Xây dựng, củng cố, phát triển quan hệ Việt Nam – Cuba là một

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam với CuBa (1960-1975) (Trang 105 - 161)

3.1. Đánh giá chung về 15 năm xây dựng, phát triển quan hệ Việt Nam

3.1.1. Xây dựng, củng cố, phát triển quan hệ Việt Nam – Cuba là một

trình tích cực của cả hai Đảng, hai Nhà nước phù hợp xu thế thời đại và lợi ích của hai nước.

Xây dựng, củng cố, thúc đẩy phát triển quan hệ Việt Nam với Cuba giai đoạn 1960-1975 là một quá trình lịch sử lâu dài gắn bó trực tiếp đến thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng mỗi nước. Quá trình xây dựng quan hệ hai nước thể hiện nỗ lực không ngừng của hai Đảng, hai Nhà nước cả trong nhận thức và hành động. Đó là một trong những nguyên nhân chính tạo nên thành công trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam với Cuba hữu nghị, đoàn kết chiến đấu với nhau trong sự nghiệp cách mạng hai nước.

Cách mạng Cuba thành công năm 1959, hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ độc tài thân Mỹ Ba-xti-ta, trở thành lá cờ đầu trong cuộc chiến chống CNTD mới ở Mỹ Latinh. Sau đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân Cuba đã lựa chọn xây dựng đất nước theo con đường XHCN, lựa chọn đứng trong hàng ngũ của những người cộng sản, của CNQTVS, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kiên quyết bảo vệ phong trào độc lập dân tộc trên thế giới.

Xuất phát từ mục tiêu chiến lược độc lập dân tộc và CNXH, cách mạng Việt Nam (1954-1975) đã được Đảng Lao động Việt Nam hoạch định thực hiện song song hai nhiệm vụ tiến hành CMXHCN ở miền Bắc và CMDTDCND ở miền Nam, tiến tới hoàn thành nhiệm vụ chung là CMDTDCND trong cả nước, tiến tới thống nhất tổ quốc.

Đối với Việt Nam, để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, ngoài yếu tố nội lực có vai trò quyết định, Việt Nam rất cần viện trợ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, nhất là trong hệ thống các nước XHCN anh em. Còn Cuba muốn có một môi trường quốc tế ổn định để phát triển kinh tế đất nước. Vì thế, Đảng, Nhà nước và

nhân dân hai nước đã xích lại gần nhau, ủng hộ lẫn nhau, vừa phù hợp với lợi ích của mỗi nước, vừa góp phần củng cố hệ thống XHCN trên thế giới. Hai dân tộc Việt Nam và Cuba sớm tìm đến nhau, chung lưng đấu cật trong cuộc chiến chống CNĐQ, vì những miêu cao cả giống nhau[87, tr. 105]. Việt Nam, Cuba trở thành hai “thành trì” của cách mạng thế giới: một ở Tây bán cầu, một ở Đông bán cầu.

Trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, nhân dân hai nước đã có những tình cảm tốt đẹp dành cho nhau được thể hiện qua những nhân vật cụ thể như Hô-xê Mác-ti và Hồ Chí Minh. Ngay khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Cuba thành công, đại diện của hai Đảng, hai Nhà nước đã bày tỏ những tình cảm, sự đồng tình ủng hộ cho cách mạng mỗi nước. Nhờ những hoạt động tích cực đó mà chỉ trong thời gian ngắn, quan hệ ngoại giao Việt Nam với Cuba đã chính thức thiết lập ở cấp đại sứ ngày 2-12-1960. Ngày đó đã trở thành sự kiện đặc biệt, đặt cột mốc quan trọng, chính thức mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Cuba. Đảng và Nhà nước Việt Nam và Cuba nhận thức sâu sắc sự thành công của cách mạng hai nước đóng vai trò quan trọng bổ trợ, giúp đỡ cho nhau hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng đề ra. Vì vậy, hai Đảng, hai Nhà nước luôn tích cực vun đắp, xây dựng quan hệ hai nước phát triển, góp phần vào thành công của cách mạng mỗi nước.

