Đảng bộ huyện Thanh Oai với việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thanh oai (hà nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 50 - 90)

cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010.

2.2.1. Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thanh Oai với việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010

Mười năm qua (2001 – 2010) với nhận thức sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng ĐSVHCS trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện quan tâm chăm lo công tác lãnh đạo, chỉ đạo các phong trào nhằm xây dựng và phát triển ĐSVH ở cơ sở, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Nghiêm túc quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ngày 16/7/1998 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Huyện ủy Thanh Oai đã thảo luận và thống nhất chương trình thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII). Ngày 12/10/1998, Huyện ủy Thanh Oai đã ra Chương trình số 17 – Ctr/HU thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tiếp đó, ngày 17/10/1998, UBND huyện họp và đề ra kế hoạch số 50 KH/UB - Kế hoạch thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII) và chương trình số 17 – Ctr/HU. Cả Chương trình và Kế hoạch đều tập trung vào các vấn đề chủ yếu về tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện nhằm tạo bước phát triển mới trong lĩnh vực văn hóa của huyện nói chung và ĐSVHCS nói riêng.

Nhằm đánh giá những thành công của Đảng bộ huyện và Ban Chấp hành khóa XVIII, đồng thời tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm của 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 11 năm 2000, Đảng bộ Thanh Oai đã tiến hành tổ chức Đại hội lần thứ XIX. Trong phương hướng và nhiệm vụ, Đại hội đã nhấn mạnh việc tiếp tục triển khai, thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tiếp tục thực hiện Chương trình số 17 – Ctr/HU Thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII) nhằm triển khai sâu rộng NQTƯ 5 (khóa VIII) để xây dựng và phát triển ĐSVHCS, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phục vụ cho quá trình xây dựng nông thôn mới.

Mục đích của việc triển khai sâu rộng NQTƯ 5 (khóa VIII) từ huyện đến cơ sở nhằm tạo được sự chuyển biến và nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa; đồng thời thống nhất trong việc đánh giá thực trạng chỗ mạnh, chỗ yếu, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan về tình hình tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa của toàn huyện, của từng cấp, từng ngành, từng cơ sở. Từ đó thống nhất chương trình hành động, chủ trương, giải pháp để tập trung giải quyết có hiệu quả, ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức, lối sống lành mạnh, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về đời sống tinh thần của nhân dân trong huyện.

Huyện ủy nhấn mạnh đến việc phát huy dân chủ cơ sở, xây dựng và thực hiện tốt các quy ước, hương ước ở cơ sở. Chú trọng xây dựng lối sống văn minh ở mọi nơi. Đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi nếp sống thiếu văn hóa như đánh nhau, cãi nhau, trả thù nhau,...; kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm cắp, giết người cướp của…; đẩy lùi sự xâm nhập của văn hóa phẩm đồi trụy và sự trỗi dậy của những hủ tục, lạc hậu. Xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, đảng viên vi phạm các tệ nạn này. Đặc biệt, các cán bộ, đảng viên mà có con vi phạm các tệ nạn xã hội, có lối sống không lành mạnh, thiếu văn hóa, vi phạm pháp luật thì cán bộ, đảng viên cũng bị kỷ luật vì chưa quan tâm giáo dục con cái cẩn thận.

Xây dựng ĐSVHCS cũng chính là hướng vào việc gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp của dân tộc, quê hương và của gia đình. Nêu cao vai trò của gia đình, ông, bà, cha, mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền, xây dựng GĐVH. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Phê phán, đấu tranh chống lại mọi biểu hiện con cháu bất hiếu, bạc đãi ông bà, cha mẹ. Đảm bảo hạnh phúc, hòa thuận trong các gia đình.

Riêng về ĐSVH, Chương trình hành động số 17 – Ctr/HU ngày 12/10/1998 đã hướng vào mục đích chung: “Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, truyền thống hiếu học và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thời đại, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa của huyện” [36, tr.5]. Chương trình cũng đề ra những nhiệm vụ cụ thể về: xây dựng con người mới trong giai đoạn cách mạnh mới, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát triển sự nghiệp văn hóa thông tin, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, chăm lo tôn giáo, củng cố xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa.

Về mục tiêu, Chương trình 17 – Ctr/HU đã chỉ rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 và những năm tiếp theo là:

- Duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Từng bước thực hiện phổ cập giáo giáo dục phổ thông trung học trong độ tuổi cho thanh thiếu niên.

- 70% gia đình đạt chuẩn GĐVH. 80% trở lên số gia đình cán bộ, đảng viên, công nhân viên đạt tiêu chuẩn GĐVH

- Mỗi xã, thị trấn có từ 1 – 2 làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa để toàn huyện có từ 15% đến 20% số làng được công nhận làng văn hóa.

- 100% số hộ nghe đài và 90% trở lên số hộ xem truyền hình

- 100% xã, thị trấn có sân vận động, mỗi thôn, xóm đều có sân vui chơi thể thao cho thanh thiếu niên.

- Phấn đấu 20% số làng có thư viện, tủ sách

- Hàng năm, mỗi xã, thị trấn tổ chức từ 2 – 3 đêm liên hoan giao lưu văn nghệ quần chúng.

100% thôn xóm có từ 1 - 2 loại hình câu lạc bộ được duy trì hoạt động. Để đạt được những mục tiêu trên đối với việc xây dựng ĐSVHCS, Chương trình 17 – Ctr/HU đã nêu rõ một số giải pháp chính:

Thứ nhất: huyện phải mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước và phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH”. Bằng nhiều hình thức phong phú tuyên truyền, giáo dục làm chuyển biến nhận thức về văn hóa trong các tầng lớp nhân dân trong huyện; đặc biệt là trong các cấp ủy Đảng, đảng viên, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ các đoàn thể quần chúng về sự cần thiết, tầm quan trọng và tính cấp bách của sự nghiệp xây dựng phát triển văn hóa, về trách nhiệm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ văn hóa trong thời kỳ mới.

Chương trình cũng nêu rõ việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước phải gắn với phát động phong trào thi đua hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và các hoạt động hàng ngày của các tổ chức cơ sở Đảng, các cơ quan đoàn thể, của mỗi gia đình, của từng cấn bộ đảng viên và mỗi người dân.

Đồng thời để tạo ra xung lực mới cho việc xây dựng ĐSVH ở các cơ sở, Chương trình 17 – Ctr/HU đã phát động và triển khai việc thực hiện sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH”. Giáo dục, tuyên truyền và tích cực động viên các tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia vào phong trào này. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” phải được triển khai sâu rộng ở khắp các cơ sở, bao gồm các phong trào: Người tốt, việc tốt; Uống nước nhớ nguồn; Đền ơn đáp nghĩa; Xóa đói giảm nghèo; Xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã, phố, phường văn hóa; Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống mới ở khu dân cư; Xây dựng xóm phố bình yên, gia đình hòa thuận, con cháu thảo hiền… Toàn bộ các phong trào ấy đều hướng vào phong trào thi đua yêu nước “tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Từng nơi căn cứ vào tình hình cụ thể trong từng thời gian thích hợp, tập trung vào những nội dung chủ yếu, có lực lượng nòng cốt trong từng việc, có những hình thức thực hiện thích hợp; đồng thời, có những chính sách khuyến khích, cổ vũ phong trào, ghi nhận những cá nhân, đơn vị làm tốt, nhằm tạo chuyển biến tích cực, có hiệu quả thiết thực. Phải có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng những đơn vị, cá nhân điển hình. Phê phán, khắc phục những lệch lạc , tiêu cực, khắc phục những yếu kém, khó khăn.

Thứ hai: Khuyến khích các làng, xa, các xí nghiệp, cơ quan xây dựng các quy ước về nếp sống văn hóa, xây dựng đoàn kết nội bộ, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, giữ gìn vệ sinh thân thiện, bảo vệ môi trường, thiên nhiên “xanh, sạch, đẹp”.

Thư ba: Tăng cường nguồn đầu tư cơ sở vật chất cho văn hóa. Khuyến khích các xã, thị trấn tăng thêm nguồn đầu tư cho văn hóa và tích cực khai thác, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước phục vụ cho văn hóa.

Các xã, thị trấn cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng các nhà văn hóa, sân vận động và các đài truyền thanh xã hoạt động có hiệu quả. Có kế hoạch bảo vệ và tu bổ di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Cần phải củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ văn hóa và chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ văn hóa ở cơ sở. Chúng ta cần quan tâm tới chế độ, chính sách đối với cán bộ văn hóa ở các xã, thị trấn.

