Một số vấn đề dặt ra trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thanh oai (hà nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 37)

sở ở huyện Thanh Oai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

Trong NQTƯ 5 (khóa VIII), Đảng đã vạch ra phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là: “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia

đình, từng tập thể và từng cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” [29, tr. 38].

Hơn nữa, trong Đại hội VIII, Đảng ta đã đặt công tác văn hóa, văn nghệ lên một vị trí mới. Văn kiện Đại hội đã chỉ rõ: “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [47, tr. 29]. Như vậy, Đảng ta đã coi văn hóa là bộ phận không thể tách rời trong kết cấu hạ tầng xã hội. Văn kiện Đại hội cũng nhấn mạnh vào việc “củng cố, tăng cường mạng lưới văn hóa cơ sở”; đồng thời coi việc xây dựng văn hóa là nhiệm vụ chung của toàn xã hội và đòi hỏi phải có chính sách “đầu tư thích đáng cho văn hóa”.

Văn hóa đã được coi là một nhân tố cấu thành, yếu tố nội sinh của sự phát triển. Nói đến CNH, HĐH như là giải pháp chủ yếu của sự phát triển hiện nay mà xa rời, coi nhẹ nhân tố văn hóa là chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tư tưởng CNH, HĐH của Đảng. Trong sự nghiệp CNH, HĐH, Đảng ta hết sức quan trọng nhân tố con người, coi trọng sự khởi động CNH, HĐH ở nông thôn, chú trọng yếu tố khoa học, công nghệ hiện đại. Đó là những vấn đề liên quan rất gần gũi trách nhiệm của văn hóa. Như vậy, văn hóa là một bộ phận cấu thành và làm ra sức mạnh nội tại của sự nghiệp CNH, HĐH.

Đối với huyện Thanh Oai, mặc dù các cấp chính quyền và nhân dân đã rất nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nhưng nền kinh tế còn phát triển chậm, chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng vốn có của huyện; văn hóa – xã hội có bước cải thiện và ổn định, song các hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại, các tệ nạn xã hội gia tăng, các loại tội phạm mới xuất hiện và có nhiều loại tội phạm nguy hiểm, gây mất trật tự trị an cho xã hội, làm hoang mang tinh thần và tâm lý bất an cho nhân dân, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong khi đó, với vị trí “cửa ngõ Thủ đô” rất thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển, quá trình giao lưu văn hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại, chỉ trong khoảng chục năm trở lại đây, cả nước nói chung và huyện Thanh Oai nói riêng đã chứng kiến sự ra đời mạng lưới điện thoại, fax, điện thoại di động, băng đĩa CD, video, mạng internet, đài phát thanh, truyền hình kĩ thuật số, truyền hình vệ tinh… Các chương trình khoa học – kĩ thuật, văn hóa – văn nghệ, tin tức – thời sự … luôn được cập nhập ở khắp các kênh thông tin trên mọi miền Tổ quốc. Nhờ đó, nhân dân có thể nắm bắt được đường lối, chủ chương chính sách của Nhà nước; biết và hiểu hơn về văn hóa của nước nhà và các nền văn hóa khác trên thế giới; học hỏi và tiếp thu những thành tựu khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất thúc đẩy kinh tế phát triển…

Bên cạnh những thuận lợi đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đại chúng như vậy cũng đặt ra những thử thách lớn đối với các ban ngành, chính quyền các cấp ở cơ sở trong quá trình quản lý, xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.

Thứ nhất, quá trình giao lưu và tràn ngập thông tin như vậy đã tác động như thế nào đến định hướng chính trị, tinh thần của cán bộ và nhân dân? Làm sao quản lý và chống lại các luận điệu xuyên tạc, thù địch? Làm sao giữ vững và nâng cao hơn nữa bản chất cách mạng của văn hóa dân tộc?

Thứ hai, chúng ta làm sao có thể vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc nhưng vẫn giữ được những bản sắc văn hóa của riêng mình?

Từ thực tế đã cho thấy, dưới những tác động mặt trái của cơ chế thị trường và sự bùng nổ thông tin đã tác động không nhỏ tới tư tưởng đội ngũ đảng viên và các tầng lớp trong nhân dân. Không ít đảng viên có tư tưởng băn khoăn, bi quan, phai nhạt lý tưởng; một số khác lại mơ hồ, không tin tưởng vào con đường đi lên CNXH. Bên cạnh đó, những tiêu cực trong đời sống nhân dân nói chung và đời

sống văn hóa nói riêng đang ngày càng gia tăng, thậm chí nó diễn ra rất phức tạp và mang tính nguy hiểm đối với sự phát triển của xã hội như tệ nạn buôn bán ma túy, giết người cướp của, bạo lực gia đình, mại dâm… Những giá trị đạo đức truyền thống đang ngày một phai nhạt, xuống cấp.