Về phía Việt Nam, trên nền tảng của đường lối cách mạng độc lập, tự chủ, Đảng và Nhà nước Việt Nam hoạch định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ mà cốt lõi của vấn đề là đoàn kết chặt chẽ với các lực lượng cách mạng thế giới, trọng tâm là các nước XHCN do Liên Xô đứng đầu; hình thành và phát triển một mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết, ủng hộ sự nghiệp cách mạng của Việt Nam, tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù xâm lược. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quý trọng và vun đắp cho tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu với Đảng và Nhà nước Cuba. Xuất phát từ quan điểm lấy lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước làm trọng, lập trường Đảng và Nhà nước Việt Nam trước sau như một, là luôn coi trọng, không ngừng củng cố phát triển quan hệ với Cuba. Điều đó được chứng minh bằng những hành động thực tiễn của Đảng và Nhà nước Việt Nam: tuyệt đối tin tưởng và ủng hộ sự nghiệp cách mạng Cuba, vào đường lối chiến lược, chính sách của Đảng và Nhà nước Cuba; lên án, tố cáo những hành động xâm lược của đế

quốc Mỹ vào Cuba và sẵn sàng cùng nhân dân Cuba chống lại kẻ thù chung; tăng cường phát triển quan hệ hai nước trên các phương diện.

Quá trình xây dựng, củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam – Cuba không phải chỉ là những nỗ lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà nó còn là những cố gắng không ngừng của Đảng và Nhà nước Cuba.

Về phía Cuba, Đảng và Nhà nước Cuba đứng đầu là Thủ tướng Phi-đen Ca- xtơ-rô đã đề ra đường lối đối ngoại: “đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô và các nước XHCN anh em khác, đoàn kết với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đoàn kết với phong trào giải phóng dân tộc, phong trào Không liên kết, tích cực tham gia cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc…vì hòa bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”[120, tr. 86]. Trên cơ sở đường lối đối ngoại, Đảng và Nhà nước Cuba đã có nhiều hành động thiết thực nhằm xây dựng và phát triển quan hệ hai nước. Cuba đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và mối liên quan chặt chẽ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Cuba. Ủng hộ và bảo vệ cách mạng Việt Nam là bảo vệ chính mình. Chính vì vậy, một mặt Đảng và Chính phủ Cuba luôn nhấn mạnh sự hi sinh của cách mạng Việt Nam cho cách mạng Cuba. Mặt khác, bằng hành động thực tiễn, Cuba đã dành cho Việt Nam tình đoàn kết và sự ủng hộ cao nhất[100, tr. 93]. Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành, thiết thực đối với sự nghiệp kháng chiến của chúng ta về mọi mặt: chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn hóa…Đặc biệt là trên phương diện chính trị - ngoại giao. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước càng bước vào những giai đoạn ác liệt nhất, nhân dân rất cần Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân tiến bộ thế giới đặc biệt của các nước XHCN. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Để có được thành công đó, có sự góp sức đáng kể của Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba đã giúp đỡ Việt Nam, là cầu nối cách mạng Việt Nam với nhân dân và các lực lượng hòa bình thế giới.

Những nỗ lực, cố gắng của hai nước còn thể hiện rõ thông qua các cuộc gặp gỡ của lãnh đạo cấp cao, thống nhất nhận thức về những vấn đề của cách mạng hai nước và thế giới, những thỏa thuận hợp tác có lợi cho quan hệ hai nước. Đồng thời,

qua các cuộc gặp gỡ lãnh đạo hai nước đã ký kết những văn bản hợp tác, tăng cường sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Hơn thế, Cuba ủng hộ Việt Nam và đoàn kết với Việt Nam vì sự sống còn của sự nghiệp cách mạng hai nước. Thủ tướng Phi-đen Ca-xtơ-rô luôn nhấn mạnh “Việt Nam chiến đấu không chỉ cho mình, mà còn cho cả chúng ta”[43, tr. 4]. Cuộc đụng đầu lịch sử ở Việt Nam khiến cho đế quốc Mỹ không có nhiều thời gian để đối đầu gay gắt với nhiều cuộc cách mạng khác trên thế giới. Trong tờ báo New York Daily (tháng 8-1967) của Mỹ đã đề cập: “trong khi chúng ta còn đang vướng víu ở Việt Nam thì khó có thể đè bẹp được Ca-xtơ-rô”[78, tr. 85]

