Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của huyện Thanh Oa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thanh oai (hà nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 29 - 37)

Oai trƣớc năm 2001

Sau 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực của đời sống – xã hội, với những khởi sắc bước đầu trong nền kinh tế, với những kinh nghiệm thu được từ thực tiễn của công cuộc đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã họp (từ ngày 24 đến 27 – 6 – 1991). Đại hội đã thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội”. Trong Cương lĩnh, một trong những vấn đề

được Đảng ta quan tâm trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH đó là xây dựng văn hóa với đặc trưng: “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Mô hình văn hóa này được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười lý giải tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII) như sau: “Cùng với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa, phải xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng XHCN với những đặc trưng cơ bản là: dân tộc, hiện đại, nhân văn” [45, tr.78]. Tức là, nền văn hóa đó vừa phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta, vừa thể hiện đại, tiến bộ và tất cả nó phục vụ cho con người.

Đặc biệt, để tập trung rõ hơn nữa vai trò vị trí của văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới – giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng ta đã tổ chức Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII (16/7/1998), chuyên bàn về văn hóa. Hội nghị đã ra Nghị quyết về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Trên tinh thần quán triệt Nghị quyết trung ương 4 (khóa VII) và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng, Tỉnh ủy Hà Tây cùng Huyện ủy Thanh Oai đã nhanh chóng triển khai và đưa Nghị Quyết đi vào đời sống nhân dân, nhằm tạo dựng những con người mới trong thời kỳ mới; những người có trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), các nghị quyết của Tỉnh ủy, các nghị quyết của Huyện ủy về công tác xây dựng nền văn hóa mới, Đảng bộ và nhân dân Thanh Oai đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng.

1.3.1. Thành tựu và nguyên nhân

1.3.1.1. Thành tựu

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, cùng với sự chăm lo phát triển về kinh tế - xã hội, những giá trị văn hóa tốt đẹp luôn được

Đảng bộ và nhân dân trong huyện kế thừa và phát huy. Những giá trị văn hóa ấy đã tác động tích cực đến tư tưởng, đạo đức và lối sống của nhân dân; họ luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào công cuộc đổi mới và con đường XHCN mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Đại bộ phận cán bộ, đảng viên giữ gìn được phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, gương mẫu chấp hành các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có ý thức trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.

Trong những năm 90 của thế kỷ XX, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Đảng ủy về văn hóa, hoạt động văn hóa thông tin đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần xây dựng con người mới, giáo dục văn hóa truyền thống, phát huy giá trị văn hóa tinh thần của quê hương, nâng cao dân trí. Đảng bộ huyện Thanh Oai thường xuyên chỉ đạo các phòng ban trong huyện tổ chức thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào các dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, trong dịp Đại hội Đảng bộ các cấp, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp… nhằm giáo dục tư tưởng, chính trị cho toàn thể nhân dân, nâng cao sự nhận thức của con người về giá trị và vai trò của văn hóa trong thời kỳ mới, tạo động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì hoạt động thường xuyên. Hàng năm, huyện đã chỉ đạo tổ chức nhiều buổi liên hoan văn nghệ và ngày hội văn hóa thể thao, thu hút được đông đảo các cơ quan, đoàn thể tham gia, tạo điều kiện giao lưu văn hóa, văn nghệ, phát huy vai trò làm chủ và sáng tạo văn hóa của người dân, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, làm cho cuộc sống của nhân dân vui tươi và đoàn kết hơn.

Các thiết chế văn hóa cơ sở đã bước đầu được quan tâm và phát triển. Nhiều loại hình câu lạc bộ sinh hoạt ở các thôn, xóm như câu lạc bộ hội người cao tuổi, câu lạc bộ những người yêu thơ, câu lạc bộ cầu lông… Sinh hoạt

