Nhận thức của ngƣời bán hàng rong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tâm lý xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở hà nội (Trang 28 - 29)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TÂM LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NGƢỜI BÁN HÀNG RONG

1.3.2. Nhận thức của ngƣời bán hàng rong

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nhận thức các sự vật, hiện tượng và thể hiện thái độ và hành động của mình. Thông qua nhận thức, con người phản ánh hiện thực khách quan xung quanh mình và cả hiện thực của bản thân mình.

Như vậy, nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người nhưng không phải là sự phản ánh đơn giản, thụ động mà là quá trình biện chứng dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong mối quan hệ với khách thể. Tính tích cực của chủ thể được thể hiện: một mặt chủ thể tác động vào thế giới khách quan, mặt khác con người còn sáng tạo trong hoạt động để nắm bắt được bản chất, quy luật của thế giới khách quan tác động làm cho thế giới khách quan phát triển không ngừng [27].

Dưới góc độ Tâm lý học, nhận thức thể hiện tính tích cực hoạt động tư duy của con người, là khả năng phản ánh những thuộc tính của sự vật, hiện tượng, mối quan hệ của chúng trong hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Quá trình sống đòi hỏi con người phải nắm bắt, phải hiểu được quy luật của tự nhiên và xã hội để tham gia cải tạo tự nhiên - xã hội có hiệu quả. Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp là nhận thức cảm tính, bao gồm cảm giác và tri giác. Mức độ cao là nhận thức lý tính, bào gồm tư duy và tưởng tượng.

Nhận thức của người bán hàng rong về công việc bán hàng của họ lúc đầu là nhận thức cảm tính. Một số người thấy việc ra Hà Nội kiếm sống của những người khác trong làng là hành động cần thiết nhằm cải thiện cuộc sống

khó khăn. Tuy nhiên, nhận thức của họ chỉ dừng lại ở mức độ biết tới, bắt chước, adua. Ở mức độ nhận thức cảm tính, những người bán rong thấy ham muốn với công việc bán hàng rong vì kiếm được nhiều tiền hơn làm ruộng ở quê. Họ đi bán hàng là do bị rủ rê ra thành phố mà không có hiểu biết về cuộc sống và công việc bán rong, vì vậy họ thường mất thời gian ban đầu để thích ứng, để “rút kinh nghiệm”. Ở mức độ nhận thức lí tính, với sự tham gia của quá trình tư duy và sự trải nghiệm cuộc sống bán rong ở đô thị của bản thân. Những hiểu biết về việc ra đô thị làm việc của người bán hàng rong đã thay đổi. Họ thấy được lợi ích của công việc đó và bắt đầu nhận biết được phải làm gì và phải cư xử như thế nào để có thể tồn tại giữa đất kinh kỳ. Họ phát triển các kỹ năng bán hàng và dần dần bán rong trở thành “nghề” của họ, mặt khác họ cũng dần hoàn thiện “nhân cách của người bán rong”.

Tóm lại, nhận thức của người bán rong được thể hiện ở chỗ thông qua công việc bán rong của mình, người bán rong nhận thức được ý nghĩa của việc bán hàng rong với người dân Hà Nội, ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc bán hàng rong đến mỹ quan đường phố, và cách họ nhìn nhận về tương lai của công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tâm lý xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở hà nội (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)