Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TÂM LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NGƢỜI BÁN HÀNG RONG
1.3.4. Kỹ năng ứng xử của ngƣời bán hàng rong
Kỹ năng được hiểu một cách thông thường là có năng lực thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó có kết quả. Song bản chất kỹ năng là gì lại được các nhà khoa học nghiên cứu và đề cập tới ở những góc độ khác nhau.
Các tác giả A.G. Kovaliov [16], S. Henry, (1981) [31] xem kỹ năng như là sự đưa ra cách thức hành động hợp với mục đích trong điều kiện nhất định. Khi đề cập tới kỹ năng, tác giả Trần Trọng Thủy [26], Đào Thị Oanh
[20] cũng nhấn mạnh khả năng vận dụng những tri thức hiểu biết vào thực tiễn. Như vậy, một điểm chung nhất về kỹ năng trong quan niệm của các tác giả nêu trên đó là sự nhấn mạnh phương thức của hành động.
Trong khi đó N.D. Levitov và K.K. Platonov, G.G. Golubev xem kỹ năng như là năng lực của con người giúp họ thực hiện một hoạt động có hiệu quả trong điều kiện mới [dẫn theo 18]. Các tác giả Vũ Dũng, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành [6], [27], [25] cũng xem việc có kỹ năng là năng lực vận dụng tri thức về hành động, hay thao tác của hành động theo đúng quy trình để có kết quả mong muốn. Như vậy, kỹ năng trong các quan điểm này không chỉ đơn thuần ở khía cạnh kỹ thuật của hành động mà còn là sự gắn kết với việc vận dụng tri thức trong điều kiện nhất định.
Trong những năm gần, đây khi đề cập tới kỹ năng nghề nghiệp người ta không chỉ dừng lại ở tiêu chí kết quả chính xác, khả năng linh hoạt, mà còn xem xét các yếu tố thái độ, động cơ của cá nhân trong thực hiện hành động có kỹ năng đó. Cách tiếp cận này xem xét kỹ năng ở góc độ rộng hơn khi nó kết nối các yếu tố kiến thức, kỹ thuật và giá trị (thái độ, niềm tin) trong hành vi của một hoạt động nhất định. Cách tiếp cận này được J.N. Richard (2003) coi đó là những hành vi được thể hiện ra hành động bên ngoài và là kết quả của sự nối kết giữa lý thuyết và giá trị (thái độ, niềm tin) [32].
Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ. Cách nói năng, tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất.
Ứng xử trong giao tiếp giữa người bán và người mua là quá trình người bán hàng chủ động phản ứng của mình qua lời nói, thái độ, cử chỉ hành tác động phù hợp nhất tới tâm lý người mua hàng nhằm đạt tới mục đích cao nhất trong kinh doanh là tiêu thụ được sản phẩm.
Như vậy theo chúng tôi, kỹ năng ứng xử của người bán hàng rong là khả năng sử dụng ngôn ngữ (có lời và không lời) nhằm biểu đạt nhận thức,
xúc cảm, tình cảm, niềm tin… của họ với khách hàng và về các mặt hàng với mục đích bán được hàng và thu được lợi nhuận cao. Đối với nghề bán hàng rong, kỹ năng bán hàng được tích lũy qua kinh nghiệm bán hàng. Vì vậy, kỹ năng này đơn giản và chưa được coi là những kỹ xảo của nghề. Kỹ năng của người bán rong chủ yếu thể hiện qua việc nhận biết từng đối tượng khách mua hàng, người già hay thanh niên, trẻ em, phụ nữ hay nam giới, người dễ tính hay người khó tính… và khả năng ứng phó với lệnh cấm bán hàng rong, và sự truy quét bắt hàng của công an.
Tiểu kết chƣơng 1
Tổng quan nghiên cứu về tình hình di cư lao động trên thế giới cho thấy những người dân di cư là để tìm kiếm một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Nghiên cứu hiện tượng bán hàng rong cho thấy ở Việt Nam vấn đề bán hàng rong đã xuất hiện từ lâu, nhưng chưa có một tài liệu nào nói chính xác về thời điểm xuất hiện của nó. Bán hàng rong được coi là một nghề, nó giúp cho người dân di cư từ nông thôn ra thành phố có thêm thu nhập để phụ giúp gia đình. Hệ thống các khái niệm cơ bản của đề tài và các khái niệm có liên quan như: Người bán hàng rong, nhu cầu của người bán hàng rong, nhận thức của người bán hàng rong, tâm trạng của người bán hàng rong, kỹ năng ứng xử của người bán hàng rong giúp chúng tôi hiểu rõ các đặc điểm tâm lý - xã hội của người bán rong, đó là những thông tin chung về người bán rong và công việc của họ, những đặc điểm tâm lý nổi trội: nhu cầu của người bán rong, nhận thức của người bán rong, tâm trạng của người bán rong và kỹ năng ứng xử của người bán rong. Trên cơ sở các khái niệm lý luận này, chúng tôi phân tích được đặc điểm tâm lý - xã hội nổi trội của người dân di cư bán hàng rong ở Hà Nội trong chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn.