Chủ trương thiết lập, củng cố quan hệ đoàn kết chiến đấu với cách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam với CuBa (1960-1975) (Trang 36 - 51)

1.2. Đƣờng lối đối ngoại của Đảng và chủ trƣơng thiết lập, củng cố

1.2.2. Chủ trương thiết lập, củng cố quan hệ đoàn kết chiến đấu với cách

mạng Cuba

Xuất phát từ đường lối đoàn kết quốc tế của Đảng và Nhà nước phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Các nước XHCN luôn được Đảng và Nhà nước

VNDCCH xác định chiếm vai trò, vị trí quan trọng là những đồng minh chiến lược, ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ. Đảng Lao động Việt Nam luôn nỗ lực cụ thể hóa thành chủ trương, chính sách thúc đẩy thiết lập và tăng cường củng cố quan hệ với Cuba.

Trước khi quan hệ Việt Nam với Cuba được thiết lập chính thức, hai nước đã có những chuyến thăm, bài nói, bài phát biểu của đại diện hai bên thể hiện thiện chí ủng hộ cuộc đấu tranh của nhau, tinh thần sẵn sàng đoàn kết chiến đấu.

Khi cách mạng Cuba thành công ngày 1-1-1959, đại diện của Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiễn rất rõ lập trường ủng hộ và sẵn sàng đoàn kết với cuộc cách mạng của nhân dân Cuba. Ngày 6-2-1959, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi điện văn với nội dung chủ đạo (xem thêm phụ lục 1): công nhận Chính phủ lâm thời là chính phủ hợp pháp của nhân dân Cuba; chào mừng thắng lợi của họ. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài được đăng trên báo nhân dân thể hiện sự ủng hộ, đoàn kết với cách mạng Cuba. Ngày 1-6-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho nhân dân Cuba với nội dung chủ yếu chào mừng thắng lợi lớn của cách mạng Cuba và nhấn mạnh thiện chí muốn đoàn kết chiến đấu với Đảng và nhân dân Cuba: “Tuy hai nước chúng ta cách xa nhau hàng vạn dặm, nhân dân Việt Nam luôn luôn gần gũi nhân dân Cuba anh em trong cuộc đấu tranh anh dũng chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ, giữ gìn độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân”[106, tr. 580].

Từ ngày 30-5 đến ngày 3-6-1960, Tổng thanh tra quân đội nước Cộng hòa Cuba - ông Viliam Can-vét Rốt-đơ-ri-ghét sang thăm Việt Nam, và đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón tiếp nồng nhiệt. Tháng 10-1960, ông Pê-lơ-gơ-rin Tô-rát, Chủ nhiệm Ban đối ngoại báo “Ngày nay”, cơ quan Trung ương Đảng xã hội đã đem tình cảm chân thành của nhân dân Cuba đến với nhân dân Việt Nam.

Từ ngày 28-11 đến ngày 4-12-1960, đoàn đại biểu Chính phủ đầu tiên của nước Cộng hòa Cuba do Thứ trưởng ngoại giao Héc-tô Rốt-đơ-ri-ghét dẫn đầu sang thăm hữu nghị Việt Nam. Ngày 2-12-1960, Chính phủ nước VNDCCH với Chính phủ nước Cộng hòa Cuba tiến hành lễ ký kết Hiệp định đặt quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ, Hiệp định về trao đổi thương mại Hiệp định thanh toán; Hiệp định dài hạn về trao đổi văn hóa, khoa học và kỹ thuật (xem thêm phụ lục 2).

Đó là sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là mốc mở đầu đánh dấu thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước. Bắt đầu từ đây, Việt Nam với Cuba trở thành những người bạn, người đồng chí đoàn kết chống lại kẻ thù chung là đế quốc Mỹ; gắn bó dưới ngọn cờ CNQTVS cùng nhau CNĐQ bảo vệ độc lập và hòa bình và xây dựng đất nước theo con đường CNXH. Mối quan hệ này không ngừng được vun đắp, tôi luyện qua những biến cố, thử thách của lịch sử. Đó là “sự kiện có tính chất mở màn cho lịch sử quan hệ có tính chất tiêu biểu giữa hai dân tộc trong mối quan hệ quốc tế ngày nay, mà còn thúc đẩy nhanh chóng sự hình thành phong trào nhân dân Cuba đoàn kết với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam”.[100, tr. 27].