Đó là những vấn đề tồn tại rất đáng lo ngại vì nó sẽ trở thành những nhân tố cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt nó sẽ trực tiếp gây rào cản đối với sự nghiệp CNH, HĐH của Thanh Oai.

Chính vì vậy, vấn đề xây dựng ĐSVHCS ở Thanh Oai rất cần thiết cho sự nghiệp CNH, HĐH của huyện. Khi mỗi người dân trong huyện đã thấm nhuần tư tưởng, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; họ biết sống và làm theo pháp luật, họ biết gìn giữ bản sắc văn hóa và sáng tạo văn hóa trong thời kỳ mới, thì lúc đó những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin sẽ được loại bỏ.

Hơn nữa, cư dân trong huyện chủ yếu làm nông nghiệp và sinh sống trên địa bàn cơ sở thôn, làng. Tuy nhiên, với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, Thanh Oai đang phải đứng trước rất nhiêu thách thức, bên cạnh việc xây dựng hình ảnh của một nông thôn mới, Thanh Oai còn phải chú trọng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư phát triển công nghiệp – dịch vụ một cách bền vững. Đến năm 2005, Thanh Oai đã có 5 cụm công nghiệp và 7 điểm công nghiệp làng nghề. Nền kinh tế huyện đang có bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – dịch vụ… nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và làm thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện.

Nhưng để làm được điều đó, ngoài những chính sách hợp lý trong phát triển kinh tế - xã hội, huyện cần phải xây dựng được lực lượng sản xuất mới phù hợp với quan hệ sản xuất mới, cụ thể là Thanh Oai cần phải xây dựng được đội ngũ lao động có năng lực và phẩm chất tốt. Muốn như vậy phải xây dựng ĐSVHCS vững mạnh thì yêu cầu đó mới được giải quyết hiệu quả.

Với việc xây dựng ĐSVHCS, Thanh Oai sẽ từng bước góp phần xây dựng con người mới, đó là những con người vừa có tri thức, vừa có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại. Với lực lượng sản xuất mới đó, Thanh Oai sẽ vững bước hơn trên sự nghiệp CNH, HĐH.

Đồng thời, muốn thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH thì cần phải giữ vững và ổn định tình hình an ninh, chính trị trong huyện. Từ đó tạo cơ sở vững chắc cho việc triển khai và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng CNH, HĐH. Điều này sẽ trở nên đơn giản hơn khi Thanh Oai thực hiện tốt việc xây dựng ĐSVHCS.

Khi đời sống và sinh hoạt của nhân dân ở cơ sở được điều chỉnh bởi lối sống có văn hóa thì sẽ tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh. Ở đó, người dân nắm rõ và thực hiện hiệu quả những chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hăng say lao động, học tập và sáng tạo, giữ vững niềm tin vào Đảng, nhận thức và chống lại diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, chống phá cách mạng. Như vậy, sự vững mạnh trong từng cơ sở sẽ tạo nên sự vững mạnh chung trong toàn huyện.

Mặc dù là một huyện có vị trí “cửa ngõ thủ đô”, nhưng ở đó nhiều nơi vẫn còn duy trì những hủ tục lạc hậu, những quan điểm lỗi thời trong việc cưới hỏi, ma chay, tế lễ và những biểu hiện tiêu cực trong hành vi, lối sống. Đây là những vấn đề đã tồn tại từ rất lâu trong đời sống văn hóa của nhân dân, nó không dễ dàng để loại bỏ ngay lập tức được và càng khó hơn khi các cấp chính quyền thẳng tay sử dụng biện pháp hành chính, nó sẽ không mang lại kết quả cao. Vậy để giải quyết những vấn đề này, huyện cần xây dựng ĐSVH ở từng cơ sở một cách vững mạnh. Từ đó Thanh Oai sẽ xóa bỏ được những rào cản tâm lý kìm hãm sự phát triển và sáng tạo của nhân dân, tạo dựng định hướng mới để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Như vậy, việc xây dựng ĐSVHCS không những góp phần bảo tồn những truyền thống văn hóa quý báu mà còn góp phần xây dựng nông thôn

mới, cơ quan, trường học văn hóa… và quan hệ giữa con người với con người được xây dựng trên cơ sở thân ái, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Từ đó nâng cao hơn nữa niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần tích cực trong việc đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo, đảm bảo sự ổn định về tình hình chính trị - xã hội của huyện, tạo bước đệm vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trong huyện.