Sau khi ký Hiệp định Pari, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”. Sự kiện này đối với Cuba cũng là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình cách mạng của mình. Mỹ buộc phải cân nhắc trong những hành động quân sự chống phá cách mạng Cuba. Với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã chuốc lấy những thất bại đau đớn, lâm vào khủng hoảng toàn diện. Vì thế, Phong trào đấu tranh đòi cải thiện dân chủ phát triển mạnh ở khu vực Mỹ Latinh và nhiều nơi trên thế giới. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để Cuba củng cố và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội đặc biệt là địa vị trên trường quốc tế[100, tr. 73].

Tại buổi đón tiếp đoàn nước ta do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm Cuba tháng 3-1974, Thủ tướng Phi-đen đã nói: “Những người Việt Nam không chỉ chiến đấu cho riêng mình. Họ đã chiến đấu cho tất cả các dân tộc trên thế giới, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng của loài người, chiến đấu vì sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Những người đã hi sinh cho Việt Nam là hi sinh cho chúng ta…”[84, tr. 65]

Thắng lợi của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ trở thành những kinh nghiệm quý báu đặc biệt trên lĩnh vực quân sự. Vì vậy, trong giai đoạn 1960-1975, Cuba đã cử nhiều đoàn chuyên gia quân sự sang Việt Nam nghiên cứu và học tập kinh nghiệm chiến đấu.

Trong bối cảnh quan hệ quốc tế tồn tại những mâu thuẫn ý thức hệ, mâu thuẫn về lợi ích quốc gia dân tộc. Việc phát huy mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết chiến đấu giữa hai nước là nhân tố quan trọng chống lại các thế lực thù địch, đảm bảo vững chắc con đường XHCN ở mỗi nước cũng như thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm

vụ cách mạng từng nước. Cách mạng hai nước đã góp phần không nhỏ bổ trợ cho nhau “cách mạng Việt Nam càng giành được thắng lợi càng tạo hậu thuẫn cho quá trình cách mạng thế giới và Cuba. Ngược lại cách mạng Cuba càng vững vàng, Cuba càng có điều kiện ủng hộ một cách hiệu quả cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam”[100, tr. 130]. Như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong buổi chiêu đãi đoàn Đại biểu Đảng, Chính phủ Cuba sang thăm năm 1966, người nhấn mạnh: “Việt Nam luôn là những người anh em thân thiết của nhân dân Cuba anh em trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ hòa bình thế giới và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [103, tr. 3].

Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Cuba và Đảng Lao Động Việt Nam đã vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước, kiên trì đường lối cách mạng triệt để chống đế quốc, dương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sự tương đồng về mục tiêu và nhiệm vụ, những lợi ích chung và riêng, hai dân tộc đã xích lại gần nhau, đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ cho nhau trong sự nghiệp cách mạng của mỗi nước là phù với xu thế thời đại và lợi ích hai nước. Quan hệ Việt Nam với Cuba được tôi luyện trong bối cảnh của những biến cố to lớn trong nước cũng như quốc tế sẽ là thành quả to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã tạo dựng trong thời kỳ 1960-1975 trở thành nền tảng vững chắc và là động lực để phát triển hơn nữa quan hệ tốt đẹp của hai nước giai đoạn sau này.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, chủ trương xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết với Cuba là nhất quán trong chính sách đối ngoại Đảng Lao động Việt Nam. Nhờ đó, chúng ta đã tạo dựng một chỗ dựa vững chắc, tin cậy, một hậu phương quốc tế, một sự hậu thuẫn đáng tin cậy. Và ngược lại, Việt Nam cũng trở thành một người bạn, người đồng chí anh em của Đảng và nhân dân Cuba trong cuộc chiến chống kẻ thù chung và thực hiện mục tiêu xây dựng CNXH.

