THỜI GIAN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tâm lý xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở hà nội (Trang 46 - 48)

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. THỜI GIAN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Đề tài được triển khai nghiên cứu từ tháng 7/2007 đến tháng 11/ 2008 với các bước thực hiện cụ thể như sau:

- Tháng 7/2007 đến tháng 9/2007: Nghiên cứu tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận, lập đề cương nghiên cứu.

- Tháng 10/2007 đến tháng 11/2007: Bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận, hoàn thiện đề cương chi tiết.

- Tháng 12/2007 đến tháng 2/2008: Lựa chọn, thiết kế xong công cụ nghiên cứu. Viết xong chương 1: Cơ sở lý luận và chương 2: Tổ chức nghiên cứu

- Tháng 3/2008 đến tháng 4/2008: Tiến hành nghiên cứu trên khách thể (điều tra bằng bảng hỏi; phỏng vấn sâu; quan sát..).

- Tháng 5/2008 đến tháng 9/2008: Xử lý số liệu nghiên cứu; Viết chương 3: Kết quả nghiên cứu; Kết luận và khuyến nghị.

Tiểu kết chƣơng 2

Nghiên cứu đã được thực hiện theo một quy trình có tổ chức chặt chẽ, từ khâu nghiên cứu lý luận để xác lập quan điểm chủ đạo trong việc nghiên đến khâu thực tiễn về đặc điểm tâm lý - xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nội. Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin khác nhau như phương pháp phân tích tài liệu để tìm hiểu vấn đề di cư lao động có căn nguyên kinh tế, vấn đề người bán hàng rong và các đặc điểm tâm lý- xã hội của họ, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu được số liệu định lượng về thực trạng cuộc sống, công việc và những tâm tư của người dân di cư bán hàng rong, phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu sâu thêm kinh nghiệm bán hàng, cuộc sống, các ứng xử của người bán hàng rong khi kiếm sống ở Hà Nội, phương pháp quan sát để tìm hiểu sâu thêm các hàng vi, cử chỉ, lời nói của người bán hàng rong khi bán hàng cho khách, phương pháp thống kê toán học để phân tích các kết quả khảo sát thực tiễn... Các phương pháp này hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý - xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nội, đồng thời cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tâm lý xã hội của người dân di cư bán hàng rong ở hà nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)