Chƣơng 2

ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH OAI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

2.1. Đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Dân tộc ta có một nền văn hóa lâu đời và không ngừng phát huy giá trị của nó trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Cùng với quá trình thực hiện đường lối cách mạng, đường lối về văn hóa của Đảng cũng đã dần được hình thành và từng bước được bổ sung, điều chỉnh theo yêu cầu của cách mạng, phù hợp với xu thế thời đại và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Vấn đề xây dựng ĐSVHCS không phải đến ngày nay mới được đặt ra. Từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) đến Đề cương văn hóa của Đảng (1943) và các Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng, bên cạnh việc chủ trương xây dựng nền văn hóa mới, Đảng ta lúc nào cũng rất coi trọng xây dựng ĐSVH ở khắp mọi miền đất nước.

Trong Đề cương văn hóa Việt Nam (1943), Đảng ta đã nêu rõ ba đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam là: “tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng”. Sau đó là những bức thư, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ và nhất là tác phẩm Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam đã xác định rõ đường lối văn hóa Mác xít ở Việt Nam. Vì vậy, từ khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, một nền văn hóa mới đã được từng bước hình thành, phát triển và đạt được những thành tựu đáng tự hào. Nền văn hóa mới đã “cổ vũ quần chúng đấu tranh và sản xuất vì độc lập tự do, vì Chủ nghĩa xã hội và góp phần xây dựng cuộc sống mới, con người mới” [48, tr 31 – 32]

Sau khi giành được chính quyền (8/1945) và trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc xây dựng nền văn hóa mới. Kết quả là chúng ta đã thu được những kinh

nghiệm quý báu trong xây dựng ĐSVH – thông tin cơ sở. Trung ương Đảng đã ra nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về tăng cường công tác văn hóa trong quần chúng, trong đó có việc tăng cường lãnh đạo xây dựng phát triển văn hóa ở cơ sở.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV(12/1976) đã chỉ rõ cần phải có những chính sách và biện pháp nhằm tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào hoạt động văn hóa, văn nghệ; đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu thưởng thức và hoạt động văn hóa, văn nghệ của nhân dân từ thành thị đến nông thôn, từ nơi đông người đến những vùng xa xôi hẻo lánh. Ở các khu nhà tập thể, xí nghiệp, hợp tác xã, trường học phải chú ý xây dựng các câu lạc bộ, nhà văn hóa. Phải tổ chức đời sống ở vùng kinh tế mới, các nông trường, lâm trường, công trường, miền núi và hải đảo. Ở các xã, ấp, làng, bản cần xây dựng những công trình văn hóa quy mô vừa và nhỏ mang màu sắc địa phương khác nhau, thể hiện tính phong phú của nền văn hóa chung của dân tộc ta.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3/1982) một lần nữa tiếp tục nhấn mạnh đến việc xây dựng ĐSVHCS cần phải: “Đặc biệt chú trọng xây dựng ĐSVH ở cơ sở, đăm bảo mỗi nhà máy, nông trường, lâm trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, cơ quan, trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp tác xã, phường, ấp, đều có đời sống văn hóa” [44, tr. 102]. Đại hội cũng chỉ rõ nhiệm vụ phải xây dựng ĐSVHCS ở từng vùng. Đó là phải tổ chức tốt hơn nữa ĐSVH ở thành phố, thị xã, làm cho các thành thị xứng đáng giữ vai trò tiêu biểu của nền văn hóa mới; Phải hết sức chăm lo xây dựng văn hóa ở nông thôn, phải chú ý đến vùng căn cứ cũ, vùng có đồng bào các dân tộc. Ở các huyện lỵ và các xã, các cấp chính quyền cần quan tâm xây dựng các công trình văn hóa như nhà văn hóa, rạp chiếu bóng, thư viện, sân vận động… tạo thành một mạng lưới có chức năng xây dựng, phát triển và tuyên truyền văn hóa mới ở nông thôn.

Năm 1983, Trung ương Đảng đã ra một Nghị quyết riêng về xây dựng ĐSVH ở cơ sở. Tuy nhiên rào cản của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và

khủng hoảng kinh tế - xã hội của những năm sau đó đã khiến cho việc xây dựng ĐSVH ở cơ sở lúc bấy giờ gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Từ năm 1986, trên tinh thần đổi mới toàn diện và sâu sắc đất nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng đã có những nhận thức mới về vai trò, vị trí của văn hóa. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định: “kinh tế và văn hóa là hai mặt tác động qua lại lẫn nhau nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người” [45, tr.10]

Từ sau năm 1986 đến nay, đặc biệt trong cơ chế thị trường và quá trình mở cửa trong những năm đổi mới đã làm sống động và khởi sắc môi trường văn hóa. Tuy nhiên những mặt trái của nó đã làm vẩn đục môi trường văn hóa và làm biến dạng nhân cách con người. Vì thế việc xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh không chỉ có ý nghĩa lâu dài đối với việc chủ động phòng chống “văn hóa đen” và tệ nạn xã hội mà còn tạo dựng được lối sống và lẽ sống lành mạnh tốt đẹp giúp cho quá trình hình thành nhân cách ở mỗi con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thanh oai (hà nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 37)