Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tâm lý xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở hà nội (Trang 36 - 39)

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức

2.1.3.1. Mục đích khảo sát chính

Tìm hiểu đặc điểm tâm lý - xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nội, từ đó đưa ra kết luận và đề xuất của nghiên cứu.

2.1.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu

Khi chọn mẫu nghiên cứu, chúng tôi xuất phát từ những căn cứ sau: - Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hểu đặc điểm tâm lý - xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nội

- Căn cứ vào đặc điểm của khách thể nghiên cứu là những người dân di cư bán hàng rong với giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn khác nhau.

Xuất phát từ những căn cứ trên, chúng tôi chọn mẫu để điều tra chính thức như sau:

- Địa bàn nghiên cứu

Địa bàn được lựa chọn là một số quận của thành phố Hà Nội: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai.

Khách thể nghiên cứu

- Khách thể điều tra bảng hỏi

Khách thể trong nghiên cứu này là những người những người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nội. Do vậy, khách thể của chúng tôi rất đa dạng và phong phú về giới tính, độ tuổi, trình độ…và được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu Số lượng Tổng Giới tính Nam 144 300 Nữ 156 Học vấn Cấp I 68 300 Cấp II 192 Cấp III 40 Độ tuổi 18-24 tuổi 22 300 25-39 tuổi 156 40-55 tuổi 122 Mặt hàng bán Hoa quả 74 300 Đồ ăn 76 Rau 20 Đồ nhựa 42 Hàng xén/ quần áo 60 Sách báo/ vé số 12 Sành sứ 16 + Về giới tính

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ định lựa chọn khách thể nam và nữ tương đương nhau để tìm hiểu về quan niệm của mỗi giới về nghề bán hàng rong.

+ Về độ tuổi

Độ tuổi của khách thể chúng tôi lựa chọn từ 18-55 tuổi (chúng tôi sẽ phân tích ở phần 3.1. Đặc điểm xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nội)

+ Về trình độ học vấn

Bảng 2.1 còn cho thấy trình độ học vấn của phần đông khách thể nghiên cứu là cấp II, chiếm 64.0%. Khách thể nghiên cứu có trình độ cấp III

chỉ chiếm có 13,3%, tức là có 40 người. Điều này cho thấy những người bán hàng rong có trình độ học vấn thấp.

- Số lượng khách thể phỏng vấn bán cấu trúc

Người bán hàng: 03 người ; Khách mua hàng: 06 người; Công an, cán bộ quản lý chợ: 03 người.

2.1.3.3. Điều tra chính thức

Trong giai đoạn điều tra chính thức, chúng tôi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi 300 người bán hàng rong. Hình thức chúng tôi tiến hành là: gặp gỡ những người được điều tra, hỏi chuyện và đánh dấu vào phiếu. Ngoài ra chúng tôi cũng tiến hành phóng vấn sâu một số người bán hàng rong, một số khách mua hàng, công an, cán bộ quản lý. Yêu cầu của chúng tôi khi điều tra là người trả lời bảng hỏi cũng như phỏng vấn phải trong trạng thái tỉnh táo, vui vẻ, chấp nhận việc trả lời. Để thuận lợi và đảm bảo chính xác, khách quan cho việc điều tra, chúng tôi giới thiệu và hướng dẫn bảng hỏi hoặc nội dung cần phỏng vấn, sau đó dành cho người được hỏi có khoảng thời gian nhất định để trả lời.

Qua việc sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, chúng tôi thu được những thông tin về khách thể nghiên cứu. Những phiếu điều tra thu được và nội dung các phỏng vấn sâu có tương đối đầy đủ những thông tin cần thiết được chúng tôi sử dụng làm dữ liệu chính khi phân tích và được trình bày trong luận văn.

2.1.3.4. Phân tích số liệu thu được

Những dữ liệu thu được bằng những phương pháp nghiên cứu khác nhau được chúng tôi sử dụng phương pháp thông kê toán học để phân tích. Theo mục đích và nhiệm vụ đặt ra, dữ liệu thu về được phân tích thành 2 mảng chính: Đặc điểm xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nội và Đặc điểm tâm lý của người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tâm lý xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở hà nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)