trong các câu lạc bộ tạo điều kiện để nhân dân sáng tạo văn hóa và hưởng thụ văn hóa. Bên cạnh các loại hình câu lạc bộ, để phục vụ nhu cầu đọc sách của nhân dân, hệ thống thư viện lớn nhỏ cũng đã hình thành. Thư viện huyện có hơn 7700 đầu sách các loại, hàng năm phục vụ thường xuyên cho trên 2 vạn lượt độc giả. Ngoài thư viện huyện, ở mỗi trường học trong huyện đều có thư viện, tủ sách đáp ứng nhu cầu học hỏi, nâng cao vốn kiến thức và trình độ chuyên môn của giáo viên và học sinh trong các nhà trường. Hàng năm, bưu điện huyện đã phát hành 136 loại báo, tạp chí; cửa hàng sách đã phát hành hàng trăm bản sách, văn hóa phẩm phục vụ nhu cầu của nhân dân. Ngay từ những năm 1980, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Oai đã chỉ đạo việc sưu tầm tư liệu lịch sử và nghiên cứu, biên soạn các ấn phẩm lịch sử: năm 1991, xuất bản cuốn sơ thảo “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thanh Oai, tập I (1930- 1945)”; năm 1993, tiếp tục xuất bản cuốn “Lịch sử kháng chiến và xây dựng CNXH, tập II (1945 – 1990)”; năm 1996, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Oai biên tập và xuất bản cuốn “Đảng bộ huyện Thanh Oai từ Đại hội đến Đại hội”. Các ấn phẩm lịch sử đó đã trở thành nguồn tài liệu quan trọng, phục vụ đắc lực cho việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và công tác chính trị tư tưởng của Đảng bộ huyện. Những ấn phẩm đó đã giúp những người con Thanh Oai ngày nay hiểu hơn về lịch sử đấu tranh anh dũng của cha anh họ, quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện qua từng thời kỳ lịch sử, nhìn thấy sự thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội qua các thời kỳ… Từ đó tạo ra niềm tự hào và tình yêu quê hương sâu sắc trong tâm trí mỗi người dân, noi gương các vị anh hùng đã hy sinh để bảo vệ quê hương đất nước để phấn đấu học tập, rèn luyện và hăng say sản xuất, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đưa quê hương Thanh Oai ngày càng tiến những bước vững chắc hơn trên con đường CNH, HĐH.

Hơn nữa, Thanh Oai là một huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng. Do đó, việc bảo tồn giữ gìn và tu sửa các di tích đã bị xuống

cấp nghiêm trọng luôn được huyện chú trọng. Hàng năm, cùng với nguồn ngân sách của Nhà nước hỗ trợ, nhâ dân trong huyện với tinh thần tự nguyện đã góp sức người, sức của để tu sửa và chống xuống cấp một số di tích lịch sử - văn hóa và di tích cách mạng. Đến năm 1998, huyện đã có 84 di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Việc xây dựng ĐSVHCS ở Thanh Oai được thực hiện bởi sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với thắt chặt các mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, giữu gìn thuần phong mỹ tục từ trong gia đình cho đến ngoài cộng đồng xã hội.

Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi ở tất cả các làng, xã. Tỷ lệ hộ nghèo và quá nghèo giảm từ 17% năm 1993 xuống còn 13% năm 2000. Hộ khá, giàu cũng từ đó mà tăng lên rõ rệt, từ 13% năm 1993 lên 24% năm 2000. Thu nhập lương thực bình quân đầu người cũng tăng lên rõ rệt từ 455kg năm 1992 lên 650kg năm 2000.

Trên cơ sở đời sống kinh tế từng bước ổn định và phát triển, đời sống văn hóa cũng ngày càng được nâng lên rõ rệt. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, năm 1992, 100% các xã trong huyện đã có điện sinh hoạt; từ năm 1993 đến 1998, đã có 14 xã làm đường nhựa, bê tông, 84% đường làng, ngõ xóm lát gạch; năm 1994 hoàn thành hệ thống điện thoại tự động, 100% trụ sở các xã, thị trấn có điện thoại.

Công tác phát thanh tuyên truyền đã từng bước được đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền ngày càng phong phú hơn, cuốn hút nhân dân lắng nghe và tham gia các hoạt động mang tính tuyên truyền của huyện. Đài phát thanh huyện đã được trang bị máy phát sóng FM và máy Camara. Ở các tuyến xã, thị trấn, đài truyền thanh cũng được củng cố, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện. Toàn huyện bình quân 3 hộ có 1 tivi, 2 hộ có 1 radio (tính đến năm 1997) góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.[36, Tr.2].

Bên cạnh đó, công tác xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, làng, xã văn hóa đều được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân ở cơ sở quan tâm và thu được nhiều thành tựu. Nhìn chung, trong những năm thập niên 90 của thế kỷ XX, đặc biệt từ khi có Chỉ thị 27/CTTW của Bộ chính trị và Chỉ thị 14/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội, phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở huyện Thanh Oai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đại bộ phận các đám cưới được tổ chức theo nếp sống mới song vẫn đảm bảo được tính trang trọng, vui tươi, làng mạnh và tiết kiệm. Về tang lễ đều được các tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể và mọi người quan tâm. Ở tất cả các địa phương trong huyện, nơi nào cũng thành lập Ban tang lễ với đủ các thành phần: Đảng, chính quyền, đoàn thể, Mặt trận và gia đình tang chủ để tiến hành tổ chức tang lễ với những nghi thức phù hợp với phong tục tập quán ở địa phương nhưng phải tiết kiệm và văn minh. Về lễ hội, nhìn chung các lễ hội trong huyện được tổ chức theo đúng quy chế lễ hội truyền thống của Bộ Văn hóa Thông tin, đảm bảo tính vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm; hạn chế được mức thấp nhất việc các biểu hiện vi phạm pháp luật diễn ra trong lễ hội như bói toán, cờ bạc, trộm cắp, đánh nhau… Trong lễ hội, chính quyền ở các cơ sở tổ chức đều kết hợp với các hoạt động văn hóa, thể thao để phục vụ nhân dân trong thời gian mở hội, làm giàu thêm tình yêu quê hương và tinh thần thưởng thức, sáng tạo văn hóa của quần chúng nhân dân.

