Bài học kinh nghiệm của việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thanh oai (hà nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 103 - 130)

của huyện Thanh Oai (Hà Nội)

Xuất phát từ những thành tựu, tồn tại và hạn chế cũng như việc nhận thức được những nguyên nhân cụ thể của những thành tựu và hạn chế đó, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng ĐSVHCS của huyện Thanh Oai.

Thứ nhất: Phải có sự thống nhất trong việc nhận thức về ý nghĩa của việc xây dựng ĐSVHCS đối với quá trình CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới của huyện Thanh Oai ở tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện xuống các xã, thôn. Trên cơ sở đó, các cấp, các ban ngành tăng cường chỉ đạo, xác định rõ chủ trương, chính sách, giải pháp kịp thời và phù hợp với tình hình thực tiễn ở cơ sở nhằm phát huy tác dụng tích cực. Đồng thời tập trung mọi nguồn lực và sự quan tâm đến công tác này.

Thứ hai: Luôn phát huy vai trò lãnh đạo của Huyện ủy đối với việc xây dựng ĐSVHCS. Huyện ủy phải kịp thời đề ra những Chương trình hành động, chỉ đạo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và đồng bộ từ huyện xuống cơ sở. Những năm qua, việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Huyện ủy đã được HĐND, UBND, phòng Văn hóa Thông tin, MTTQ… phối hợp thực hiện và triển khai một cách có hiệu quả.

Các cấp ủy Đảng phải coi trọng công tác chính trị, tư tưởng; tập trung quán triệt và tuyên truyền những Chủ trương, Nghị quyết của Trung Ương, Tỉnh ủy, huyện ủy và những cơ quan chuyên trách đến các đơn vị cơ sở; góp phần bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở -

những người trực tiếp hướng dẫn, vận động nhân dân tham gia và thực hiện các phong trào văn hóa.

Công tác tuyên truyền, giáo dục được triển khai sâu rộng sẽ nâng cao nhận thức cho nhân dân, nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng. Tăng cường triển khai các buổi sinh hoạt, hội họp, biểu dương những cá nhân, tập thể thực hiện tốt việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nhằm tạo dựng dư luận rộng rãi để điều chỉnh hành vi xã hội.

Thứ ba: Phải có những biện pháp kịp thời và linh hoạt để đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Các cấp chính quyền cần có nhiều chính sách và hình thức hợp lý để huy động vốn từ nhiều nguồn nhằm xây dựng các thiết chế văn hóa làng, phố… Xây dựng nhiều tụ điểm vui chơi giải trí lành mạnh cho nhân dân, nhất là thanh niên.

Thứ tư, Phòng văn hóa – Thông tin cần làm tốt vai trò tham mưu, tích cực chủ động sáng tạo tổ chức thực hiện, tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa phòng Văn hóa Thông tin với Ủy ban MTTQ, Phòng Giáo dục đào tạo cùng các đoàn thể để lồng ghép các phong trào ở cơ sở.

Thứ năm: Phải phát triển phong trào cả bề rộng đi đôi với chiều sâu. Chú ý đầu tư đúng mức cho hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở. Biến nhà văn hóa, thư viện, nhà truyền thống thành nơi sinh hoạt văn hóa của quần chúng nhân dân. Tránh tình trạng chỉ chú ý đầu tư xây dựng mà không đẩy mạnh hoạt động của các thiết chế văn hóa đó.

Đồng thời, việc công nhận các danh hiệu như GĐVH, làng văn hóa, khu phố văn hóa… phải căn cứ vào các tiêu chuẩn của Trung ương đề ra, tránh tình trạng công nhận một cách dễ dãi, hình thức, chạy theo thành tích.

Thứ sáu: Khơi dậy và phát huy tính tích cực, tự quản và sáng tạo của nhân dân. Trong việc triển khai các phong trào xây dựng ĐSVH, nơi nào thực hiện tốt quy chế dân chủ, tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân, tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ và hiểu đúng về vai trò của ĐSVH, từ đó nâng cao ý thức,

trách nhiệm cộng đồng, tự giác tham gia thực hiện, sáng tạo các cách làm có hiệu quả, thì ở đó phong trào sẽ phát triển mạnh, bền vững và ngược lại.

Thứ bảy: Coi trọng công tác thi đua, khen thưởng, tạo đòn bẩy phát triển phong trào. Công tác thi đua khen thưởng phải được thống nhất chỉ đạo từ trên xuống dưới; đồng thời coi trọng việc thi đua, bình xét một cách công khai, dân chủ, kiểm tra, đánh giá, công nhận và khen thưởng các danh hiệu văn hóa hàng năm thì việc xây dựng ĐSVH mới phát triển một cách rộng khắp và có hiệu quả.