Thứ tư: Một giải pháp hết sức quan trọng trong việc xây dựng ĐSVHCS ở huyện là cần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Huyện cần mở các đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi trong tổ chức Đảng, kết hợp quán triệt tổ chức thực hiện

NQTƯ 5 (khóa VIII) với kiểm điểm trách nhiệm các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đoàn thể, đảng viên trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) và các Nghị quyết của Tỉnh, của huyện về văn hóa. Tiến hành tự phê bình và phê bình về tư tưởng, đạo đức và lối sống trong toàn đảng để rút ra bài học kinh nghiệm về lãnh đao văn hóa.

Ở các cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn kiểm điểm, đánh giá việc xây dựng GĐVH, làng văn hóa, cơ quan văn hóa để rút ra bài học cho thời gian tới; lấy xây dựng GĐVH, làng văn hóa là một trong những tiêu chuẩn để bình xét thi đua khen thưởng hàng năm đối với các tập thể và cá nhân cán bộ đảng viên; đồng thời xem xét để phân loại tổ chức cơ sở đảng vững mạnh.

Với những chỉ tiêu và nhiệm vụ mà chương trình 17 – Ctr/HU của Huyện ủy đưa ra, UBND huyện đã đề ra Kế hoạch số 50 KH/UB về thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII) và Chương trình của Huyện ủy về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong Kế hoạch 50 KH/UB, UBND huyện đã đề ra phương án tổ chức thực hiện:

Để thực hiện tốt Chương trình số 17 của Huyện ủy và Kế hoạch 50 của UBND huyện về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”, UBND huyện đề nghị các đoàn thể nhân dân, yêu cầu các ngành, các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch, vận động các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, thực hiện tốt những nội dung mà Chương trình 17 – Ctr/HU và Kế hoạch 50 KH/UB đề ra.

UBND các xã, thị trấn phối hợp với các phòng, ban ngành của toàn huyện xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể của cơ sở mình, đồng thời tiến hành kiện toàn ban chỉ đạo (BCĐ) xã, thị trấn. BCĐ lấy tên là: “BCĐ toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” do đồng chí Chủ tịch UBND xã, thị trấn làm trưởng ban.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch của UBND huyện, các xã, thị trấn căn cứ vào hướng dẫn của các ngành chuyên môn và tình hình thực tiễn mà

kịp thời bổ sung vào kế hoạch và chương trình của địa phương cho phù hợp. Hàng năm, các cơ sở cần tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.

UBND huyện giao cho phòng Văn hóa Thông tin phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các ngành hữu quan, thường xuyên kiểm tra đôn đốc và báo cáo kết quả với UBND huyện.

Mọi cấp, mọi ngành, mọi cơ quan, đơn vị… đều phải có chương trình hành động của mình. Mọi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII), Chương trình số 17 Ctr/HU của Huyện ủy, Kế hoạch 50 KH/UB của UBND về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Nhằm rèn luyện và làm gương tốt về tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng ĐSVH lành mạnh, tạo nên những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện tốt NQTƯ 5 (khóa VIII) trong những năm sau.

Tiếp đến, ngày 15 tháng 8 năm 2004, Đảng bộ huyện đã họp mở rộng thảo luận và thống nhất chương trình thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) và tiếp tục thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Căn cứ vào những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa trong giai đoạn tới mà Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) để ra; thực hiện Chương trình số 61 Ctr/TU ngày 9/8/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây về tiếp tục thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII); đồng thời trên cơ sở tổng kết, kiểm điểm kết quả 5 năm thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Oai xây dựng chương trình thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) theo quyết định số 19 CTr/HU ngày 18/8/2004.

Sau khi đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những yếu kém, khuyết điểm cần khắc phục của 5 năm thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII),

Chương trình hành động của Huyện ủy tập trung làm rõ những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tiếp tục thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII) và Kết luận của Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX).

Để đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, tạo nên sự phát triển đồng bộ trên cả ba lĩnh vực; Chương trình hành động hướng vào những chỉ tiêu cụ thể đến năm 2010 đối với việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Cụ thể hơn là toàn Đảng bộ cần tập trung phấn đấu thực hiện tốt những chỉ tiêu sau:

- Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học và trung học, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện trong giáo dục đào tạo.

- 80% đến 85% số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 100% gia đình đảng viên được công nhận là gia đình văn hóa.

- 50% đến 55% số làng, cụm dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thanh oai (hà nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 50 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)