Nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đối với huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thanh oai (hà nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 90 - 100)

3.1. Ý nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đối với huyện Thanh Oai huyện Thanh Oai

Xây dựng ĐSVHCS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, có ý nghĩa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát huy năng lực và hoàn thiện nhân cách con người. Thông qua xây dựng ĐSVHCS để nâng cao dân trí, giáo dục nhân cách, phát huy năng lực, từ đó tạo thành sức mạnh và nhân tố quyết định cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Ngay từ Đại hội VI của Đảng (12/1986) đến nay, đất nước ta đã bước sang giai đoạn mới – giai đoạn đổi mới có tính chất cách mạng, vượt qua nhiều khó khăn thử thách để phát triển đi lên. Trải qua gần 30 năm đổi mới là một chặng đường phấn đấu gian khổ nhưng hết sức vẻ vang của cách mạng nước ta, là giai đoạn chuyển tiếp đặc biệt, đưa đất nước chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước theo định hướng XHCN.

Sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN mà chúng ta đã và đang tiến hành đặc biệt coi trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực, để phát huy sức mạnh của nhân tố con người. Chăm lo giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, củng cố khả năng bảo vệ an ninh quốc phòng; bảo vệ vững chắc nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam XHCN… Đó là những chủ trương chiến lược rất quan trọng, là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH, là con đường tất yếu thoát khỏi nghèo nàn,lạc hậu, giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải nỗ lực phấn đấu trên mọi lĩnh vực kinh tế,

văn hóa, chính trị, xã hội. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi văn hóa được coi là “nền tảng tinh thần”, là mục tiêu, là động lực của phát triển thì vấn đề xây dựng ĐSVHCS được Đảng ta đặc biệt coi trọng, trở thành điều kiện quan trọng để xây dựng đất nước, phát triển con người. Trong Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Đảng ta đã đề ra Nghị quyết chuyên về văn hóa, trong đó nêu rõ mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Đảng ta rất chú trọng việc xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới với những đức tính cao đẹp, lối sống lành mạnh, trình độ dân trí cao…, xây dựng con người mới phát triển toàn diện sẽ tạo ra nguồn lực cần thiết để đẩy mạnh CNH, HĐH.

Trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, xu thế mở cửa hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Bên cạnh những ưu điểm đó, những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng rất lớn như những tác động của văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại; sự suy đồi của đạo đức, lối sống thực dụng, sự chập chờn về định hướng phát triển… Chính vì vậy, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trở thành yêu cầu vừa cấp thiết, vừa lâu dài, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo cơ sở cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu của sự nghiệp CNH, HĐH. Dưới đây, tôi xin nêu ra một số ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng ĐSVHCS đối với huyện Thanh Oai nói riêng và nước ta nói chung.

3.1.1. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở góp phần ổn định chính trị - xã hội

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH. Bám sát các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ, trên cơ sở thực hiện chủ trương của Đảng, chính quyền, Ban chỉ đạo xây dựng ĐSVH đã vận động nhân dân học tập, nâng cao nhân thức về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, luôn đề cao cảnh giác chống lại những âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, xây dựng cơ sở

vững mạnh, trong sạch và luôn có tinh thần sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Kết quả trong những năm qua cho thấy phong trào xây dựng ĐSVH có ý nghĩa to lớn, đã phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng thế trận an ninh nhân dân; các tổ chức, các đoàn thể ở các địa phương trong toàn huyện đã góp phần tích cực trong cuộc đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội, chống tội phạm, tạo sự chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội.

Hơn nữa, việc xây dựng ĐSVHCS đã bước đầu tạo ra môi trường cho quy chế dân chủ được thực hiện ở cơ sở như: xã, phường, thị trấn, cơ quan, trường học… Mặt khác, chính quy chế dân chủ đã tạo điều kiện cho những hoạt động văn hóa đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ, việc xây dựng hương ước, quy ước ở các làng, khu phố văn hóa là nhằm thực hiện quy chế dân chủ và khi quy chế dân chủ được thực hiện cũng có nghĩa là hương ước, qyu ước có hiệu lực đối với nhân dân. Thực hiện tốt hương ước, quy ước của các làng, khu phố cũng góp phần đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân.