Thứ tám: Cần phải thống nhất chỉ đạo của Ban chỉ đạo các cấp theo kế hoạch triển khai của Ban chỉ đạo huyện, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể để tập trung triển khai các phong trào, tránh xu hướng tản mạn, riêng rẽ.

Như vậy, việc xây dựng ĐSVHCS là việc làm thường xuyên, lâu dài, không có điểm dừng, không có điểm kết thúc. Vì vậy, chúng ta cần só sự kiên trì, bước đi vững chắc, vừa triển khai toàn diện các hoạt động văn hóa, vừa xác định những trọng tâm, trọng điểm trong từng thời gian; duy trì và triển khai các phong trào một cách thường xuyên, liên tục nhưng cần có các cao điểm, các cao trào để tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ.

KẾT LUẬN

Trải qua 10 năm (2001 – 2010), huyện Thanh Oai đã đạt được những thành tích lớn trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Điều đó không chỉ có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của huyện mà còn làm chuyển biến và nâng cao hơn chất lượng đời sống của quần chúng nhân dân trong huyện.

Tiếp thu đường lối, chủ trương của Đảng về vai trò, vị trí của văn hóa nói chung và văn hóa cơ sở nói riêng đối với sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, Đảng bộ huyện Thanh Oai đã nhanh chóng lĩnh hội và triển khai thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn toàn huyện. Đặc biệt từ khi Trung ương Đảng ra NQTƯ 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc và Kết luận của Hội nghị lần thứ 10 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX). Đảng bộ huyện Thanh Oai đã quyết tâm lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi trong việc xây dựng ĐSVHCS.

Để tổ chức triển khai có hiệu quả việc xây dựng ĐSVHCS, Đảng bộ huyện Thanh Oai gấp rút tiến hành các hội nghị mở rộng nhằm quán triệt nội dung Nghị quyết và đề ra các Chương trình hành động cụ thể. Mục đích chủ yếu là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa trong đội ngũ cán bộ cốt cán của huyện. Trên cơ sở đó, hội nghị thảo luận, bàn bạc và đi đến thống nhất những việc cần thực hiện.

Nhìn chung, những chủ trương, kế hoạch, giải pháp của Đảng bộ huyện về xây dựng ĐSVHCS đều cụ thể và bao quát được các mặt của vấn đề, đảm bảo được tính khoa học trong chỉ đạo và tạo điều kiện cho việc thực hiện một cách linh hoạt ở các cơ sở.

Đồng thời, việc tổ chức, triển khai chủ trương và kế hoạch của Huyện ủy xuống các cấp cơ sở và các ban ngành đã đảm bảo được tính thống nhất và chặt chẽ. Tùy vào từng điều kiện cụ thể ở từng địa phương mà các cấp Ủy đảng và chính quyền địa phương đã triển khai và thực hiện Chủ trương một

cách linh hoạt, phù hợp với thực tế. Việc xây dựng ĐSVHCS đã nhận được sự quan tâm ủng hộ và nỗ lực thực hiện của đông đảo quần chúng nhân dân trong toàn huyện. Thông qua công tác tuyên truyền, nhân dân đã hiểu được ý nghĩa tích cực của việc xây dựng ĐSVHCS cũng như quyền lợi của mình đối với những yếu tố tích cực của đời sống văn hóa cơ sở lành mạnh.

Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND, UBMTTQ huyện, Phòng Văn hóa Thông tin và các ban ngành liên quan, việc xây dựng ĐSVHCS của huyện Thanh Oai được thực hiện bằng những phong trào cụ thể như: xây dựng GĐVH, xây dựng làng, phố, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa; xây dựng khu dân cư tiên tiến, xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, xây dựng hương ước, quy ước… và đạt nhiều thành tựu. Việc xây dựng ĐSVH đã thực sự đi sâu vào đời sống dân cư, vào mỗi gia đình, mỗi thành viên trong cộng đồng. Điều đó đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội ở các địa phương nói riêng và của toàn huyện nói chung. Trong những năm gần đây, Thanh Oai đã không ngừng “thay da đổi thịt”, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, góp phần thực hiện thắng lợi trong công cuộc CNH – HĐH đất nước. ĐSVHCS đã thực sự chứng tỏ được ý nghĩa to lớn của mình đối với tiến trình phát triển chung của xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn An (2001), Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, tập 208, (số 10), tr. 8-10.