Bắt đầu từ đây, quan hệ hai nước được mở ra trên nhiều phương diện: chính trị, - ngoại giao, kinh tế - trao đổi thương mại…

Trên phương diện chính trị - ngoại giao, quan hệ Việt Nam với Cuba chủ yếu được thể hiện qua: Các chuyến viếng thăm lẫn nhau của các đoàn đại biểu cấp cao; sự ủng hộ lẫn nhau về quan điểm, lập trường tại các diễn đàn trong nước, khu vực và hoạt động ngoại giao nhân dân.

Mặc dù Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba ở thời điểm không phải là sớm, nhưng hai Đảng và Chính phủ và nhân dân hai nước lại rất nhanh chóng có hành động cụ thể ủng hộ, giúp đỡ có hiệu quả trong cuộc chiến chống CNĐQ mà kẻ thù chung là đế quốc Mỹ, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của mình.

Tháng 4-1961, đế quốc Mỹ sử dụng lính đánh thuê tấn công bãi biển Hi-rôn âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Đại diện của Chính phủ nước VNDCCH, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi điện cho Thủ tướng nước Cộng hòa Cuba Phi- đen Ca-xtơ-rô lên án, tố cáo những hành động xâm lược của Mỹ, đồng thời khẳng định sự tin tưởng, ủng hộ trước sau như một đối với công cuộc bảo vệ tổ quốc của Cuba, với tinh thần “nhân dân Việt Nam hết lòng hết sức ủng hộ cuộc đấu tranh thần thánh của nhân dân Cuba”, đồng thời bức điện cũng khẳng định nhân dân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tin chắc rằng nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Chính phủ cách mạng Cuba do Thủ tướng đứng đầu sẽ tăng cường đoàn kết và đánh tan mọi hành động xâm lược của đế quốc Mỹ và bè lũ tay

sai. Ngày 20-4-1961, Đoàn đại biểu Chính phủ nước VNDCCH sang thăm và trao quốc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Tổng thống nước Cộng hòa Cuba Ốt-van- đô Đô-ti-cốt.

Để khẳng định tinh thần sẵn sàng đoàn kết với nhân dân Cuba, Tuyên bố của nhân dân miền Nam Việt Nam do Thông tấn xã Giải phóng phát ngày 19-4-1961: “cách mạng Cuba là tấm gương cỗ vũ lớn lao đối với cuộc chiến đấu của chúng tôi…Nhân dân và Chính phủ cách mạng Cuba có thể hoàn toàn tin tưởng vào sự đoàn kết và sự ủng hộ kiên quyết nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”[148, tr. 4].

Trong giai đoạn đấu tranh chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Một trong những cái cớ mà Mỹ sử dụng để hợp thức hóa cuộc chiến tranh xâm lược của mình ở miền Nam Việt Nam là “để chống Bắc Việt Nam xâm lược Nam Việt Nam” nhằm đánh lừa dư luận thế giới rằng cuộc chiến ở Việt Nam thực chất là một cuộc nội chiến, hiểu sai về tính chất chính nghĩa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Vận động quốc tế hiểu tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến, hiểu đây không phải là cuộc nội chiến trên quốc tế; ủng hộ đường lối kháng chiến của Việt Nam; lên án tố cáo chính sách xâm lược và hành động tàn bạo của Mỹ và chính quyền tay sai; tranh thủ lực lượng yêu chuộng hòa bình thế giới hình thành phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam là một nhiệm vụ lớn của hoạt động ngoại giao trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến; MTDTGPMNVN vừa mới ra đời chưa được quốc gia nào công nhận (kể cả các nước trong hệ thống XHCN), cho nên nhiệm vụ trung tâm của ngoại giao giai đoạn này là tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc đấu tranh của các lực lượng yêu nước và cách mạng miền Nam mà đại diện là MTDTGPMNVN.

Trong hoàn cảnh miền Bắc đang thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961- 1965), miền Nam trực tiếp chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Nhiệm vụ cách mạng của Việt Nam trải qua giai đoạn rất khó khăn khi những năm đầu chưa thật sự được các nước XHCN, nhất là Liên Xô và Trung Quốc đồng tình, ủng hộ. Liên Xô và Trung Quốc chưa thực sự đồng tình với đường lối kháng chiến của Đảng, chưa ủng hộ nhiều cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Liên Xô lo ngại chiến tranh ở miền Nam ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của mình, đến

xu thế hòa hoãn Xô – Mỹ. Ngoài ra, đây ra là giai đoạn mâu thuẫn Xô – Trung gia tăng căng thẳng dẫn đến sự không thống nhất giữa một số nước XHCN khác đối với đường lối cách mạng của Việt Nam.

