Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thanh oai (hà nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 100 - 103)

3.2.1. Nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được

Có được những thành tựu trên trong việc xây dựng ĐSVH ở cơ sở của huyện Thanh Oai là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, Việc xây dựng ĐSVHCS là một chủ trương lớn, có ý nghĩa chiến lược, đáp ứng những yêu cầu bức thiết của đời sống nhân dân trong huyện trước mắt cũng như lâu dài. Việc xây dựng ĐSVHCS được triển khai trong những năm huyện Thanh Oai đang trên đà đổi mới, đạt nhiều thành tựu về chính trị - kinh tế - xã hội. Do đó, quần chúng nhân dân hưởng ứng một cách mạnh mẽ và nỗ lực thực hiện kế hoạch xây dựng ĐSVHCS của Huyện ủy, UBND, UBMTTQ, Phòng Văn hóa Thông tin và các ban ngành liên quan khác trong huyện.

Thứ hai, Trong quá trình thực hiện việc xây dựng ĐSVH ở cơ sở, huyện Thanh Oai đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ và đầu tư

có hiệu quả từ Trung ương, Chính phủ, các Bộ ngành, Tỉnh ủy Hà Tây (cũ) và Thành Ủy Hà Nội. qua đó đã giúp đỡ huyện tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai việc xây dựng ĐSVHCS.

Thứ ba, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin và các ban ngành trong huyện; các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể ở các xã ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa của việc xây dựng ĐSVHCS và coi việc xây dựng nếp sống văn minh, GĐVH, cơ quan, trường học văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các địa phương trong huyện đã có sự năng động, sáng tạo trong việc vận dụng những chủ trương và giải pháp của Trung ương, Tỉnh ủy, Thành ủy, Huyện ủy vào điều kiện thực tế của địa phương mình một cách sát hợp, đặt ra những giải pháp thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và phát huy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân ở cơ sở.

Thứ tư, Huyện Thanh Oai đã triển khai thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, nhất là trong việc xây dựng cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa. Từ đó người dân đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tích cực, tính tự quản cộng đồng ở các làng, phố, thôn, xóm; đưa văn hóa nhanh chóng đi sâu vào cuộc sống. Văn hóa thực sự đã trở thành thước đo giá trị nhân cách và chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng. Việc kiểm tra, bình xét, đề nghị công nhận danh hiệu GĐVH, làng, phố, cơ quan, trường học văn hóa trở thành niềm tự hào về sự tôn vinh con người, gia đình và cộng đồng xã hội.

3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Về khách quan: Do Thanh oai là huyện tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, bên cạnh những thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội thì vị trí này cũng đặt cho Huyện những thách thức không nhỏ. Dân ở nhiều tỉnh đến sinh sống, mang nhiều nét văn hóa vùng miền đến và gây khó khăn trong việc quản lý dân cư

và văn hóa – xã hội. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khi cơ chế thị trường diễn ra ngày càng sâu rộng, tác động đến mọi vấn đề của đời sống xã hội. Đồng thời với những ảnh hưởng của văn hóa độc hại từ bên ngoài tràn vào huyện gây nên nhiều khó khăn, cản trở đến quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa mới ở nông thôn.

Về chủ quan: Mặc dù những chủ trương, Nghị quyết của Trung ương về xây dựng nền văn hóa trong giai đoạn mới, trong đó chú trọng xây dựng ĐSVHCS đã được Huyện ủy cụ thể hóa bằng những Chương trình hành động, chỉ đạo cho các ngành, các cấp thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, có lúc, có nơi, các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức dành ưu tiên chú trọng đến việc lãnh đạo phát triển kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển văn hóa. Chính vì vậy, công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa ở cơ sở còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều kế hoạch đưa xuống thực hiện ở cơ sở mang tính hình thức, phong trào. Việc phát huy nội lực của nhân dân để tham gia phát triển văn hóa tuy đã đạt những kết quả nhất định nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để bảo tồn và phát huy được sức mạnh tổng hợp trong việc triển khai và thực hiện xây dựng ĐSVHCS.

Đội ngũ những người làm công tác văn hóa, nhất là ở các xã, thôn trình độ chuyên môn còn hạn chế. Ở nhiều xã, cán bộ làm lĩnh vực văn hóa thể thao là do kiêm nhiệm và chưa qua đào tạo chính quy, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công việc.

Việc chỉ đạo thực hiện xây dựng ĐSVHCS nói chung và những phong trào cụ thể như “TDĐKXDĐSVH” nói riêng ở các cấp nhìn chung chưa được kiện toàn, phối hợp còn thiếu chặt chẽ, hoạt động chưa đồng bộ. Chưa thường xuyên tiến hành việc kiểm tra thực hiện. Việc công nhận GĐVH, làng, phố, cơ quan, đơn vị văn hóa nhiều nơi còn có biểu hiện “thoáng”, hình thức, chạy theo thành tích nên chất lượng công việc chưa cao.

Các thiết chế văn hóa dù đã được quan tâm xây dựng và tăng cường trang thiết bị nhưng nhiều địa phương các thiết chế này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Nguyên nhân chủ yếu là do không có “quỹ đất” để xây dựng và kinh phí còn hạn hẹp. Nhiều nơi, nhà văn hóa, thư viện, nhà truyền thống cấp cơ sở chưa phát huy hết vai trò và ý nghĩa của nó, vẫn chưa thường xuyên đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thanh oai (hà nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 100 - 103)