3.1.2. Đảng Lao động Việt Nam là người khởi xướng, lãnh đạo toàn diện quá trình xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam với Cuba. Chủ trương và sự chỉ đạo thúc đẩy quan hệ với Cuba giai đoạn 1965-1975 vừa có sự thống nhất căn bản, vừa có sự phát triển so với giai đoạn 1960-1965.

Đảng Lao động Việt Nam là người khởi xướng và lãnh đạo toàn diện quá trình thiết lập và phát triển quan hệ Việt Nam với Cuba (1960-1975). Từ 1954, đế

quốc Mỹ đã trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam. Cách mạng Việt Nam phải đương đầu với một thử thách cam go nhất mọi thời đại khi kẻ thù của mình có sức mạnh vượt trội, là siêu cường có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn nhất thế giới. Đảng Lao động Việt Nam đã lãnh đạo toàn diện sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, để phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng Lao động Việt Nam đã vận dụng quan điểm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Nhận thức đó trở thành kim chỉ nam để Đảng xây dựng đường lối, chủ trương đối ngoại phục vụ sự nghiệp cách mạng. Nhiệm vụ trung tâm là tăng cường vận động, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế, nhất là các nước XHCN anh em, hình thành mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1954-1975), Đảng luôn bám sát tình hình thực tiễn thế giới cũng như trong nước, đánh giá đúng đắn thời cơ và thách thức. Từ đó đưa ra chủ trương, chính sách phù hợp, đúng đắn để giải quyết mối quan hệ với các nước trên thế giới. Trong bối cảnh quan hệ quốc tế diễn tiến theo chiều hướng phức tạp: những mâu thuẫn, xung đột phe phái, dân tộc gia tăng; các quốc gia lớn vì lợi ích quốc gia của mình đã điều chỉnh chiến lược, xu hướng hòa hoãn giữa các nước lớn ngày càng rõ nét. Tiến hành cuộc đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc của mình, nhân dân Việt Nam cần phải mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường đoàn kết với các lực lượng yêu chuộng hòa bình, đặc biệt là các nước XHCN với trọng tâm là Liên Xô, Trung Quốc.

Đối với Cuba, xuất phát từ lý do đặc biệt, Việt Nam và Cuba cùng chung kẻ thù của nền độc lập dân tộc là đế quốc Mỹ, chung mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng. Vì thế, chủ trương nhất quán trong cả hai giai đoạn 1960-1965 và 1965-1975, của Đảng Lao Động Việt Nam là không ngừng củng cố, thúc đẩy và tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu với Cuba. Mặc dù có sự thống nhất, nhưng quan hệ hai nước phát triển theo chiều hướng đi lên, giai đoạn sau (1965-1975) phát triển hơn giai đoạn trước (1960-1965).

Tại Đại hội Đảng lần thứ III (9-1960), Đảng tiếp tục làm rõ và nhấn mạnh nhiệm vụ: “tiếp tục tăng cường sự đoàn kết nhất trí giữa nước ta và các nước trong phe XHCN do Liên Xô đứng đầu, củng cố tình hữu nghị không gì lay chuyển nổi

giữa nước ta và các nước anh em”[53, tr. 939]. Quan điểm này được Đảng chỉ đạo trong các hội nghị tiếp theo, tại Hội nghị BCT đặc biệt (7-1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ cách mạng Việt Nam: “Ra sức góp phần bảo vệ và tăng cường đoàn kết trong phe XHCN và phong trào cộng sản quốc tế”[ 57, tr. 106].

Những quan điểm, chủ trương xây dựng và phát triển tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu với cách mạng Cuba được Đảng và Nhà nước Việt Nam nỗ lực thực hiện trong suốt những năm 1960-1975. Đối với sự nghiệp cách mạng Cuba, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán trong chủ trương ủng hộ tuyệt đối lập trường chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam với CuBa (1960-1975) (Trang 105 - 161)