Sau nhiều lần gửi kiến nghị với Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ, ngày 30-11- 1961, Bộ ngoại giao VNDCCCH đã gửi công hàm tới 103 quốc gia trên thế giới với nội dung chủ đạo tố cáo hành động phá hoại Hiệp định Giơnevơ, âm mưa và hành động xâm lược nước Việt Nam. Ngày 28-2-1962, Chính phủ VNDCCH tiếp tục gửi

giác thư cảnh báo cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương, đồng thời nêu rõ lập trường quyết tâm bảo vệ Hiệp định Giơnevơ của Việt Nam.

Trong hoàn cảnh cách mạng Việt Nam đang gặp phải những khó khăn đó, chính Cuba là nước đầu tiên thể hiện rất rõ lập trường ủng hộ cho cuộc kháng chiến của chúng ta: Ngày 3-12-1961, Phong trào bảo vệ hòa bình và chủ quyền các dân tộc của Cuba ra tuyên bố về sự can thiệp thô bạo của đế quốc Mỹ vào miền Nam Việt Nam và kêu gọi nhân dân thế giới hãy lên tiếng phản đối những hành động của chúng; Đặc biệt hơn cả, năm 1961, Cuba là nước đầu tiên trên thế giới chính thức công nhận MTDTGPMNVN.

Ngày 20-12-1961, Chính phủ Cuba đứng đầu là Thủ tướng Phi-đen Ca-xtơ- ro đã ra tuyên bố công nhận MTDTGPMNVN. Có nghĩa là “Cuba là nước đầu tiên chính thức ủng hộ lập trường cách mạng Việt Nam về việc đánh đổ đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thành lập chính quyền cách mạng, thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập tiến tới thống nhất đất nước[101, tr. 14]. Như vậy, vượt qua nhận thức của thời đại, Đảng và Chính phủ Cuba là nước đầu tiên và thể hiện rất rõ lập trường, quan điểm của mình, tin tưởng vào MTDTGP MNVN, tin tưởng vào cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi, đồng thời góp phần không nhỏ vào cuộc vận động lực lượng tiến bộ, bạn bè quốc tế hiểu rõ về tính chất chính nghĩa và ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Trong khi đó, phải đến năm 1963, Trung Quốc, rồi Liên Xô và các nước XHCN mới ủng hộ Mặt trận, tán thành đường lối khánh chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam[91, tr. 13].

Từ chỗ tin tưởng, ủng hộ đường lối kháng chiến của Đảng, ủng hộ lập trường của MTDTGP MNVN. Đảng, Chính phủ và nhân dân Cuba đã có những hành động giúp đỡ thiết thực cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

Bước sang năm 1962, thực hiện mưu đồ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ - Ngụy tăng cường thực hiện các cuộc hành quân, càn quyét, dồn dân, lập “ấp chiến lược” (dự định đến cuối 1962 sẽ đưa 90% thôn xã vào các Ấp), cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn. Để kịp thời đáp ứng những thay đổi của cách mạng miền Nam, ngày 16-2-1962, Đại hội lần thứ I của MTDTGPMNVN họp và bầu ra Ủy ban Trung ương Mặt trận với tư cách là người đại diện chân chính của nhân dân miền Nam. Về mặt ngoại giao, Nghị quyết BCHTƯ (2-1962) nêu rõ những việc cần làm quan trọng để nâng cao địa vị và vai trò của Mặt trận trên trường quốc tế.

Lúc này, Cuba cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là sự bao vây, chống phá của Mỹ từ mọi phía. Tháng 7-1962, Chính phủ Cuba đáp ứng yêu cầu của Việt Nam và chấp nhận cho phái đoàn đại diện thường trú của MTDTGPMNVN. Đó là phái đoàn đại diện đầu tiên của Mặt trận ở nước ngoài. Tại đây, đoàn đã được Đảng và Chính phủ Cuba tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động như một cơ quan ngoại giao. Đây là những việc làm có ý nghĩa rất lớn mà Cuba đã dành cho Việt Nam. Sự giúp đỡ đó thật chân thành và quý báu, bởi trong điều kiện chưa có một nước nào chấp nhận và giúp đỡ Mặt trận, kể cả các nước đồng minh lớn đã từng ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp như Liên Xô và Trung Quốc.

