tƣ, phát triển chƣơng trình đào tạo sinh viên báo chí - truyền thông vững về chuyên môn, tinh thông về đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt các môn học về kỹ năng tác nghiệp thực tế và đạo đức nghề nghiệp cần phải đƣợc coi trọng, tăng cƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng facebook trong sản xuất và quảng bá tin tức tại thông tấn xã việt nam (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)