Nhóm các yếu tố tâm lý xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện chính trị hành chính khu vực i (Trang 96 - 98)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên

3.3.3. Nhóm các yếu tố tâm lý xã hội

Nhóm các yếu tố xã hội tác giả đề cập ở đây bao gồm: điều kiện làm việc; yếu tố vật chất như lương, thưởng, chế độ đãi ngộ và các hoạt động chung của đơn vị cũng như của toàn học viện.

- Thứ nhất: điều kiện làm việc

Trong học viện, các khoa phòng được bố trí cùng chung một nhà hiệu bộ A5, ở các khoa, mọi người có bàn riêng để làm việc, đầy đủ các trang thiết bị như điều hòa, quạt, máy tính, ti vi, internet… điều kiện ánh sáng, yên tĩnh để làm việc đều được đảm bảo. Các phòng học cũng được trang bị đầy đủ từ điều hòa, camera, máy chiếu, quạt… đảm bảo phục vụ tốt cho người dạy và người học. Các giảng viên đều công nhận rằng học viện là nơi có một môi trường làm việc tương đối thuận lợi và nó cũng góp phần tạo ra sự thỏa mãn của người giảng viên trong mối quan hệ với công việc.

- Thứ hai: Lương, thưởng, các chế độ hỗ trợ khó khăn

Lương, thưởng, các chế độ hỗ trợ khó khăn là một trong những yếu tố kích thích người lao động. Có đến 38.3% giảng viên đánh giá thu nhập là yếu tố “rất quan trọng” trong việc kích thích bản thân gắn bó và hăng say với công việc (câu

10, phụ lục I). Tuy nhiên có đến 40.8% giảng viên đánh giá là “ít hài lòng” đối với thu nhập của bản thân (câu 11b, phụ lục I). Một giảng viên với thâm niên công tác 7 năm cũng chỉ có tổng thu nhập là 4.5 triệu đồng/tháng. Với mức sống hiện nay thì mức thu nhập đó tuy không quá thấp nhưng buộc người lao động phải chi tiêu có kế hoạch cụ thể mới đảm bảo trang trải được cuộc sống, với đối tượng công chức từ tỉnh lẻ vẫn đang phải thuê nhà thì mức thu nhập đó là khó khăn. Trong hai năm trở lại đây, sau khi học viện được tự điều phối chi tiêu, lãnh đạo học viện đã đưa ra những chính sách, quy định mới củng cố ngân sách học viện, đảm bảo mọi người đều có thưởng vào các ngày lễ, tết. Bên cạnh đó, một số khoa bắt đầu tham gia vào đào tạo cao học (khoa Lịch sử Đảng, khoa Quản lý kinh tế, khoa Triết…) tạo ra nhiều hơn công ăn việc làm cho cán bộ giảng viên nói riêng và tăng thu nhập cho ngân quỹ học viện nói chung. Nhưng nhìn chung, thu nhập thấp đã tạo ra những khó khăn nhất định đối với đời sống người giảng viên cũng như tâm huyết giảng dạy của họ.

- Thứ ba: văn hóa, truyền thống của tập thể

Thể hiện ở ở niềm tin, giá trị, tập tục, truyền thống trong các quan hệ giữa các thành viên trong tập thể. Các giảng viên đều đánh giá cao vai trò của các hoạt động chung đối với sự tăng cường hiểu biết, đoàn kết, gắn bó của toàn cán bộ học viện nói chung và tập thể giảng viên nói riêng trong việc xây dựng bầu không khí tâm lý của học viện càng phát triển thuận lợi vì thế, khi tham gia phỏng vấn, trao đổi, giảng viên cũng bày tỏ nguyện vọng của mình đối với việc tăng cường các hoạt động chung của toàn học viện. Các ý kiến đóng góp trong phiếu trưng cầu ý kiến cũng đồng tình với quan điểm trên.

Mặc dù, có tới 30% giảng viên đánh giá ở mức độ “thường xuyên” đối với các hoạt động chung của tập thể (bảng 3.12, câu 18.1, phụ lục I) nhưng theo các giảng viên, hiện nay các mối quan hệ đồng nghiệp chủ yếu vẫn bị bó hẹp trong cùng một khoa và học viện không tổ chức được nhiều cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa các khoa phòng, có chăng chỉ vào hai dịp là gặp mặt đầu xuân và tổng kết năm học. Theo đánh giá của các lãnh đạo, có 46.2% lãnh đạo cho rằng khoa mình “thường xuyên” tổ chức các hoạt động thăm quan du lịch cả khoa hoặc cùng với cơ quan khi có thời

gian nhưng nói chung, vẫn chủ yếu là các thành viên trong tập thể đơn vị khoa tự tổ chức đi với nhau, hoặc không đi cùng một số khoa khác chơi thân. Điều đó làm hạn chế sự hiểu biết lẫn nhau giữa các khoa, phòng. Tuy phong trào Đoàn thanh niên diễn ra khá sôi nổi nhưng nó chỉ bó hẹp ở độ tuổi thanh niên, do đó, với các đối tượng giảng viên đã hết tuổi đoàn (đã trưởng thành) ngoài tham gia các hoạt động của khoa ra thì ít khi có hoạt động chung của toàn học viện để tham gia. Cũng do ngân sách học viện còn hạn hẹp nên việc cho cán bộ đi thăm quan, nghỉ mát hàng năm cũng chỉ bó hẹp theo chỉ tiêu đến từng đơn vị. Đó là hạn chế trong việc tăng cường sự giao lưu, hiểu biết giữa các khoa, phòng, gây ảnh hưởng không tốt đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện chính trị hành chính khu vực i (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)