2. Phạm Văn An, Đăng Khắc Lợi (2006), Hỏi - đáp về xây dựng làng văn hóa,Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

3. Phạm Văn An, Đăng Khắc Lợi (2006), Hỏi - đáp về xây dựng làng văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Oai (2008), Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Oai (1930 - 2008), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bình Minh (2012), Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bình Minh (1930 – 2012), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

6. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bích Hòa (2013), Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bích Hòa (1930 – 2012), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

7. Ban chấp hành Trung ương (2010), Chỉ thị của ban Bí thư về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội,

Số 46 – CT/TW, Hà Nội, ngày 27/07/2010.

8. Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" huyện Thanh Oai (2002), Báo cáo kết quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" năm 2002. Biện pháp đẩy mạnh phong trào năm 2003.

9. Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" huyện Thanh Oai (2007), Báo cáo kết quả thực hiện phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Biểu dương gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa tiêu biểu xuất sắc lần thứ V - 2007, Số 13/BC - BCĐ, Thanh Oai ngày 3/4/2007.

10. Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" huyện Thanh Oai (2010), Báo cáo tổng kết 10 năm (2000 - 2010) thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Phương hướng, nhiệm vụ cho phong trào giai đoạn 2010 - 2015, Số 16/BC - BCĐ, Thanh Oai, ngày 28/6/2010.

11. Ban chỉ đạo Trung ương (2000), Hỏi và đáp về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

12. Ban chỉ đạo Trung ương phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (2006), Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Hà Nội.

13. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2006), Thông tri về nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", Số 20/TT - MTTW, Hà Nội, ngày 31/05/2006

14. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2006), Hướng dẫn bình xét công nhận danh hiệu "Khu dân cư tiên tiến" trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", Số 32/HD - MTTW, Hà Nội, ngày 28/08/2006.

15. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Văn hóa-Thông tin (2006), Thông tư liên tịch hướng dẫn phối hợp chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư",Số 01/2006/TTLT/MTTW - VHTT, Hà Nội, ngày 23/6/2006.

16. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (2001), Quyết định về việc tổ chức lễ hội, Số 39/2001/QĐ - BVHTT, Hà Nội, 23/08/2001.

18. Bộ Văn hóa Thông tin (1995), 50 năm ngành văn hóa và thông tin Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/1995),Tập 1, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

19. Bộ Văn hóa Thông tin (1998), Thông tư hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Số 04 - 1998/TT - BVHTT, Hà Nội ngày 11/7/1998.

20. Bộ Văn hóa Thông tin (2001), Quy chế tổ chức lễ hội truyền thống,Ban hành kèm theo quyết định số 39/2001/QĐ - BVHTT, Hà Nội, ngày 23/8/2001.

21. Bộ Văn hóa Thông tin (2002), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin về việc ban hành quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa, Số 01/2002/QĐ - BVHTT, Hà Nội, ngày 2/1/2002.

22. Bộ Văn hóa thông tin (2006), Quy chế công nhận gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, Số 62/2006/QĐ – BVHTT, Hà Nội, ngày 23/6/2006.

23. Bộ Văn hóa Thông tin, Ban Thường trực đoàn chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2003), Thông báo về kết quả Hội nghị liên tịch giữa Bộ Văn hóa thông tin và Ban Thường trực đoàn chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Số 18/TB – BVHTT – MTTU, Hà Nội, ngày 4/4/2003.

24. Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin (2002),

Quyết định về việc ban hành quy chế công nhận gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa, Số 01/2002/QĐ – BVHTT, Hà Nội, ngày 02/01/2002.

25. Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Văn hóa Thông tin cơ sở (1997), Một số vấn đề xây dựng làng, ấp văn hóa hiện nay, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

26. Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Văn hóa Thông tin cơ sở (1997),

Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Văn hóa Thông tin cơ sở (1998), Hỏi và đáp về xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Văn hóa thông tin cơ sở (2004), Hỏi đáp về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

29. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Văn hóa cơ sở (2008), Văn bản của Đảng và Nhà nước về nếp sống văn hóa, Hà Nội, 12/2008.

30. Bộ Văn hóa Thông tin, Ủy ban Thể dục thể thao (2007), Thông tư liên tịch, hướng dẫn tổ chức và hoạt động của trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, phường, thị trấn, Số 22/2007/TTLT – BVHTT – UBTDTT, Hà Nội, ngày 24/7/2007.

31. Chính Phủ (1998), Chương trình hành động của Chính phủ Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc”, Số 1109/ CP – VX, Hà Nội, ngày 15/9/1998.

32. Chính phủ (1998), Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Ban hành kèm theo Nghị định số 29-1998/NĐ-CP, Hà Nội, ngày 11/5/1998.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thanh oai (hà nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 103 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)