Hoạt động xây dựng ĐSVH, trong đó chú trọng phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cũng là nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp sức mạnh của toàn dân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.

Nhìn lại chặng đường 10 năm xây dựng DDSVHCS ở huyện Thanh Oai, chúng ta có thể thấy vai trò, ý nghĩa của văn hóa luôn được khẳng định trong đời sống nhân dân. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mối quan tâm hàng đầu là xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, Đảng ta còn rất quan tâm đến việc ổn định chính trị, để nhân dân được hưởng một cuộc sống dân chủ, tự do và hạnh phúc. Xây dựng ĐSVH tốt đẹp trong cộng đồng trước hết phải tạo được môi

trường văn hóa lành mạnh, phát huy được tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của nhân dân trong xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước trong sạch, đảm bảo tự do, dân chủ cho mọi công dân trước pháp luật, chống tình trạng cửa quyền, hách dịch, tham nhũng, nhiễu sách nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước. Vì vậy, xây dựng ĐSVH phải gắn liền với cải cách hành chính nhà nước và tạo ra một phong cách làm việc mới của bộ máy nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Đây chính là tiền đề quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội.

Xây dựng ĐSVHCS là cuộc vận động thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,… tạo điều kiện cho nhân dân hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, góp phần hạn chế những tệ nạn trong xã hội và tạo môi trường sống, môi trường văn hóa lành mạnh.

Thanh Oai là địa bàn có các tôn giáo đan xen nên công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện được đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện cho các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo hoạt động, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. An ninh tôn giáo được giữ vững góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội tên địa bàn huyện.

Trên thực tế xây dựng ĐSVHCS ở huyện Thanh Oai trong những năm qua cho thấy, sự phát triển của xã hội được biểu hiện chính ở sự phát triển của đời sống văn hóa; hay nói cách khác, chất lượng đời sống văn hóa của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của xã hội. Dưới những tác động tích cực của văn hóa, Thanh Oai đang dần chuyển mình vươn tới một xã hội giàu mạnh, văn minh , góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH chung của đất nước.

3.1.2. Xây dựng đời sống văn hóa góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển

Khi xác định văn hóa là mục tiêu, đồng thời là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, các Đại hội VI, VII, VIII, IX của Đảng đã chỉ rõ mối quan hệ qua lại khăng khít và vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế.

Trong NQTƯ 5 (khóa VIII), Đảng ta đã đưa ra quan điểm chỉ đạo rất rõ ràng: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Chính vì thế, việc chăm lo văn hóa chính là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Nếu một xã hội không có nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh thì xã hội đó sẽ không thể có sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Do vậy, khi xây dựng và phát triển kinh tế, chúng ta phải hướng tới mục tiêu văn hóa, kinh tế phát triển nhưng phải đảm bảo được xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hóa là kết quả của sự phát triển kinh tế, đồng thời nó cũng chính là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, văn hóa đã trở thành nguồn nội sinh quan trọng của sự phát triển. Do đó, việc quan tâm, chăm lo phát triển đời sống văn hóa đã trở thành mục tiêu chiến lược quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Đảng ta.

Đối với huyện Thanh Oai, là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện. Nhưng, kinh tế ở đây vẫn chủ yếu là nông ngiệp; công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển mạnh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên đó là do trình độ văn hóa của người dân chưa cao. Để khắc phục những hạn chế đó, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Đảng bộ huyện Thanh Oai đã có chiến lược quan tâm chăm lo đến đời sống văn hóa của nhân dân, nhằm tạo ra những con người mới có sức khỏe, trình độ và tư cách đạo đức tốt để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội thời kỳ CNH, HĐH.

Cuộc vận động toàn dân xây dựng ĐSVH đã từng bước nâng cao nhận thức của nhân dân, họ đã biết đổi mới cách làm ăn, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chủ động sáng tạo trong lao động… Chính vì vậy, nền kinh tế của huyện đã từng bước khởi sắc và đạt nhiều thành tựu.