Trong năm 1962, cách mạng Cuba cũng gặp nhiều khó khăn từ sự chống phá của Mỹ. Ngày 24-8-1962, Mỹ cho tàu chiến bắn phá thủ đô La Habana giết hại dân thường. Trước hành động khiêu khích hèn nhát đó, ngày 1-9, Thủ tướng Phi-đen Ca- xtơ-rô ra tuyên bố lên án tố cáo âm mưu và hành động của Mỹ. Ngày 4-9-1962, Ủy ban Trung ương MTDTGPMNVN đã ra tuyên bố lên án tội ác của Mỹ và khẳng định: “nhân dân Cuba có thể hoàn toàn tin tưởng vào sự đoàn kết và sát cánh của nhân dân miền Nam Việt Nam, cả hai cùng đang chống một kẻ thù chung là đế quốc Mỹ”[4, tr. 4]. Tháng 10-1962, Mỹ trực tiếp đưa máy bay, tàu chiến phong tỏa Cuba, gây ra vụ khủng hoảng tên lửa hạt nhân ở vùng biển Ca-ri-bê đe dọa nghiêm trọng nền độc lập mà nhân dân Cuba mới giành lại được. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố dứt khoát thể hiện lập trường ủng hộ Đảng, Chính phủ Cách mạng Cuba chống lại âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ. Tuyên bố ngày 14-10-1962 của Ủy ban Trung ương MTDTGPMNVN tiếp tục khẳng định tinh thần

ủng hộ và đoàn kết với cách mạng Cuba và cuộc chiến mà họ đang phải đương đầu;

Tuyên bố ngày 27-10-1962 của nước VNDCCH ủng hộ lập trường khẳng định dứt khoát cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Cuba và khẳng định sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Cuba nhất định sẽ thành công [5, tr. 4].

Từ cuối năm 1963, trước những thất bại bước đầu của kế hoạch Xta-lây Tay- lo, Tổng thống Mỹ L.Giôn-xơn lên thay đã cho triển khai kế hoạch Giôn-xơn Mắc- na-ma-ra tăng cường hơn nữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam. Để hỗ trợ cho chiến lược, năm 1964, Giôn-xơn mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Trước những thay đổi đó, nhiệm vụ chủ yếu của ngoại giao Việt Nam lúc này là khuếch trương thắng lợi trên chiến trường, tố cáo Mỹ và cảnh báo thế giới về nguy cơ leo thang chiến tranh, động viên dư luận thế giới, tranh thủ dư luận thế giới lên án Mỹ.

Cũng từ đây, các hoạt động của Đảng, Chính phủ, các tổ chức, đoàn thể Cuba đã tham gia tích cực hơn nhằm lên án, tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ với nhân dân Việt Nam, đồng thời thể hiện sự đồng tình, ủng hộ đường lối kháng chiến của chúng ta.

Năm 1963, trong khi cách mạng Cuba còn gặp nhiều khó khăn, Thủ tướng Phi-đen Ca-xtơ-rô trao cho đồng chí Hoàng Văn Lợi (đại diện của MTDTGPMNVN ở la Habana) ngân phiếu trị giá 20 vạn USD để giúp Mặt trận mua vũ khí.

Ngày 5-8-1964, để thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, đế quốc Mỹ dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”. Một ngày sau đó, Thủ tướng Phi-đen Ca-xtơ-rô và Tổng thống O.Đô-ti-cốt đã ra tuyên bố“đối với những hành động khiêu khích hèn nhát của đế quốc Mỹ ở miền Bắc Việt Nam, nhân dân Cuba lên tiếng ủng hộ nhân dân miền Bắc Việt Nam và kêu gọi tất cả các nước yêu chuộng hòa bình có những ủng hộ cần thiết đối với nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong cuộc chiến đấu tự vệ chống đế quốc Mỹ xâm lược ” [36, tr. 4].

Cuối tháng 10-1964, Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Cuba do ông Ma-nu- en Gác-xia Ca-le-rơ Tỉnh ủy viên, kiêm Chủ tịch Ủy ban phối hợp hành chính tỉnh Cam-ma-guây làm Trưởng đoàn sang Việt Nam bày tỏ thiện chí sắt son đoàn kết chiến đấu của nhân dân Cuba với nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam với CuBa (1960-1975) (Trang 36 - 51)