Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
2.2.2.1. Mục đích phỏng vấn sâu
Nhằm tìm hiểu sâu thêm những kinh nghiệm bán hàng, cuộc sống và các ứng xử của người bán hàng rong khi kiếm sống ở Hà Nội. Ý kiến của người bán hàng, khách mua hàng, công an, cán bộ quản lý chợ xung quanh vấn đề cấm bán hàng rong, qua đó góp phần đưa ra các giải pháp giúp đỡ những người bán rong.
2.2.2.2. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi phỏng vấn trực tiếp 03 người bán hàng rong, 06 khách mua hàng và 03 công an/ cán bộ quản lý.
2.2.2.3. Nội dung phỏng vấn
Nội dung phỏng vấn được chúng tôi chuẩn bị cho 3 loại đối tượng kể trên:
Đối với người bán hàng rong, những ý kiến được phân loại theo chủ đề: Tâm trạng khi nghĩ về gia đình ở quê khi bán hàng ở Hà Nội, Những khác biệt giữa nam giới và phụ nữ bán hàng, Kỹ năng ứng xử với khách hàng, với người cùng nghề, với cán bộ công an, Cái được và mất của nghề bán rong; Và những mong muốn của họ đối với công việc bán rong.
Đối với khách mua hàng, những ý kiến được phân loại theo chủ đề: Đánh giá về hàng rong trước đây và bây giờ, Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hiện tượng bán hàng rong, Đề xuất giải pháp.
Đối với công an và cán bộ quản lý, những ý kiến được phân loại theo chủ đề: Các hình thức xử phạt khi người bán hàng rong vi phạm, Quản lý đăng ký tạm trú, Những quy định về hàng rong, Ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của hàng rong, Giải pháp cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý người bán rong.
2.2.2.4. Cách tiến hành
Chúng tôi đã tiến hành gặp gỡ và trực tiếp phỏng vấn sâu từng khách thể. Bên cạnh những nội dung phỏng vấn đã được chuẩn bị từ trước, chúng tôi cũng chuẩn bị hình thức phỏng vấn theo ngữ cảnh, theo nội dung khách thể đề cập đến. Trong quá trình phỏng vấn, bên cạnh việc ghi chép các ý chính chúng tôi còn ghi âm lại cuộc phỏng vấn.