Đối với việc xây dựng GĐVH, từ năm 1992 đến năm 1998, phong trào xây dựng GĐVH ở các địa phương trong huyện đã phát triển khá mạnh. Về nội dung xây dựng GĐVH đều bám vào ba tiêu chuẩn của Trung ương đề ra; đồng thời cũng có sự vận dụng nội dung đó một cách linh hoạt ở từng địa phương. Đến năm 1998, toàn huyện có 28000 hộ đăng kí xây dựng GĐVH và đã có 23.100 hộ đạt tiêu chuẩn GĐVH (chiếm 53% tổng số hộ trong toàn huyện); trong đó có 3461 hộ đảng viên (chiếm 69% số hộ đảng viên). [36, tr.2].

Mặt khác, cùng với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, phong trào xây dựng làng văn hóa nhanh chóng lan rộng khắp huyện. Ở khắp các làng, xã đều có những khẩu hiệu để phấn đấu xây dựng thành làng văn hóa. Đến năm 2000, huyện có 52 làng đã xây dựng và thực hiện quy ước làng văn hóa (trong đó có 3 làng được Ủy ban nhân dân Tỉnh công nhận là làng văn hóa).

Phong trào xây dựng ĐSVH, phát triển kinh tế -xã hội được các ban ngành, đoàn thể trong huyện tích cực tham gia hưởng ứng như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Huyện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thanh Oai…

Hội Phụ nữ huyện hoạt động ngày càng mạnh với nhiều nội dung phong phú như “Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, … Hội Phụ nữ đã tuyên truyền, vận động và khuyến khích và tạo điều kiện cho các chị em làm kinh tế tốt, góp phần xóa đói giảm nghèo; tuyên truyền vận động chị em sinh đẻ có kế hoạch và các biện pháp kế hoạch hóa gia đình để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đảm bảo nuôi dạy con cái tốt, hạnh phúc gia đình bền vững hơn…

Hội Cựu chiến binh tích cực đẩy mạnh phong trào xây dựng cơ sở Hội vững mạnh, hội viên cựu chiến binh gương mẫu và gia đình hội viên cựu chiến binh tiến bộ. Phong trào phát triển đều khắp ở các xã, thị trấn. Hội tích cực động viên hội viên thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn vốn cho các hội viên vay để phát triển sản xuất, cho nên đời sống của nhiều gia đình hội viên được cải thiện, đời sống văn hóa ngày càng phong phú và nâng cao hơn.

Huyện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ CHí Minh Thanh Oai thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị cho đoàn viên thanh niên. Tổ chức các buổi sinh hoạt, tọa đàm, diễn đàn thanh niên, liên hoan văn nghệ theo các chuyên đề cuộc sống, tình yêu, hôn nhân và gia đình, vệ sinh môi trường… Đoàn Thanh niên đã phát động các chương trình văn hóa – xã hội như: làm đẹp cảnh quan nông thôn, tu sửa đường làng, ngõ xóm, trồng cây mùa xuân;

tham gia chương trình xóa mù chữ, vận động trẻ em bỏ học đến trường; tuyên truyền vận động thanh thiếu niên không mắc tệ nạn xã hội, tham gia bài trừ mê tín dị đoan; xây dựng các loại hình câu lạc bộ: “tiền hôn nhân”, “gia đình trẻ” để hướng đoàn viên thanh niên gương mẫu thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; phong trào “học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”… Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có sự chuyển biến, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Thông qua các phong trào, thanh thiếu niên – những người chủ tương lai của đất nước đã nhận thức rõ hơn về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hiểu hơn về pháp luật và càng khẳng định rõ hơn về vai trò, vị trí của mình trong xã hội; chính họ là những người nhiệt huyết nhất, mang sức trẻ để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

1.3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu

Thứ nhất, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo và nhân dân hưởng ứng đạt được những kết quả quan trọng về mặt kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển.

Thứ hai, các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân trong huyện bước đầu đã nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ của văn hóa trong đời sống tinh thần của nhân dân nên đã quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động văn hóa.

Thứ ba, do đời sống kinh tế phát triển, nhu cầu đòi hỏi về sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân ngày càng cao nên họ đã tích cực tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thanh oai (hà nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)