CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Cách thức đánh giá bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện
viên học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
Trong nghiên cứu của mình, tác giả luận văn đánh giá BKKTL tập thể giảng viên qua việc tích hợp sự thỏa mãn của giảng viên về 3 mối quan hệ: mối quan hệ với người lãnh đạo, mối quan hệ với giảng viên và mối quan hệ với công việc. Cụ thể như sau:
* Sự thỏa mãn của giảng viên về người lãnh đạo (quan hệ theo chiều “dọc”) gồm:
+ Sự thỏa mãn về phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo
+ Sự thỏa mãn về phẩm chất đạo đức, năng lực, chức năng của người lãnh đạo
+ Sự thỏa mãn giao tiếp với người lãnh đạo
* Sự thỏa mãn của giảng viên với giảng viên (quan hệ theo chiều “ngang”) bao gồm:
+ Giao tiếp giữa các giảng viên trong tập thể
+ Tâm trạng của giảng viên khi làm việc, sinh hoạt cùng nhau + Sự đoàn kết giữa các giảng viên
* Sự thỏa mãn của giảng viên đối với công việc bao gồm:
+ Sự thỏa mãn khi được lãnh đạo phân công công việc, nhiệm vụ
+ Sự thỏa mãn của giảng viên đối với việc đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng + Sự thoả mãn của giảng viên đối với thu nhập (lương, thưởng, chế độ chính sách…)
+ Bầu không khí tâm lý rất tích cực khi cả 3 mối quan hệ là tích cực + Bầu không khí tâm lý khá tích cực khi 2 trong 3 mối quan hệ là tích cực + Bầu không khí tâm lý ít tích cực là 2 trong 3 mối quan hệ là không tích cực
+ Bầu không khí tâm lý rất không tích cực là khi cả 3 mối quan hệ đều không tích cực
Kết hợp với kết quả đánh giá bằng phương pháp F. Fiedler và kết quả xử lý phiếu điều tra, kết quả phỏng vấn sâu để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.