Trong 10 năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, khai thác triệt để các lợi thế và khắc phục những khó

khăn, tiếp tục đổi mới, giành được những kết quả quan trọng, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà các Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Kinh tế của huyện luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá và ổn định; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, các chương trình phát triển kinh tế được thực hiện có hiệu quả; kết cấu hạ tầng được tăng cường. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 -2010 là 13,5% (cao hơn so với giai đoạn 2001 – 2005 là 3%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng nông nghiệp giảm (năm 2005 tỉ trọng nông nghiệp chiếm 47,6% nhưng đến năm 2010, tỉ trọng nông nghiệp giảm còn 28,37%); tỉ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng (năm 2005, tỉ trọng công nghiệp – thủ công nghiệp – xây dựng chiếm 28,8%, nhưng đến năm 2010, tỉ trọng các ngành này đã tăng lên thành 42,12%). Các dự án khu công nghiệp dịch vụ được quy hoạch xây dựng 6 cụm công nghiệp, 7 điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – làng nghề, 2 trung tâm thương mại; quy hoạch hệ thống giao thông và tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, của Tỉnh để quy hoạch trục đường phát triển kinh tế phía Đông của huyện do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (CIENCO 5) làm chủ đầu tư đã khởi công vào tháng 4 năm 2008. [42, tr. 4].

Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong huyện. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 10,27 triệu đồng, mức chênh lệch giữa các hộ giàu – nghèo trong huyện được rút ngắn. Các hộ gia đình đã có mức sống cao và ổn định hơn, họ đã xây dựng được những ngôi nhà khang trang hơn, xóa bỏ nhà dột nát; mua sắm trang thiết bị cần thiết trong gia đình, nâng cao đời sống vật chất và cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân.

Với những kết quả trên, chúng ta phần nào khẳng định được tầm quan trọng của phong trào xây dựng ĐSVHCS đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Nó đã góp phần tuyên truyền , vận động nhân dân đổi mới tư duy, đổi mới phương thức sản xuất, hăng hái tham gia làm giàu chính đáng, tích cực tham

gia các phong trào như phong trào “Xóa đói giảm nghèo", “Đẩy mạnh làm hàng thủ công xuất khẩu”, “Nông dân làm giàu”…. Chính vì thế, đời sống của nhân dân từng ngày đổi mới; người dân có cuộc sống vật chất ổn định, no ấm , đời sống tinh thần vui tươi, lành mạnh. Kinh tế phát triển là nhân tố quan trọng để ổn định và phát triển xã hội, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH của huyện, đưa huyện Thanh Oai ngày càng giàu mạnh, phồn vinh.

3.1.3. Xây dựng đời sống văn hóa góp phần giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân

Đưa văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là việc làm thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Xây dựng ĐSVH cũng chính là xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, từng bước đẩy lùi, loại bỏ các yếu tố văn hóa độc hại gây cản trở cho sự phát triển của xã hội, tạo ra một xã hội phát triển tiến bộ, văn minh, lành mạnh.

Xây dựng ĐSVHCS góp phần giải quyết tình trạng đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Đây là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chú trọng giải quyết, vì một đất nước muốn phát triển phải đặt vấn đề “Dân sinh” lên hàng đầu.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Đảng bộ huyện Thanh Oai đã tích cực giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Nhân tố con người luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng chăm lo phát triển, đặc biệt trong thời kỳ CNH, HĐH. Muốn xây dựng một xã hội phát triển thì chúng ta phải đào tạo ra được những con người mới phát triển toàn diện, họ là những người có văn hóa, có thể lực, có trí tuệ và có óc thẩm mỹ. Không phải ngẫu nhiên ai sinh ra đã đều đạt được sự phát triển toàn diện như vậy, mà hầu hết để đạt được như vậy, họ đều được hưởng sự giáo dục một cách toàn diện từ gia đình, nhà trường cho đến ngoài xã hội. Vậy vấn đề giáo dục là một vấn đề rất quan trọng trong việc xây dựng ĐSVHCS, nhằm tạo ra

những con người mới đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ mới, đây được coi là vấn đề then chốt để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Chính vì thế, Đảng bộ huyện Thanh Oai luôn quan tâm đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đạt nhiều thành tựu. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển về cả quy mô và chất lượng giáo dục. Cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thanh oai (hà nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 90 - 100)